Chương 2 CÁC CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
3.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC SỬ DỤNG
3.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với việc khai thác sử dụng năng lượng và trong
trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp
3.3.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với việc khai thác và sử dụng năng lượng
Biến đổi khí hậu có tác động tiêu cực đến tài nguyên năng lượng tái tạo; gây gia tăng cường độ lũ, cả đỉnh lũ và trong một số trường hợp cực đoan, các nhà máy thủy điện buộc phải xả lũ và nước ở các sông sẽ ở mức báo động rất cao.
Nhân tai gây nên do thủy điện không chỉ tàn phá môi trường, phá hoại sản xuất mà cịn uy hiếp tính mạng người dân. Nhà máy thủy điện A Vương xả lũ trong bão nhấn chìm hàng chục ngàn nhà dân các vùng Đại Lộc, Hội An, gây thiệt hại trên 800 tỷ đồng. Nhiều vụ xả lũ ở các đập thủy điện khác không chỉ gây thiệt hại kinh tế lớn hơn mà còn cả sinh mạng người dân.
Cuối tháng 9/2013 đã xảy ra một loạt vụ thủy điện xả nước trùng với thời gian lũ do mưa bão. Ngày 30/09, hồ thủy lợi Vực Mẫu (Nghệ An) xả nước khiến 2 người chết, 1 người mất tích ; trong khoảng từ ngày 01/10 đến 04/10, các thủy điện Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, A Vương và một số thủy điện khác trong tỉnh Quảng Nam đồng loạt xả nước, gây ngập lụt đến hai mét trên cả một vùng rộng lớn, ít nhất 3 người chết ; cũng ngày 04/10, 1 người chết tại tỉnh Phú Yên, trong thời gian thủy điện Sông Ba xả nước; tại Hà Tĩnh cùng ngày, thủy điện Hố Hô xả lũ khiến 2 người chết và 1 người mất tích...
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lũ bão tỉnh Thừa Thiên- Huế, đến 8 giờ sáng ngày 8/11/2013, thủy điện Hương Điền (thị xã Hương Trà) vẫn đang xả lũ với mức nước 1.889m3/s, cộng với lượng nước do các hồ thủy điện đã xả trong ngày trước đó đã khiến nhiều xã thấp trũng trên địa bàn tỉnh bị chìm ngập nặng. Các xã như Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Thái (huyện Quảng Điền); Hương Phong (thị xã Hương Trà) ngập nặng từ 0,5 đến 1m, nhiều tuyến đường bị chia cắt hoàn toàn. Nước lũ lên bất ngờ khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, gặp nhiều khó khăn.
Biến đổi khí hậu gây hạn hán làm giảm thời gian phát điện và hiệu suất điện năng trong trường hợp hạn hán khốc liệt. Sa sút về tiềm năng điện gió, có khả năng làm giảm tiềm năng của những nguồn năng lượng khác trong tương lai.
Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cơng nghiệp khai thác nguyên liệu: gây nhiều khó khăn cho hệ thống khai thác nguồn than antraxit ở bể than. Tăng khả năng hao hụt, tổn thất sản lượng than do tần suất, cường độ mưa bão và lũ lụt gia tăng. Tăng thêm chi phí sản xuất, chi phí xây dựng vận hành, duy tu các dàn khoan, các phương tiện. Nhiều hải cảng, bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho thiết kế theo mức nước cuối thế kỷ XX sẽ phải cải tạo lại, thậm chí phải di dời, các cơng trình xây dựng mới tốn kém hơn về chi phí xây lắp cũng như chi phí vận hành.
Biến đổi khí hậu cũng góp phần tàn phá cảnh quan các mỏ khống sản, gây khó khăn cho cơng tác điều tra, đánh giá, thăm dị và khai thác khống sản. Nguy hại hơn, nó cịn làm phát tán các kim loại độc hại từ chất thải mỏ, gây ô nhiễm môi trường.
Thực tế thời gian qua đã có khơng ít điểm mỏ quan trọng bị thiên nhiên tàn phá, vùi lấp. Biến đổi khí hậu làm mưa lũ gia tăng vào mùa mưa gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất khai thác, quá trình vận chuyển tại các mỏ khai thác khoáng sản làm thiệt hại lớn về người và của đối với các doanh nghiệp. Điển hình như năm 2007, mưa lũ lớn đã làm tràn đất thải tại Khe Dè của Công ty Than Cọc Sáu. Một lượng đất thải lớn đã bị tràn ra và theo suối chảy ra Cửa Ông, gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, trên đường di chuyển, lượng đất đá này đã tràn vào một số hộ dân, phá hoại nhà cửa và hoa màu. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 18 tỷ đồng. Ngày 12/11/2010, tại phân xưởng Đào lò 2 (thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh)
do Công ty Than Dương Huy (thuộc Vinacomin) đang khai thác xảy ra một vụ bục nước lị khiến ba cơng nhân tử nạn và một người bị thương.
