Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội (Trang 32 - 34)

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

2.1.3.1Tình hình huy động vốn

a) chức năng: thực hiện công tác triển khai ứng dụng về công nghệ thông tin phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh.

2.1.3.1Tình hình huy động vốn

Chi nhánh Hoàng Mai với lợi thế hoạt động trong khu vực có nhiều ngành kinh tế, khu công nghiệp, dân cư đông đúc, thêm vào đó là mạng lưới phòn giao dịch được phân bố rộng khắp, trình độ cán bộ với bề dày kinh nghiệm qua các năm, Chi

nhánh đã huy động được một lượng vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 1: tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNN Hoàng Mai

Đơn vị : Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

Tiền gửi dân cư 245,711 19,12 374 24,48 421 31,13

Tiền gửi của các

TCKT, TCXH 989,628 76,99 954 62,43 931 68,87

Tiền vay các tổ

chức tín dụng 50 3,9 200 13,09 0 0

Tổng hợp 1.285,339 1.528 1.352

Qua biểu 1 ta thấy năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt được 1,528 tỷ đồng tăng 243 tỷ so với năm 2007, tương ứng tăng 18,91 %. Năm 2009 tổng vốn huy động là 1.451 tỷ đồng , tăng 327 tỷ , tỷ lệ tăng 20,09 % so với năm 2008. Cao nhất là năm 2007 với tổng nguồn vốn là 1285, 339 tỷ đồng, tăng 368 tỷ so với năm 2006 – tăng tương ứng 40,18 %.

Nguồn vốn huy động từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động hàng năm ở Chi nhánh là do nguồn vốn huy động từ các hình thức khác nhau đã đủ phục vụ nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng. Nhìn vào bảng 1 ta cũng có thể thấy rằng tiền gửi dân cư biến động tăng dần từ năm 2007 đến năm 2009 với tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động năm đó lần lượt là 19,12%, 24,48% và 31,13%. Như vậy ta có thể thấy Chi nhánh đã hấp dẫn ngày càng nhiều lượng tiền gửi từ dân cư.

Lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội biến đồi tăng lên rồi giảm xuống cao nhất là năm 2007 khi nền kinh tế đang ở độ nóng với 76,99 % về tỷ trọng, thấp nhất là năm 2008 chiếm 62,43% về tỷ trọng. Nó cho ta thấy rõ mức độ dao động về tài chính của khối doanh nghiệp khi có rủi ro xảy ra.

Biểu 2: tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm phân theo kỳ hạn.

Đơn vị : tỷ đồng

Năm TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn

< 12 tháng

TG có kỳ hạn > 12 tháng

Năm 2007 162 576 546

Năm 2008 190 233 1.105

Năm 2009 167 176 1.105

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn vào chi nhánh tăng nhanh chóng theo từng năm. Năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn là 576 tỷ đồng chiếm 12,43% tổng nguôn vốn. tăng 416 tỷ đồng so với năm 2007. Một con số cho ta thấy chi nhánh đã thu hút mạnh mẽ lượng tiền gửi không kỳ hạn tại khu vực này. Đến năm 2009, lượng tiền này chỉ giảm một chút xuống còn 546 tỷ.

Từ đây ta có thể nhận xét chung là nguồn vốn huy động từ khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư tăng đều hàng năm, hơn nữa các khoản tiền gửi chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp.Từ đây có thể giúp Chi nhánh giảm bớt chi phí, tăng thêm lợi nhuận cũng như tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội (Trang 32 - 34)