2.1.4 .Sự phát triển của thương mại điện tử
2.2. Thực trạng phát triển hình thức thương mại điện tử B2B những năm
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh đã được áp dụng TMĐT B2B
Có thể nói khơng một lĩnh vực kinh doanh nào mà thương mại điện tử B2B không thể áp dụng được, từ hàng hóa hữu hình đến hàng hóa vơ hình
thương mại điện tử B2B đều có thể được ứng dụng để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Hiện nay lĩnh vực kinh doanh áp dụng thương mại điện tử B2B phổ biến nhất Việt Nam phải nói đến là hàng thủ cơng mỹ nghệ. Đây là một ngành sản xuất đóng vai trị quan trọng, hàng năm đóng góp khơng nhỏ trong tổng sản phẩm quốc dân. Đứng trước thách thức của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, các công ty, doanh nghiệp chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam buộc phải tìm cho mình một hướng đi mới bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống nhiều khi đã khơng cịn thực sự phù hợp. thương mại điện tử là một lựa chọn sáng suốt để doanh nghiệp tìm ra lối đi cho mình. Từ đó tìm kiếm những đối tác kinh doanh mới, những thị trường rộng lớn hơn trên tồn thế giới thơng qua mơi trường điện tử.
Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đa số có website riêng. Các website này đa phần chỉ dừng lại ở việc trưng bày sản phẩm, cung cấp thông tin doanh nghiệp chứ chưa trở thành những sàn B2B riêng. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào các sàn giao dịch B2B để quảng bá và tìm kiếm khách hàng. Hiện nay đã có một số sàn thương mại điện tử B2B chuyên về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như:
1. http://www.golmart.com.vn. 2. http://thaibinhtrade.com. 3. http://www.daugiaonline.com.
Tuy nhiên một số nhận xét chung là các website này hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp. Lượng giao dịch cịn ít, khối lượng giao dịch khơng lớn,
chưa thể đáp ứng yêu cầu về một thị trường B2B về thủ công mỹ nghệ đầy tiềm năng như Việt Nam.
Ngoài ra các mặt hàng đang được doanh nghiệp áp dụng hình thức thương mại điện tử B2B cịn có:
• Máy tính và thiết bị như: Máy tính và thiết bị mạng, thiết bị điện, thiết bị tự động hóa, thiết bị viễn thơng.
• Các sản phẩm tiêu dùng và vật dụng gia đình như: thực phẩm đồ uống, đồ dùng các nhân, điện tử đồ gia dụng, điện thoại, quà tặng, đồ dùng gia đình, sách báo tạp chí, đĩa CD, VCD.
• Hàng hóa số: phần mềm quản lý, các website, nhạc phim, sách điện tử.
• Các loại dịch vụ như: dịch vụ tư vấn thiết kế trang web, tư vấn pháp luật, du lịch, việc làm…
Trên thế giới, trên 90% giá trị thương mại điện tử là từ loại hình giao dịch B2B, loại hình B2C và các loại hình khác chỉ chiếm dưới 10%, đồng thời trong giao dịch B2B thì phần lớn chiếm tỷ trọng thuộc về giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ và tự động hóa ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên một thực tế rõ ràng là hiện nay đó là loại hình giao dịch B2B truyền thống, tức là hai hoặc nhiều doanh nghiệp có thể mua bán tự động với nhau chưa thực sự phát triển ở Việt Nam do việc triển khai phương thức giao dịch thương mại điện tử này địi hỏi một trình độ tin học hóa nội bộ cao trong doanh nghiệp, đồng nghĩa với sự đầu tư bài bản về con người cũng như hạ tầng kỹ thuật. Hiện tại loại hình thương mại điện tử B2B phổ biến ở Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp tìm đến với nhau thơng qua một thị trường ảo, tức là sàn giao dịch B2B.