Dự báo trạng thái thanh khoản của Techcombank theo phương pháp thang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại trung tâm Truyền hình Cáp trực thuộc đài Truyền hình Việt Nam (Trang 35 - 38)

IV. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

2.Dự báo trạng thái thanh khoản của Techcombank theo phương pháp thang

hạn và các chiến lược đề xuất.

Rủi ro thanh khoản phát sinh trong quá trình Techcombank huy động vốn nói chung và trong quá trình quản lý các trạng thái tiền tệ của Techcombank. Rủi ro thanh khoản bao gồm rủi ro do việc không có khả năng huy động được tài sản theo các thời điểm đáo hạn và lãi suất phù hợp cũng như rủi ro do việc không có khả năng thanh lý được một tài sản với một giá cả hợp lý và trong một khoảng thời gian phù hợp.

Bảng dưới đây trình bày phân tích tài sản và công nợ tài chính của Techcombank theo các nhóm kỳ đáo hạn tương ứng tính theo thời hạn còn lại từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày phải thanh toán.

( Chi tiết xem file excel đính kèm)

Đơn vị : triệu đồng. Quá hạn dưới 3 tháng Quá hạn trên 3 tháng Đến 1 tháng Từ 1 tháng đến 3 tháng Từ 3 tháng đến 12 tháng Từ 1 năm

đến 5 năm Trên 5 năm Tổng cộng

Tài sản 1,230,406 1,398,388 48,803,655 21,205,668 37,654,169 26,608,599 13,391,789 150,292,674 Nợ phải trả - - 76,920,082 25,986,027 24,031,154 13,089,683 875,108 140,902, 054 Mức chênh lệch thanh khoản ròng. 1,230,406 1,398,388 (28,116,427) (4,780,359) 13,623,015 13,518,916 12,516,681 9,390,620

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank năm 2009 và 2010

Bảng trên cho thấy dự báo các dòng tiền vào và ra khỏi ngân hàng Techcombank theo các kì hạn đáo hạn khác nhau được tính từ thời điểm ngày 31/12/2010. Từ bảng trên cho ta thấy:

Về tổng quan, Techcombank dự báo sẽ thâm hụt thanh khoản trong ngắn hạn từ dưới 1 tháng cho đến 3 tháng. Ở các kì đáo hạn từ 3 tháng trở lên, Ngân hàng dự báo sẽ thặng dư thanh khoản với mức thặng dư tương đối ổn định. Hơn nữa, mức độ thâm hụt thanh khoản cũng giảm rất nhiều từ 28,116,427 triệu đồng ở kì đáo hạn dưới 1 tháng xuống 4,780,359 triệu đồng ở kì đáo hạn từ 1 tháng đến 3 tháng. Cho thấy, trạng thái thanh khoản của Techcombank sẽ được cải thiện đáng kể. Dựa vào các dự báo này, Techcombank cần đưa ra các biện pháp quản trị thanh khoản hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thì vừa đảm bảo tính sinh lợi cao nhất có thể.

Kì hạn đáo hạn 1 tháng:

Nhận xét

Mức độ chênh lệch thanh khoản ròng < 0, Techcombank gặp phải thâm hụt thanh khoản, một khối lượng cầu thanh khoản là 28,116,427 triệu đồng chưa có cung thanh khoản đáp ứng.

Trong cầu thanh khoản cho kì hạn này, chủ yếu là từ khoản tiền gửi đến hạn trả của khách hàng, chiếm tỷ trọng 65,66 % cầu thanh khoản, và giá trị này còn vượt tổng cung thanh khoản dự báo. Đây là khoản mục rất quan trọng, luôn phải đáp ứng một cách hoàn hảo nhất để đảm bảo uy tín, hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, đây là khoảng thời gian ngay trước Tết âm lịch, nhu cầu rút tiền của người dân tăng cao nên cầu thanh khoản tăng là do chủ yếu do yếu tố mùa vụ.

Trong cung thanh khoản, khoản Tiền, vàng gửi và cho vay tại các TCTD khác đến hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, 63.65% so với tổng cung thanh khoản. Ta cũng thấy khoản mục chứng khoán đến hạn ở kì hạn này là nhỏ mà chỉ tập trung ở kì hạn 3 tháng trở lên.

Các chiến lược : Chủ yếu tập trung làm tăng cung và giảm cầu thanh khoản.

- NH đi vay trên thị trường liên ngân hàng để bổ sung nguồn thiếu hụt. Tuy nhiên đây là giai đoạn căng thẳng chung của các ngân hàng nên lãi suất sẽ cao, làm giảm lợi nhuận. - NH tăng nắm giữ các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi tại các TCTD, CK ngắn hạn như ở kì hạn dưới 1 tháng với chứng khoán đầu tư…

- Tăng cường các biện pháp huy động thêm tiền gửi mới, tốt nhất là trên 3 tháng để không gây áp lực thanh khoản khi đáo hạn.

