Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (Trang 25 - 30)

quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

* Hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng

BLDS năm 2015 cần có hướng dẫn cụ thể hơn về nội hàm “thông tin ảnh hưởng”. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm xây dựng pháp luật của Pháp tại

Điều 112-1 đoạn 3 BLDS Pháp năm 2016, như sau: thơng tin có tầm quan trọng mang

tính qút định là những thơng tin có mối liên hệ trực tiếp và cần thiết tới nội dung hợp đồng hoặc với tư cách của các bên, Tịa án có trách nhiệm giải thích mối liên hệ trực tiếp và cần thiết này.

* Hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng

Nhận thấy, các quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin giai đoạn tiền hợp đồng cần được hoàn thiện theo hướng sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin giai đoạn

tiền hợp đồng để đảm bảo sự thống nhất giữa quy định chung trong BLDS và các quy định chuyên ngành. Thứ hai, cần xác định cụ thể hơn về giới hạn bảo mật thông tin, đặc biệt là trong các hợp đồng chuyên ngành.

* Hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ trong đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Thứ nhất, BLDS cần hướng dẫn theo hướng “thể hiện rõ ý định giao kết là thể hiện rõ mong muốn giao kết thông qua việc cung cấp rõ những điều khoản cơ bản của hợp đồng mà thiếu nó thì hợp đồng khơng thể giao kết được”.

Thứ hai, Điều 386 quy định hai loại chủ thể được đề nghị gồm: chủ thể được

xác định cụ thể hoặc là công chúng. Nên chăng, BLDS năm 2015 quy định theo hướng bên đề nghị không được phép ấn định thời hạn trả lời với đề nghị gửi tới công chúng? Quy định như vậy sẽ giúp các quan hệ dân sự, thương mại diễn ra một cách linh hoạt hơn, đồng thời cũng hạn chế những tranh chấp phát sinh.

Thứ ba, việc hướng dẫn cụ thể về thuật ngữ "thời hạn hợp lý", có thể thấy Bộ

nguyên tắc của châu Âu về Luật Hợp đồng cũng khơng giải thích thế nào là thời gian hợp lý nhưng có biện giải tiêu chuẩn hợp lý: Các bên ln phải hành động hợp lý theo

quan điểm về tính chất đặc biệt của giao dịch của họ và các trường hợp liên quan, đặc biệt là lợi ích kinh tế và kỳ vọng của các bên (PECL, I.2.1). Tại Điều 41 Tuyển tập về

Luật Hợp đồng Hoa Kỳ quy định cụ thể hơn : Thời gian hợp lý là một câu hỏi thực tế

dựa trên hoàn cảnh tồn tại khi đề nghị và chấp nhận đề nghị được thực hiện. Bộ luật

Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC, §2-205) đưa ra khuyến nghị người chào hàng tính mốc thời gian hợp lý là 03 tháng. Như vậy, trên cơ sở pháp luật quốc tế có thể gợi mở hướng xây dựng pháp luật Việt Nam về thời hạn hợp lý được xác định tối đa là 03 tháng, điều này sẽ giúp cho pháp luật Việt Nam xích lại gần hơn với pháp luật quốc tế.

* Hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng - Đối với hậu quả pháp lý là bồi thường thiệt hại

Thứ nhất, với tư cách là loại nghĩa vụ do luật định, khi xem xét trách nhiệm do

vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và bảo mật thông tin hay bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời gian chờ bên được đề nghị trả lời, thì đây là loại trách nhiệm ngồi hợp đồng, do đó, sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thứ hai, nếu hành vi vi phạm nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng dẫn đến

một bên mất đi các lợi ích đáng ra có thể có được nếu như khơng có sự vi phạm. Chúng ta có quy định cho phép bồi thường khoản lợi đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện bình thường? Cụ thể, theo khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại, “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi

phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”. Tuy nhiên, đối với giai đoạn tiền hợp

đồng, hiện nay chúng ta lại khơng có quy định tương tự. Nên chăng, trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng nên có quy định tương tự.

Thứ ba, trong nghĩa vụ bảo mật thông tin tiền hợp đồng, nếu bên nhận được

thứ ba thì có thể thu được những khoản lợi. Xu hướng chung hiện nay là quy định nghĩa vụ hồn trả của bên có hành vi vi phạm. Trong phần quy định chung về nghĩa vụ bảo mật thông tin giai đoạn tiền hợp đồng, chúng ta nên bổ sung thêm quy định: “Bên

bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả lại những khoản lợi ích thu được từ việc vi phạm đó”.

- Đối với hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu

Thông tin tiền hợp đồng liên quan đến quyết định xác lập hợp đồng nên việc vi phạm nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng được coi là một sai phạm và chế tài cho việc vi phạm này có thể là vơ hiệu hợp đồng. Để gần gũi hơn với pháp luật các nước, BLDS năm 2015 cần quy định rõ hơn theo hướng không chỉ hành hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng mà cả hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng có thể bị tun vơ hiệu nếu hành vi vi phạm yếu tố tự nguyện trong xác lập giao dịch dân sự.

