MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ CÁCH MẠNG TRONG THANH NIÊN (Trang 27 - 33)

TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN XÃ HƯƠNG LÂM.

Công tác giáo dục, định hướng lý tưởng Cách mạng cho tuổi trẻ xã Hương Lâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Trong giai đoạn Cách mạng mới của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá xã và Đất nước. Việc giáo dục, định hướng lý tưởng Cách mạng cho thanh niên càng phảI được chú trọng và đẩy mạnh cả về quy mô và chất lượng. TạI ĐạI hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định phảI “Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống”, “Chăm lo giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị...”

Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên xã Hương Lâm, trước hết chúng ta cần xác định rõ nội dung giáo dục lý tưởng Cách mạng cho thanh niên xã hiện nay:

Thứ nhất, giáo dục định hướng lý tưởng Cách mạng, truyền thống anh hùng của dân tộc giúp cho thanh niên sống có lý tưởng, có hoàI bão các định hướng tới xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội. Như vậy chúng ta cần phảI tập trung :

- Bồi dưỡng lý tưởng Cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tuyên truyền, giáo dục những đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền những truyền thống vẻ vang của Cách mạng, của Dân tộc.

Thứ hai, chúng ta phải làm tốt công tác phổ biến pháp luật trong thanh thiếu niên thông qua việc đẩy mạnh công tác giáo dục trong các nhà trường, tăng cường các hoạt động tìm hiểu, sinh hoạt chuyên đề dưới nhiều hình thức để đưa pháp luật thâm nhập vào thanh thiếu niên có hiệu quả và chất lượng.

Thứ ba, giáo dục lối sống, nếp sống mới XHCN, xây dựng lực lượng thanh niên sống có lý tưởng, có hoàI bão lớn, xung kích trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá xã Hương Lâm và Đất nước.

Thứ tư, giáo dục truyền thống Cách mạng, truyền thống văn hoá dân tộc, đẩy mạnh việc học tập, tiếp thu những tinh hoa của nhân loạI, trên cơ sở giữ vững và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc.

Việc giáo dục truyền thống Cách mạng, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc mang ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ chúng ta. Nó củng cố và xây dựng niềm tự hào, lý tưởng độc lập dân tộc, ý thức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Đặc biệt trong thời kỳ chúng ta đang áp dụng chính sách mở cửa giao lưu về kỹ thuật và văn hoá voứi cộng động Quốc tế thì việc giữ gìn và bảo tồn những truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc là càng cần thiết hơn.

Từ những nội dung giáo dục lý tưởng Cách mạng cho thanh niên xã Hương Lâm trong thời kỳ CNH-HĐH như vậy chúng ta phảI đề ra những phương thức giáo dục phù hợp đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở phát huy những phương pháp, những mô hình mà Đoàn thanh niên xã đã thực hiện có hiệu quả lớn trong thời gian qua như: Phát động các cuộc vận động “ Hướng về cội nguồn”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, phong trào thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ giữ nước,... các cuộc thi tim hiểu truyền thống Cách mạng, truyền thống dân tộc, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, các anh hùng, các gương người tốt, việc tốt v.v...Hay thông qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt truyền thống, mít tinh kỷ niệm, các hội thi, hội diễn và các hoạt động tạI các trung tâm văn hoá các cấp có tính chất giáo dục, truyền tải tốt đến thanh niên , đoàn viên thanh niên trong toàn xã.

Khi định hướng công tác giáo dục Thanh niên xã, cần phải chú ý những điểm sau:

Một là, công tác giáo dục đó phải được hướng vào nhiệm vụ chính trị trung tâm của xã trong thời gian tới: đẩy mạnh Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá xã Hương Lâm làm tốt hơn vai trò là trung tâm chính trị,kinh tế văn hoá, văn minh, hiên đạI của cả nước.

Hai là, để thực hiện nhiệm vụ đó, công tác giáo dục Thanh niên cần làm cho Thanh niên xã thấy rõ sự cần thiết cần phải có đóng góp tích cực vào bước tiến của xã trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN .

