Bài 5 XOA BĨP CHỮA MỘT SỐ BỆNH THƠNG THƯỜNG
3. Kiên thống (Đau quanh khớp vai)
3.1. Đại cương
Trong y học cổ truyền, bệnh được xếp vào chứng tý với các tên kiên thống, kiên ngưng hay lậu kiên phong tương ứng với đau quanh khớp vai trong y học hiện đại.
Là một chứng bệnh mà các tổ chức phần mềm quanh khớp vai bị viêm mạn tính hoặc bị tổn thương, thường có các chứng đau, khớp vai bị hoạt động hạn chế thường gặp ở người lớn tuổi.
3.2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Các nguyên nhân phong, hàn, thấp cùng xâm nhập vào tổ chức quanh khớp vai gây nên. Song tùy từng người bệnh, tùy từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà có những biểu hiện phong thắng, hàn thắng hay thấp thắng. Trên lâm sàng phong hàn thắng thường ở giai đoạn mới bị bệnh còn hàn thấp thắng thường ở giai đoạn bệnh tiến triển đã lâu.
Chứng đau chủ yếu do kinh lạc bị phong hàn thấp làm tắc, theo ngun tắc “khơng thơng thì đau”. Cịn chứng vận động bị hạn chế là do khí huyết bị ngưng trệ không nuôi dưỡng được gân cơ khớp gây nên.
3.3. Triệu chứng
3.3.1. Lúc mới bị bệnh
Có thể chỉ là ê ẩm, mỏi hoặc đau vừa phải xung quanh khớp vai, ảnh hưởng ít hoặc khơng ảnh hưởng đến hoạt động của khớp. Nhưng
thường thấy có từng cơn đau giật ở phía trước vai, đau xuyên xuống cánh tay hoặc lên cổ, đau tăng rõ rệt về đêm, nhiều khi không nằm ngủ được mà phải ngồi ôm tay, khi cử động tay đau tăng dữ dội, do đó người bệnh phải ép tay vào ngực, tay kia giữ tay này cho đỡ đau, da vùng hai vai dày lên (Kiên thống).
Thường là đau một vai, cũng có trường hợp đau cả hai vai.
3.3.2. Giai đoạn sau
Thường là đau giảm rồi khỏi bệnh nhưng có những người bệnh trong giai đoạn này có vận động bị hạn chế như: tay khơng giơ lên trên, không giơ ngang ra ngồi, khơng đưa tay ra phía sau, do đó có người bệnh khơng đánh răng, móc túi quần sau được v.v. (Kiên ngưng).
3.4. Điều trị
3.4.1. Phép: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thơng kinh hoạt lạc,
giảm đau.
3.4.2. Xoa bóp chi trên: trọng tâm xoa bóp vùng vai.
- Ở giai đoạn đầu bệnh: nếu chỉ đau chưa có khớp hoạt động bị hạn chế có thể day tiếp các điểm sau (A thị), chú ý các huyệt Thiên tông, Kiên tỉnh, Vân môn v.v. Thủ thuật dùng mạnh, nhanh ngay (vừa sức chịu đựng của bệnh nhân).
Nếu đau từng cơn không dám vận động, nên tác động vào các huyệt ở xa vùng đau trước như Thiên tơng, Hợp cốc, Khúc trì. Thủ thuật ở vùng đau nên nhẹ nhàng. Những lần đầu khi còn đau nhiều chưa nên vận động khớp vai, khi đau giảm mới vận động, trong trường hợp này làm cho hoạt động của khớp vai tăng theo mức giảm của khớp đau.
- Ở giai đoạn sau của bệnh: (có vận động bị hạn chế).
Nên coi trọng vận động khớp vai, phạm vi vận động tăng dần, không nên cưỡng bức khớp vai hoạt động theo ý muốn chủ quan của thầy thuốc. Trong trường hợp này, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh về tự tập hàng ngày một số các động tác như:
+ Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay nắm lại từ từ nâng dần hai tay lên cao, càng cao càng tốt rồi buông từ từ tay xuống, trong lúc đó cúi khom lưng ra phía trước sao cho tạo với nửa thân dưới một góc 90 độ.
+ Vung tay cúi lưng: nửa thân trên cúi về phía trước tạo với nửa thân dưới một góc 90 độ, tay lành vịn vào thành ghế, tay đau buông thõng rồi từ từ làm các động tác sau:
Quay tròn theo chiều kim đồng hồ từ góc độ nhỏ sau tăng dần góc độ lớn rồi làm ngược lại. Trong khi tập có thể cầm hai túi nặng khoảng 1 kg để giúp cho việc mở khớp được tốt.
Đu đưa tay ra phía trước, sau, trái, phải.
+ Người bệnh đứng hai tay thẳng đặt lên tường rồi từ từ đu người xuống, làm 5 lần. Đổi tư thế đứng nghiêng và cũng làm như trên.
Những động tác tự tập trên đây cần được tập luyện thêm ở nhà làm từ 1 - 2 lần tùy theo sức chịu đựng và tiến bộ của bệnh có thể tăng số lần tập ở mỗi động tác. Tập như vậy cho đến khi nào khỏi thì thơi.