- Đối với hậu quả pháp lý là chấm dứt hợp đồng

Mặc dù đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là chế tài trong hợp đồng, tuy nhiên từ văn bản chuyên ngành là Luật Kinh doanh bảo hiểm cho thấy hậu quả pháp lý này cịn có thể phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng khi xét trong mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Rõ ràng, nếu một bên biết được thơng tin bị vi phạm đó trước khi giao kết hợp đồng thì có thể hợp đồng đã khơng được hình thành. Như vậy, với vai trị là văn bản pháp luật chung điều chỉnh các vấn đề về hợp đồng, BLDS năm 2015 cần có quy định cụ thể hơn để thống nhất với Luật chuyên ngành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ tiền hợp đồng cho thấy nhiều sai phạm trong các vụ việc dân sự và một số lĩnh vực chuyên ngành. Đặc biệt, lĩnh vực ngân hàng có xu hướng gia tăng vi phạm về bảo mật thơng tin tiền hợp đồng, các thông tin khách hàng ngày càng có nguy cơ cao được/bị tiết lộ cho bên thứ ba. Hay trong lĩnh vực bảo hiểm, các vi phạm về nghĩa vụ cung cấp thông tin cũng tăng nhanh các vụ việc. Gần đây nhất là vụ việc của một khách hàng vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tham gia 19 hợp đồng bảo hiểm sau khi nghi ngờ K tuyến giáp. Và lẽ tất nhiên, khi có hành vi trái pháp luật tiền hợp đồng như vậy, các chủ thể phải gánh chịu sự bất lợi do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng: bồi thường thiệt hại, hợp đồng vơ hiệu, huỷ bỏ hợp đồng… Thực tế đó càng chứng minh ảnh hưởng quan trọng của nghĩa vụ tiền hợp đồng đến giao kết và thực hiện hợp đồng về sau. Vì vậy, pháp luật cần chỉ rõ các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng, xác lập cơ chế bảo đảm cụ thể khi có vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng là một chủ đề không mới nhưng lần đầu tiên được tiếp cận một cách toàn diện trong phạm vi luận án tiến sĩ tại Việt Nam. Luận án đã tổng quan các cơng trình có liên quan đến đề tài và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: thế nào là nghĩa vụ tiền hợp đồng, các loại nghĩa vụ tiền hợp đồng, khi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự gì… Đồng thời, các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nghĩa vụ tiền hợp đồng cũng được làm rõ (khái niệm tiền hợp đồng, nguyên tắc pháp luật dân sự chi phối giai đoạn tiền hợp đồng, khái niệm nghĩa vụ tiền hợp đồng, các nghĩa vụ tiền hợp đồng cụ thể, hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng… ) để xây dựng khung lý thuyết về chủ đề luận án. Thêm vào đó, trên cơ sở đánh giá các quy định của pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Từ đó rút ra những bất cập của pháp luật dẫn đến khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện trên thực tế của những nhóm chủ thể này để đưa ra những định hướng và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

PREAMBLE

1. The significance of the topic

A contract is a legal document that expresses the parties' agreement to create, modify, and terminate legal rights and duties in order to accomplish particular purposes. When contracts become increasingly complicated and disputes develop during the contract negotiation stage (sometimes referred to as the pre-contract stage), the principle of honesty and goodwill is established not only during the performance of the contract, but also during the negotiation period. However, the acceptance of this principle as well as the pre-contractual stage and legal consequences due to breach of pre-contractual responsibilities has not been consistent throughout legal systems.

In the Common Law system, the parties to a contract are not required to follow the principle of honesty and goodwill towards the other party during the contract negotiating stage. Pre-contractual responsibilities is a significant component of contract law and non-contractual responsibilities in civil law countries. In regulating civil relationships, Vietnamese legislators have long placed a premium on the principles of honesty and goodwill. Article 3 of the 2015 Civil Code states, "Individuals and legal entities must establish, fulfil, and terminate their civil rights and obligations in good faith." The rule reaffirms the principles of honesty and goodwill that exist during the stage of establishing civil rights and obligations and acts as the foundation for the parties' pre-contractual obligations.

The provisions of Article 387 of the 2015 Civil Code regarding information requirements during contract negotiation are direct implementations of the pre- contractual ideal of honesty and goodwill. Clause 3, Article 387's provision for legal penalties as compensation for the violating party's damage has aided in safeguarding the parties' lawful rights and interests during the pre-contract period. However, the 2015 Civil Code lacks clear and unambiguous laws regarding pre-contractual responsibilities and the legal implications of pre-contractual commitments being breached. The legal scientific practice further demonstrates that the study of pre- contractual responsibilities and the legal repercussions of pre-contractual obligations is a relatively new area of study that has received little attention in both academic legal science and practice.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận văn nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w