Ba là, giáo dục tinh thần phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của đoàn thanh niên trong quá trình xây dựng đất nước XHCN; mở rộng quan hệ giao lưu Quốc tế, hiện đạI hoá Thủ đô nhưng phảI giữ được truyền thống văn hoá, văn minh Tràng An củaThanh niên Hương Lâm .

Bốn là nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống có hiệu quảvới chiến lược diễn biến hoà bình mà chủ nghĩa đế quốc đang ráo riết thực hiện đối với nước ta nói chung, đối với Hương Lâm nói riêng. Năm là, thấy rõ sự cần thiết phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục Thanh niên nói chung, công tác giáo dục Hương Lâm nói riêng.

Liên quan đến vấn đề thứ nhất, chúng ta cần lưu ý rằng, để đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đạI hoá, chúng ta phải đi lên bằng khoa học và công nghệ,bằng giáo dục; cùng với giáo dục,”khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nưóc”. Trong khi không một chút xem nhẹ tầm quan trọng của công tác giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất cho Thanh niên Hương Lâm, chúng ta thấy rằng,trên nền tảng đạo đức cơ bản như nhau, hiệu quả hoạt động của Thanh niên phụ thuộc một cách quyết định vào khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, khả năng phát hiện và sử dung có hiệu quả những điều kiện và tiền đề vật chất khách quan mà đất nước và thời đại đã tạo ra. Nói cách khác, ở đây, việc nâng cao tiềm năng trí tuệ của Thanh niên có vị trí hết sức quan trọng trong công tác giáo dục Thanh niên.

Ngày nay, việc phát huy tiềm năng trí tuệ của thanh niên được đặt ra trong bối cảnh mới - khi nhân loại đang bước vào giai đoạn tin học hoá.Giờ đây,những sản phẩm có hàm lượng khoa học trung bình thì 50%giá trị của nó do lao động trí tuệ tạo thành. Đối với những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao 80% đến 85% giá trị của nó do lao động trí tuệ tạo ra. Đó là xu thế phổ biến của thời đại. Việt nam là một yếu tố của cộng đồng thế giới, không thể tách mình để tồn tại như một hoang đảo. Thanh niên là một bộ phận trung tâm của lực lượng lao động để xây dựng đất nước, xây dựng Thủ đô. Trí tuệ hoá lao động của bộ phận nòng cốt này có tầm chiến lược trong việc phát huy nguồn lực con người.

Việc nâng cao nguồn trí lực của Thanh niên Hương Lâm đang diễn ra trong một môI trường kinh tế - xã hội thuận lợi là cơ bản, dân chủ hoá đời sống kinh tế-xã hội được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình đổi mới;

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho sự đua tranh lành mạnh dựa trên tầm cao trí tuệ của cá nhân Thanh niên nói riêng, của mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc nói chung;việc mở rộng quan hệ với trên 160 nước; dân chủ hoá về thông tin...tất cả những cái đó tạo đIều kiện cho Thanh niên nhanh chóng cập nhật được với kho tàng trí tuệ của dân tộc và nhân loạI.

Để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá , Thanh niên xã Hương Lâm phải giữ được vai trò xung kích sáng tạo trong việc tiếp nhận, sử dụng thành quả mới nhất của khoa học – công nghệ, phảI biết sáng tạo ra những cáI mà đất nước đòi hỏi. Muốn vậy, công tác giáo dục Thanh niên Hương Lâm cần phảI làm sao khơI dậy trong họ tinh thần ham học hỏi, ham tìm tòi, ham phát hiện, vượt qua mọi khó khăn để tiến quân mạnh mẽ vào khoa học nhằm có sự sáng tạo trong mọi công việc.