Ngành dầu khí cũng là nạn nhân chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Các nhà máy lọc dầu, khí gas, các bể chứa và tuyến đường ống dẫn ở các vùng thấp ven biển đang chịu những rủi ro ngày càng tăng về mức độ hư hỏng, gãy vỡ và chi phí bảo trì cao hơn. Sự xâm nhập mặn có thể làm ăn mịn vật tư thiết bị sử dụng trong sản xuất và phân phối năng lượng. Các đợt nắng nóng tăng lên, các đợt lạnh trái mùa, lũ lụt bất thường có thể bị phá vỡ cấu trúc hạ tầng năng lượng.
Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cung ứng và nhu cầu năng lượng: gây khó khăn hơn cho hệ thống vận chuyển dầu và khí từ dàn khoan trên biển đến các nhà máy hóa – lọc dầu, làm trội thêm chi phí thơng gió và làm mát hầm lị khai thác than và làm giảm hiệu suất của các nhà máy điện.
Nhiệt độ tăng làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng cho sinh hoạt và chi phí làm mát trong các ngành cơng nghiệp, giao thông, thương mại cũng gia tăng đáng kể. Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng đầu vào của các hồ thủy điện.
Nước biển dâng ảnh hưởng đến hoạt động của các dàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiện… Tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến giao thông nằm sát biển và trên biển cũng bị ảnh hưởng. Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải gia tăng năng lượng tiêu hao cho các trạm bơm tiêu nước các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dịng chảy các sơng lớn có cơng trình thủy điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động giao thông bao gồm thiết bị, động cơ và phương tiện, tăng chi phí điều hịa, tăng chi phí sử dụng năng lượng của các phương tiện giao thông. Mặt khác, nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng động cơ, trong đó có các u cầu làm mát hầm lị khai thác, thơng gió trong các phương tiện giao thơng…
3.3.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nơng lâm nghiệp
* Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nơng nghiệp
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó nơng nghiệp là lĩnh vực chịu tác động lớn. Cụ thể, tổng sản lượng sản xuất từ trồng trọt có thể giảm 1-5%, năng suất cây trồng chính có thể giảm đến 10%, trường hợp thời tiết cực đoan có thể mất mùa hồn tồn; có tới 80-90% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão và nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc phải hứng chịu các thiên tai khách quan như mưa đá, hạn hán, lũ lụt...
Theo Phó Tổng cục trưởng Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh, có tới 80 đến 90% số dân nước ta chịu ảnh hưởng của bão. Mới đây, vụ sạt lở đất ở thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa (Lào Cai) làm 14 người chết và mất tích, 11 người bị thương và tám người chết do sạt lở núi ở ba xã Tân Lập, Tuân Ðạo, Q Hịa, huyện Lạc Sơn (Hịa Bình).
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Phòng chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, trong ba ngày mưa đá lớn kèm theo lốc xoáy mạnh xảy ra (từ 27 đến 29-3/2013) trên địa bàn 39 xã, thuộc các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Sa Pa và Bảo Yên đã làm 37 người người bị thương. Thiệt hại về hoa màu và tài sản là trên 271 tỷ đồng.
Một cơn lốc bất ngờ xảy ra vào rạng sáng 1/5/2013 đã làm thiệt hại lớn đến tài sản, hoa màu của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thống kê ban đầu, có hơn 2.000 ngơi nhà bị tốc mái, gần 90 ngôi nhà bị sập đổ. Thiệt hại nặng nhất là hai huyện: Bảo Yên có 39 nhà
và Văn Bàn có 26 nhà bị sập đổ hồn tồn. Cịn ở thành phố Lào Cai, theo thống kê sơ bộ có hơn 5.000 viên ngói các loại bị cơn lốc thổi bay, 16 cột điện hạ thế bị đổ, 19 trường học, nhà văn hóa bị tốc mái. Hơn 30ha hoa màu của người dân cũng bị cơn lốc phá hủy. Ước tính, tổng thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.
Biến đổi khí hậu cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nơng nghiệp: mất diện tích do nước biển dâng, xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa.; bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác nhau của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa…
Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 1,77 triệu ha đất bị nhiễm mặn... hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu là gây hạn trên phạm vi ngày càng rộng hơn, nhất là vụ lúa đông xuân bởi không thể lấy nước nhiễm mặn ở kênh rạch để tưới. Nước mặn tràn lên sẽ làm chết hàng loạt cây cối trên những cánh đồng rộng lớn. Ngay cả khi độ mặn thấp hơn 1% cũng làm giảm năng suất cây trồng và thủy sản nước ngọt. Ngồi ra, sự xâm nhập mặn cịn gây ra vấn nạn thiếu nước sạch sinh hoạt ở các vùng dân cư.
Khơ hạn kéo dài, mưa ít thì xâm nhập mặn càng sâu hơn. Chẳng hạn, vào năm 2005, trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên mức độ xâm nhập mặn đã tiến sâu vào tới 60 - 80 km; tuyến sông Hậu 60 - 70km. Ở các sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông xâm nhập sâu tới 120 - 140km gây thiệt hại rất lớn. Tỉnh Long An, thiệt hại 16 tỷ đồng; hơn 14.000ha mía giảm năng suất từ 5 - 10%; hơn 1.000ha lúa ở huyện Đức Hòa đã chết trắng, do bị nhiễm mặn. Tỉnh Sóc Trăng thiệt hại 46 tỷ đồng. Tỉnh Hậu Giang 9.000 ha bị xâm nhập mặn, thiệt hại 11,4 tỷ đồng...