- NH chú ý giảm đầu tư vào các tài sản cố định chưa thật sự cần thiết vào giai đoạn này. - Tiết kiệm chi phí là một biện pháp mang tính lâu dài.

Kì đáo hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Nhận xét

Ở kì hạn này, trạng thái thanh khoản ròng < 0, Techcombank thâm hụt thanh khoản. Tuy nhiên đã có dự báo tích cực khi trạng thái thâm hụt giảm 23,336,068 triệu đồng, tương đương 83%. Trạng thái thanh khoản được cải thiện, áp lực thanh khoản giảm xuống. Cung thanh khoản và cầu thanh khoản đều giảm mạnh, cho thấy tài sản và nợ ở kì hạn đáo hạn này của NH có tỷ trọng thấp. Về cung thanh khoản dự kiến cho kì đáo hạn từ 1 tháng đến 3 tháng, Tiền gửi và cho vay ở TCTD giảm xuống đáng kế, như vậy NH chủ yếu duy trì khoản mục này ở kì hạn ngắn, có tính thanh khoản cao nhất.

Về cầu thanh khoản, tiền gửi đến hạn của khách hàng vẫn là lớn nhất, tuy nhiên đã giảm so với kì đáo hạn dưới 1 tháng. Điều này là có thể do cuối năm 2010, áp lực lạm phát tăng cao, người dân lo sợ đồng tiền mất giá nên chỉ gửi kì hạn ngắn, vừa kì vọng lãi suất tiếp tục tăng, vừa tăng tính thanh khoản cho khoản tiền đầu tư của mình. Do đó cấu trúc kì hạn của tiền gửi đến hạn của khách hàng tập trung ở kì hạn dưới một tháng.

Chiến lược:

Với những dự báo như vậy, cùng với những biến động chung của nền kinh tế, Techcombank có thể áp dụng các biện pháp sau đảm bảo cung thanh khoản.

- Chủ động duy trì các khoản giấy tờ có giá có thanh khoản cao, các khoản ngân quỹ ( vì lượng thiếu hụt là tương đối nhỏ so với tổng tài sản)

- Phát hành giấy tờ có giá bổ sung nguồn cung có thể là các kì hạn từ 3 tháng trở lên. Vì ở các kì hạn này, theo dự báo trạng thái thanh khoản sẽ thặng dư nên không gây áp lực thâm hụt thanh khoản khi đáo hạn.

- Có thể đi vay trên thị trường liên ngân hàng.

- Tăng cường các biện pháp huy động tiền gửi mới như khuyến mãi: quay số trúng thưởng, tặng quà.

Kì hạn trên 3 tháng đến 12 tháng:

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Techcombank dự báo sẽ thặng dư thanh khoản ở mức 13,623,015 triệu đồng, do Cho vay khách hàng đến hạn trong thời kì này tăng làm tăng cung, trong khi khoản mục chủ yếu của cầu thanh khoản là tiền gửi đến hạn của khách hàng lại giảm mạnh.Tuy nhiên cũng cần chú ý là căng thẳng trên thị trường tiền tệ đã bắt đầu từ cuối năm 2010, các thông điệp được phát đi từ NHNN đã cho thấy chính sách tiền tệ năm 2011 sẽ theo hướng thặt chặt. Do đó, dù dự báo là trạng thái thặng dư thanh khoản trong kì hạn từ 3 tháng tới 12 tháng, Techcombank cũng cần chú ý để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý đồng thời có những biện pháp chủ động đáp ứng thanh khoản kịp thời.

Chiến lược : Tập trung vào đầu tư sinh lời tài sản mà vẫn đảm bảo tính thanh

khoản ở mức độ nhất định.

- Đầu tư vào các loại chứng khoán kì hạn ngắn như tín phiếu, trái phiếu chính phủ, của các TCTD khác.

- Cho vay trên thị trường liên ngân hàng khi có trạng thái thặng dư thật sự hoặc kí các hợp đồng kì hạn.

- Đầu tư vào các công cụ phái sinh kì hạn từ 3 tháng trở lên.

Kì hạn từ 1 năm trở lên

Theo dự báo, ở kì đáo hạn trên 1 năm trở lên thì tình hình thanh khoản của NH sẽ được thặng dư. Cho thấy khả năng thanh khoản dài hạn của Techcombank tốt. Tuy nhiên vì đây là kì hạn dài nên rất khó dự báo chính xác, do có thể có tình trạng đáo hạn trước hạn. Techcombank vẫn cần chú ý, chủ động trong quản trị để đảm bảo tốt nhất khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại trung tâm Truyền hình Cáp trực thuộc đài Truyền hình Việt Nam (Trang 35 - 38)