1. Kết quả cần đạt được:
- Ban chỉ đạo PCTT trường học được thành lập hoặc kiện tồn để tổ chức thực hiện cơng tác phòng, chống, giảm nhẹ RRTT và ứng phó với BĐKH.
- Các thành viên Ban chỉ đạo PCTT nắm rõ vai trò, nhiệm vụ chung của Ban chỉ đạo PCTT và nhiệm vụ của mình đã được phân cơng.
2. Hướng dẫn thực hiện:
- Trách nhiệm của Ban chỉ đạo PCTT: Theo các quy định, hướng dẫn hiện hành liên quan đến
PCTT và căn cứ vào Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ
rủi ro thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Bộ GD&ĐT năm 2011 và Khung THAT thì
mỗi cơ cở giáo dục cần thành lập hoặc kiện tồn Ban chỉ đạo PCTT. Trách nhiệm chính của Ban chỉ đạo PCTT bao gồm:
o Tổ chức và tiến hành đánh giá năng lực, tình trạng DBTT của trường học. o Xây dựng Kế hoạch THAT.
o Đảm bảo Kế hoạch THAT được thực hiện thông qua việc huy động các nguồn lực, phân công nhiệm vụ, theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo.
o Cập nhật Kế hoạch PCTT vào đầu năm học hoặc sau khi có kế hoạch PCTT của địa phương. o Phối hợp với các bên liên quan trong cơng tác phịng, chống, giảm nhẹ RRTT và ứng phó với
BĐKH.
- Thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo PCTT:
o Hiệu trưởng là người có thẩm quyền và trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo PCTT. - Thành viên của Ban chỉ đạo PCTT:
o Thành viên của Ban chỉ đạo PCTT cần bao gồm đại diện Ban giám hiệu, GV, cán bộ của trường, đại diện CMHS, cộng đồng và HS.
o Việc lựa chọn các thành viên trong Ban chỉ đạo PCTT cần lưu ý đến các yếu tố giới, dân tộc, người khuyết tật và nhóm dễ bị tổn thương khác, v.v... tuỳ vào tình hình nhân sự của trường và địa phương.
- Số lượng thành viên Ban chỉ đạo PCTT:
o Tuỳ vào số lượng HS và quy mô của trường mà số lượng thành viên Ban chỉ đạo PCTT có thể khác nhau. Số lượng tối thiểu là tám người/ban.
o Trong trường hợp số thành viên của Ban chỉ đạo PCTT nhiều hơn 24 người/ban, các trường nên thành lập các tiểu ban phụ trách chuyên môn như: tiểu ban phụ trách CSVC, tiểu ban phụ trách hoạt động quản lý THAT, tiểu ban giáo dục và truyền thông, tiểu ban sơ cấp cứu, tiểu ban tìm kiếm cứu nạn, v.v... Đồng thời Ban chỉ đạo PCTT sẽ chọn nhóm nịng cốt gồm từ sáu đến tám người để bảo đảm sự linh hoạt trong hoạt động của ban.
- Quy trình thành lập hoặc kiện tồn Ban chỉ đạo PCTT:
o Trường học tham khảo các quy định, hướng dẫn và văn bản hiện hành về thành lập Ban chỉ đạo PCTT.
o Tổ chức họp với các bên liên quan để thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo PCTT.
o Thảo luận với các bên liên quan về vai trò, nhiệm vụ, hoạt động và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo PCTT.
o Thảo luận và chọn lựa thành viên của Ban chỉ đạo PCTT.
o Xác định và phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo PCTT. o Ký quyết định thành lập hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo PCTT.
Lưu ý:
Tuỳ vào tình hình thực tế tại mỗi trường, mỗi địa phương mà các bước 1 và 2 có thể thay đổi trật tự. Nghĩa là việc thành lập hoặc kiện tồn Ban chỉ đạo PCTT có thể được tiến hành trước khi giới thiệu về Khung THAT. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ trật tự từ bước 3 đến bước 5 vì cần phải đánh giá năng lực, tình trạng DBTT xong thì trường học mới có thể xây dựng kế hoạch và tiếp theo là phổ biến và thực hiện kế hoạch. Việc theo dõi và đánh giá được tiến hành ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch và sau khi thực hiện kế hoạch THAT hàng năm của trường.
3. Tài liệu hỗ trợ:
Hướng dẫn 1:
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo PCTT Sơ đồ Ban chỉ đạo PCTT