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng carbon dioxide (CO2), và tần số, cường độ của thời tiết khắc cực đoan có thể có tác động đáng kể đến năng suất cây trồng, trong trường hợp thời tiết xấu có thể gây mất mùa hồn tồn:
- Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng phát triển nhanh hơn, nhưng nhiệt độ ấm hơn cũng có thể làm giảm sản lượng. Cây trồng có xu hướng phát triển nhanh hơn trong điều kiện ấm hơn. Tuy nhiên, đối với một số cây trồng (như ngũ cốc), tăng trưởng nhanh làm giảm thời gian mà các hạt có để phát triển và trưởng thành. Điều này có thể làm giảm sản lượng (tức là, số lượng cây trồng được sản xuất từ một lượng đất nhất định).
- Đối với bất kỳ loại cây trồng, ảnh hưởng của tăng nhiệt độ sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng và sinh sản của cây trồng. Trong một số khu vực, sự nóng lên có thể có lợi cho các loại cây thường được trồng ở đó. Tuy nhiên, nếu sự nóng lên vượt quá nhiệt độ tối ưu của cây trồng, năng suất có thể giảm.
- Nhiệt độ cực cao và lượng mưa tăng lên có thể ngăn chặn các loại cây trồng phát triển. Thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán có thể gây hại cho cây trồng, giảm sản lượng. Ví dụ, trong năm 2008, sơng Mississippi tràn ngập trước giai đoạn thu hoạch của nhiều loại cây trồng, gây thiệt hại ước tính khoảng 8 tỷ USD cho nơng dân.
- Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh dưới nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. Hiện nay, nông dân đã tốn hơn 11 tỷ USD mỗi năm để đối phó với cỏ dại tại Hoa Kỳ. Sự biến động của cỏ dại và sâu bệnh có khả năng mở rộng về phía bắc. Điều này sẽ gây ra những vấn đề mới cho cây trồng của người nông dân mà trước đây các loại này chưa phơi nhiễm. Hơn nữa, tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
- Trong khoảng 3 năm trở lại đây, dịch rầy nâu và vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm đáng kể sản lượng lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, trong năm 2010, tại đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra dịch sâu cuốn lá nhỏ gây thiệt hại
khoảng 400.000 ha lúa, khiến năng suất lúa giảm từ 30-70%. Mặt khác, suy thối mơi trường nước cùng sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu đã dẫn đến bùng phát nhiều dịch bệnh thủy sản nguy hiểm. Và thực tế đã chứng minh như đợt dịch bệnh đốm trắng các năm 2000-2001 trên tôm ở đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh tôm hùm ở miền trung các năm 2009 -2010, năm 2011 - 2012 xuất hiện hội chứng gan tụy trên tôm nuôi nước lợ khắp cả nước, nhất là vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nơng nghiệp với cơ cấu khí hậu: sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đơng, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đồn cây, con trên các vùng sinh thái; làm chậm đi q trình phát triển nền nơng nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định, biến đổi khí hậu làm mất đi một số đặc điểm quan của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc.
Khơng chỉ tác động đến trồng trọt, biến đổi khí hậu cịn gây ảnh hưởng đến ngành chăn ni:
- Sóng nhiệt, được dự kiến sẽ tăng dưới sự biến đổi khí hậu, có thể đe dọa trực tiếp chăn ni. Ứng suất nhiệt ảnh hưởng đến các lồi động vật cả trực tiếp và gián tiếp. Theo thời gian, ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm sản xuất sữa.
- Hạn hán có thể đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Hạn hán làm giảm lượng thức ăn cho gia súc chất lượng có sẵn để chăn thả gia súc. Một số khu vực có thể hạn hán khốc liệt hơn, do nhiệt độ mùa hè cao hơn và lượng mưa giảm. Đối với động vật mà sống dựa vào lương thực thì những thay đổi trong sản xuất cây trồng do hạn hán cũng có thể trở thành một vấn đề.
- Biến đổi khí hậu có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đơng ấm hơn có thể cho phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh để tồn tại một cách dễ dàng hơn. Trong khu vực có lượng mưa tăng, độ ẩm - tác nhân gây bệnh phụ thuộc có thể phát triển mạnh.
- Tăng lượng khí carbon dioxide (CO2) có thể làm tăng năng suất đồng cỏ, nhưng cũng có thể làm giảm chất lượng của chúng. Sự gia tăng CO2 trong khí quyển có thể tăng năng suất của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng của một số thức ăn được tìm thấy trong đồng cỏ giảm với lượng CO2 tăng lên cao hơn. Kết quả là, gia súc sẽ cần phải ăn nhiều hơn để có được dinh dưỡng.
Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho cơng tác thủy lợi: khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước ở các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sơng