Những vấn đề chung

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý kinh tế xã hội đại cương 2 (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 4 : ĐỊA LÝ DỊCH VỤ

4.1. Những vấn đề chung

4.1.1. Vai trò của ngành dịch vụ

- Các ngành dịch vụ khơng chỉ đóng góp vào nền kinh tế mà còn tạo ra việc làm cho người lao động.

- Các ngành dịch vụ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất. - Các ngành dịch vụ phát triển là điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân.

- Sự phân bố các ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của các ngành kinh tế.

- Sự phát triển các ngành dịch vụ trên thế giới có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới

4.1.2. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ

* Thế giới

- Trong cơ cấu lao động: Các nước phát triển chiếm trên 50% cơ cấu lao động, các nước đang phát triển khoảng 30% cơ cấu lao động thế giới

- Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%.

- Các thành phố tầm cỡ thế giới: Rất ít nhưng có vai trị quan trọng trong hệ thống kinh tế toàn cầu như: Niu I – ooc, Luân Đôn và Tookyô.

- Các trung tâm chỉ huy vùng: Nơi tập trung nhiều tập đồn lớn như Atlanta, Bantimo, Boxtơn, Cơlơmbus…

- Các trung tâm dịch vụ sản xuất chun mơn hóa

- Các trung tâm dịch vụ phụ thuộc là những đô thị cung cấp những nghề khơng cần có chun mơn cao và tình trạng kinh tế của các trung tâm này phụ thuộc vào các quyết định được đưa ra từ các đô thị tầm cỡ thế giới hay các trung tâm chỉ huy vùng, các trung tâm dịch vụ sản xuất chun mơn hóa.

* Ở Việt Nam

- Dịch vụ nước ta chiếm khoảng 25% lao động và 38,5% cơ cấu GDP (2002). - Trong điều mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ nước ta đang ngày càng phát triển rất nhanh để vươn lên tầm khu vực và quốc tế.

- Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều cơng ty nước ngồi mở các hoạt động dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.

- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hố các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ cơng nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Đây là một thách thứctrong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.

- Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng, tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ

+ Ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế cịn nặng tính chất tự cấp, tự túc thì các hoạt động dịch vụ cịn nghèo nàn.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta, vì ở đây tập trung các đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất và nhiều dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống, … đều phát triển mạnh.

4.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.

Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc (máy cày) người nơng dân làm việc ít (nơng nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.

- Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam dân số đơng, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Dân cư đơng, mạng lưới dịch vụ dày; dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thơng vận tải, mua bán tăng cường.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ: Mức sống cao thì sức mua tăng...

- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đơ Huế... →→ ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.

Một phần của tài liệu Bài giảng địa lý kinh tế xã hội đại cương 2 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)