2.5.1. Công cụ thu thập
Hồ sơ bệnh án
Thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI)
Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) được phát triển vào năm 1989 là thang đo thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn cầu; đã được
lượng giá về độ tin cậy và tính hiệu lực trong nhiều nghiên cứu trên thế giới [19], [20], [21]. PSQI là một bảng câu hỏi ngắn gọn và đầy đủ để đánh giá chất lượng giấc ngủ, được thiết kế để người tham gia nghiên cứu có thể tự trả lời và nó sẽ đánh giá chất lượng giấc ngủ của đối tượng trong thời gian một tháng gần nhất [22]. Tính tin cậy của PSQI trong các nghiên cứu trên được đánh giá qua chỉ số Cronbach’s alpha dao động từ 0,76‐0,89 cho thấy tính nhất quán bên trong cao [23], [24]. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ sử dụng thang đo PSQI trên dân số Việt Nam. Phiên bản PSQI tiếng Việt hoàn chỉnh được thử nghiệm trên 10 bệnh nhân vào cho kết quả tin cậy lặp lại rất tốt, với 100% đối tượng có điểm đo lần 1 và lần 2 chênh lệch không quá 1 điểm sau mỗi tuần thực hiện lại thang đo PSQI. Qui trình chuyển dịch cho thấy khơng có bất đồng ngơn ngữ nghiêm trọng trong hai phiên bản thang đo Anh – Việt [25].
Nhà nghiên cứu phỏng vấn người bệnh 19 câu hỏi , được chia thành 7 lĩnh vực: thời gian ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mức độ khó ngủ, hiệu suất giấc ngủ, sử dụng thuốc ngủ, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày, tự đánh giá chất lượng giấc ngủ theo chủ quan của người bệnh. Mỗi mục được tính điểm từ 0 đến 3. Tổng điểm chung của các câu hỏi từ 0 đến 21.
+ Điểm tổng: từ 0 – 5: khơng có rối loạn giấc ngủ. + Điểm tổng > 5: có rối loạn giấc ngủ. Trong đó:
RLGN nhẹ (6-10 điểm)
RLGN trung bình (11-15 điểm) RLGN nặng (> 15 điểm)
- Cách tính thang đo PSQI (Phụ lục 3)
- Thang điểm BDI-II là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi để đánh giá trầm cảm [44]. Các nghiên cứu đã cho thấy thang đo này có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach alpha dao động từ 0,87 - 0,94. Thang BDI-II là một thang đánh giá gồm 21 câu hỏi nghiên cứu về các nhận thức, các triệu chứng hành vi, tình cảm và các thể của rối loạn trầm cảm. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi một số điểm phản ánh mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối tượng được đánh giá sẽ khoanh tròn vào số liên quan đến nhận định chính xác nhất cảm xúc của mình trong hai tuần qua. Chỉ số BDI-II chỉ đơn giản là cung cấp thông tin về mức độ triệu chứng trầm cảm.
- Cách tính thang đo Beck-II
Thang đo Beck-II gồm 21 câu tương ứng với 21 triệu chứng. Mỗi triệu chứng được đánh giá trên thang điểm 4 điểm từ 0 đến 3 và tổng số điểm có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 63
+ Tổng điểm < 14 điểm: không trầm cảm
+ Tổng điểm từ 14 đến 19 điểm: trầm cảm mức độ nhẹ + Tổng điểm từ 20 đến 29 điểm: trầm cảm mức độ vừa + Tổng điểm ≥ 30 điểm: trầm cảm mức độ nặng
Thang đo về sự hỗ trợ xã hội: The Multidimensional Scale off Perceived Social Support (MSPSS)
Thang đo MSPSS được phát triển bởi Zimet và cộng sự vào năm 1988, được sử dụng để đo lường nhận thức của người bệnh về sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác. Thang đo này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên người bệnh suy tim, ung thư, bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối…Trước đây, MSPSS đã được sử dụng để đo lường sự hỗ trợ của người bệnh chạy thận nhân tạo trong nhiều nghiên cứu [45]. Độ tin cậy của phiên bản tiếng Anh của MSPSS đã được kiểm tra bởi Zimet và cộng sự (1988), với hệ số Cronbach alpha là 0,88 [46]. Phiên bản tiếng Việt của MSPSS đã được sử dụng để đo lường sự hỗ trợ xã hội của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối với hệ số Cronchbach alpha là 0,80 [47]
Thang đo sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, xã hội bao gồm 12 câu hỏi với 3 nhóm về hỗ trợ xã hội của người thân (4 câu hỏi), gia đình (4 câu hỏi), và bạn bè (4 câu hỏi). Mỗi câu hỏi có 7 phương án trả lời từ 1 ”rất đồng ý” đến 7 “rất không đồng ý”. Tổng điểm chung của MSPSS là từ 12 đến 84. Điểm số cho mỗi phần hỗ trợ của người thân, gia đình, bạn bè là từ 4 đến 28. Điểm số cao hơn cho thấy hỗ trợ xã hội cao hơn.
Điểm trung bình cho mỗi nhóm người thân, gia đình, bạn bè - Từ 4 đến 11,9: hỗ trợ thấp
- Từ 12 dến 20: hỗ trợ vừa phải - Từ trên 20,1 đến 28: hỗ trợ cao
Điểm tổng chung cho thang đo sự hỗ trợ xã hội - Từ 12 đến 35,9: hỗ trợ thấp
- Từ 36 đến 60: hỗ trợ vừa phải - Từ trên 60,1 đến 84: hỗ trợ cao
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu
Bước 1: Tiến hành chọn người bệnh theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Bước 2: Thu thập các thông tin chung của người bệnh từ hồ sơ bệnh án, tiếp xúc và hỏi người bệnh để khai thác đầy đủ nhất thông tin về đặc điểm nhân sinh xã hội của người bệnh xét nghiệm cận lâm sàng.
Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp người bệnh để thu thập đầy đủ thông tin về RLGN theo thang điểm PSQI và một số yếu tố liên quan đến RLGN trên người bệnh mắc bệnh thận mạn chạy thận nhân tạo.
2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thu thập của 138 ĐTNC được bảo quản an tồn để tránh làm mất mát và giữ bí mật. Tất cả các số liệu thu thập sẽ được làm sạch, mã hóa và lưu trữ bởi người nghiên cứu chính. Số liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 với mức độ tin cậy 95%
Các thông tin chung của ĐTNC, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hỗ trợ xã hội theo từng nội dung và tổng thể được phân tích bằng phương pháp thống kê mơ tả và được trình bày dưới dạng tần suất, tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
Sử dụng test χ2, Fisher Exact test để so sánh tìm sự khác biệt giữa 2 biến định
tính. T-test, Mann – Whitney test để so sánh giá trị trung bình của biến định lượng.
Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến để xác định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ với chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân
Kết quả phân tích được trình bày dưới dạng bảng hoặc biểu đồ.
2.5.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Để đảm bảo đạo đức nghiên cứu, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây: - Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng để họ hiểu và quyết định tham gia nghiên cứu.
- Điều tra trên những đối tượng tự nguyện đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng.
- Các thông tin cá nhân được đảm bảo giữ bí mật.
- Các số liệu của nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng, khơng sử dụng cho các mục đích khác.
- Nghiên cứu này được đồng ý tiến hành sau khi được thông qua hội đồng Đề cương Thạc sỹ Điều dưỡng – Trường Đại học Y Hà Nội và sự ủng hộ tiến hành nghiên cứu của Bệnh viện đa khoa Hà Đông.