Tại trạm xử lý của nhà máy chưa có phòng thí nghiệm phân tích nước để kiểm tra hiệu quả làm việc cảu công trình với các chỉ tiêu phân tích như: PH, hàm lượng cặn lơ lửng, BOD5, độ kiềm, bùn hoạt tính, hàm lượng Nitrrat, Photphat, fecal Coliform…
Các hệ thống phòng cháy chứa cháy, các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sự cố chưa có tại khu xử lý nước thải.
II. ĐỀ NGHỊ:
* Trong quá trình tiền xử lý, để loại bỏ các vật nổi lơ lửng có kích thước lớn như gỗ, nhựa, rẻ, giấy, vỏ hoa quả, các mảnh thuỷ tinh, kim loại ngoài việc dùng
song chắn rác cần phải dùng thêm bể lắng cát và tách dầu mỡ đặt sau song chắn và lưới chắn rác nhờ đó mà có thể tránh sự mài mòn các thiết bị cơ khí và giảm cặn nặng ở các công đoạn sau. Có thể tạo chế độ thủy lực thích hợp trong bể thu để kết hợp lắng như dùng các tấm chắn thay đổi hướng dòng thải.
*Việc điều chỉnh lưu lượng nước thải trong ngày cũng có tác dụng kinh tế hơn cho nên việc cho thêm bể điều hoà lưu lượng là không thừa.
* Cung cấp Oxy bằng các thiết bị nén khí và kết hợp khuấy tại mọi vị trí của bể Aeroten. Cần phải tăng cương công suất “bơm nước” của thiết bị hay cuờng độ tuần hoàn nước trong bể Aeroten.
* Khi dùng hệ thống thổi khí, chiều sâu bể lấy từ 4-7m để tăng cường khả năng hoà tan khí. Chiều cao dự trữ trên mặt nước của thành bể từ 0,3-0,5m.
* Cần thiết kế hệ thống vòi phun nước trên mặt để làm tan bọt nổi trong bể. Dùng ống phun nước đặt ở phía thành bể có gió thổi dồn bọt lại. Vì những váng bọt ngăn cản nước tiếp xúc với không khí.
* Sau quá trình lắng cuối có thể dùng một mương với đáy mương là nền làm bằng các vỏ con sò để tạo độ trong hơn nữa cho nước thải trước khi cho ra nguồn thải chung. Vì trong các vỏ sò có nhiều vi sinh vật có khả năng phân huỷ các chất bẩn.
* Có thể dùng nước thải sau lắng sơ bộ cho thâm canh cây trồng. Bùn cặn, nước thải chứa phần lớn các chất hữu cơ, Nitơ và Photpho, nhưng hàm lượng Kali thấp nên thường bổ sung Kali để làm phân bón cho cây trồng.