“Sáng tạo” đồng nhất với việc vuợt qua khỏi con đường mòn, vượt khỏi cách nghĩ, cách làm đã lỗi thời.Hơn nữa, theo quan đIểm khoa học về sự sáng tạo, thì sự “vượt khỏi” đó phải là kết quả phản ánh đúng đắn những quy luật khách quan và do đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của lịch sử. Để có sáng tạo, đôI khi cũng cần mạo hiểm, chấp nhận những thất bạI có thể rồi tìm ra được con đường đúng. Mạo hiểm, ưa mạo hiểm cũng là một thuộc tính của Thanh niên. Nhưng, mạo hiểm đúng đắn không đồng nhất với sự liều lĩnh, thiếu tính toán khoa học những điều kiện khách quan và chủ quan.Đó phải là sự mạo hiểm được dựa trên sự tính toán khoa học - tiền đề không thể thiếu để có sự thành công.

Liên quan đến vấn đề thứ hai, chúng ta cần thấy hết những tác động tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường đối với Thanh niên Thủ đô và vai trò của họ trong việc phát triển mặt tích cực ,hạn chế tiêu cực của cơ chế đó . Cơ chế thị trường theo định hướng XHCN kích thích sự đua tranh, sự sáng tạo để mỗi Thanh niên khẳng định vị thế của mình với tư cách là một chủ thể kinh tế xã hội trong cộng đồng. Cơ chế đó vừa đòi hỏi vừa tạo ra cơ sở vật chất - kinh tế cần thiết để mở rộng dân chủ trong xã hội, giảI phóng mọi năng lực sáng tạo của con người.. Mặt khác, kinh tế thị trường ngay trong trường hợp định hướng XHCN cũng khó tránh khỏi phân hoá giàu nghèo;kích thính một bộ phận Thanh niên chỉ lấy lợi ích vật chất trước mắt là tất cả, những giá trị truyền thống tốt đẹp và lý tưởng cao cả không là gì cả. Trong những năm qua, việc làm giàu chính đáng, sự cạnh tranh lành mạnh trong không ít trường hợp còn bị những cáI đối lập của nó lấn át. Bệnh thực dụng chạy theo đồng tiền làm băng hoạI một số truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh một bộ phận Thanh niên đang hăng say học tập, ham tìm tòi, ham phát hiện cáI mới mang giá trị tích cực đối với sự phát triển xã hội , cũng có một bộ phận Thanh niên hoặc bằng lòng với trình độ học vấn thấp, miễn là kiếm được nhiều tiền (“Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”), hoặc chạy theo bằng cách hình thức bằng nhiều thủ đoạn phi đạo đức.

Đấu tranh hạn chế những tác động tráI chiều của cơ chế thị trường, biến những mặt tích cực của cơ chế đó thành xung lực nội tạI của quá trình công

nghiệp hoá- hiện đạI hoá cần được xem là một nội dung không thể thiếu trong công tác tư tưởng đối với Thanh niên xã.

Liên quan tới vấn đề thứ ba, không ai trong chúng ta lạI không thấy hết vai trò của truyền thống đối với phát triển hiện tại. Những truyền thống tốt, có sức mạnh to lớn nâng thế hệ đI sau vươn tới tầm caocủa sự sáng tạo cáI mới phù hợp với quy luật của sự phát triển.

Từ những năm đất nước còn chiến tranh, cuộc hành trình 1000 năm đã mang lạI cho nhân dân xã nói riêng, cho dân tộc Việt Nam nói chung một truyền thống hào hùng. Một ngàn năm đó không chỉ để lạI cho chúng ta những tấm gương sáng về lòng dũng cảm hy sinh của nhiều thế hệ tiền bối trong cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền, bảo vệ đất nước ngàn năm văn hiến; một ngàn năm đó đẻ lạI cho chúng ta truyền thống thông minh, sáng tạo trong xây dựng, truyền thống văn hoá đô thị kiểu Phương Đông với tất cả sự tinh tế trong các quan hệ xã hội .

Việc giáo dục truyền thống 1000 năm lạI diễn ra trong đIều kiệ hội nhập Quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Bên cạnh những tác động tích cực là cơ bản,ngay cả khi xem xét riêng về mở rộng hợp tác quốc tế,chúng ta cũng nhận thấy không phảI tất cả đều chỉ có chiều thuận. Trong đIều kiện CNXH với tư cách là một hệ thống xã hội không còn nữa, quan hệ với các nước không phảI là XHCN đang gia tăng. Những ảnh hưởng tiêu cực của CNTB trong thanh niên, nhất là thanh niên

Thủ đô-nơI du nhập nhanh nhất những thành quả kinh tế xét cả từ mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực-khá nặng nề. Tình trạng lầm lẫn giữa cáI mới theo đúng ý nghĩa khoa học của nó với cái lạ mắt, lạ tai, cáI cũ đã lỗi thời được tái tạo dưới hình thức mới đã xuất hiện ở không ít thanh niên “Yêu hiện đạI”, “Sống hiện đại”, sống theo phong cách của xã hội tiêu thụ...đang gặm nhấm dần phẩm chất của một bộ phận thanh niên, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong cuộc sống đô thị. Sự tìm tòi khoa học đôI khi là cáI vỏ che đậy sự mê tín dị đoan trong một bộ phận trí thức trẻ của Việt Nam.

Trong thanh niên, thanh niên xã lạI là nơi có đIều kiện để chúng tác động nhanh nhất bao gồm cả thông tin, văn hoá phẩm, lối sống...nhằm thay đổi suy nghĩ và tiến tới thay đổi hành động của thanh niên.

Việc đảm bảo thông tin có định hướng dưới sự lãnh đạo của Đảng; làm cho thanh niên xã có tính độc lập tự chủ cao trong việc đánh giá; tiếp nhận những tác động chính trị, tư tưởng, văn hoá từ bên ngoàI; có đủ năng lực phân định cáI tích cực và cáI tiêu cực trong nội dung của những luồng tư tưởng đó; có khả năng phản ứng đúng đắn, kịp thời trước những tác động

từ nhiều kênh khác nhau của các thế lực đen tối trong và ngoàI nước...trơ thành những đòi hỏi cần thiết của công tác giáo dục thanh niên xã.

Liên quan đến vấn đề thứ năm, một mặt, chúng ta không thể bác bỏ quan niệm rằng : “Lòng nhiệt tình hăng háI hy sinh +sự dốt nát =phá hoạI”, mặt khác cũng không thể không thấy một sự thực là: trí tuệ cao lạI dựa trên một lập trường, quan đIểm sai lầm sẽ mang lạI hậu quả không kém phần nguy hại.

Bởi vậy, để phát huy vai trò xung kích sáng tạo của Thanh niên xã, phương hướng quan trọng hàng đầu là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác thanh niên, trong công tác giáo dục thanh niên. Bởi vì, chỉ khi đó, công tác giáo dục thanh niên mới được định hướng bởi một quan đIểm chính trị đúng đắn, thanh niên mới có khả năng đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng thanh niên vì những động cơ thiếu trong sáng có hại cho thanh niên và đất nước nói chung...

Để công tác giáo dục thanh niên xã Hương Lâm hoàn thành nhiệm vụ của mình, cần có sự phối hợp rộng rãi của tất cả mọi cấp bộ Đoàn, sự liên kết thành một khối thống nhất của tất cả các binh chủng làm công tác tư tưởng trên địa bàn xã và cả nước; trong đó, quy tụ sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, quy tụ sức mạnh của toàn xã hội - từ gia đình cho đến nhà trường, từ đường phố cho đến cơ quan, từ bên dân sự đến bên quân đội, công an...để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực công tác này là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Hơn nữa, cũng cần đổi mới công tác giáo dục chính trị-tư tưởng trong thanh niên Thủ đô. Nâng cao tính thiết thực-thực tế trong công tác giáo dục là con đường rất có hiệu quả. Trong vấn đề này, chúng ta không xem nhẹ giáo dục hoài bão, lý tưởng cao đẹp cho thanh niên; mặt khác, như C.Mác đã từng nói: “Lý tưởng mà xa rời lợi ích, lý tưởng sẽ tự bôi nhọ mặt mình”.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ CÁCH MẠNG TRONG THANH NIÊN (Trang 27 - 33)