Một số kiến nghị để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với việc thu hút và sử dụng vốn ODA.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút vốn viện trợ nước ngoài và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

quả quản lý nhà nước với việc thu hút và sử dụng vốn ODA.

Từ những thực tiễn và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA. Em xin mạnh dạn đưa ra một số những kiến nghị như sau:

Thứ nhất: Nguồn vốn ODA là nguồn vốn chủ yếu phục vụ xây dựng cơ bản và hỗ trợ ngân sách, do đó cần chú ý, đẩy nhanh việc thoả thuận với bên tài trợ nhằm giải ngân nhanh các nguồn vốn đã được cam kết. Việc giải ngân nhanh một số nguồn vốn của các dự án ODA có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh việc tăng thu ngân sách, giải quyết tốt hơn các vấn đề thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đồng thời tiếp tục khẳng định với các nhà tài trợ về tính hiện thực trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Thứ hai: Cần có cách tiếp cận tổng hợp theo ngành hoặc theo chương trình dự án đối với nhu cầu về ODA.

Gần đây các nhà tài trợ có xu hướng tập trung hơn cả về lĩnh vực tài trợ cũng như vùng địa lý và trên cùng một địa bàn lãnh thổ có nhiều nhà tài trợ cùng hoạt động. Tình hình nói trên có mặt tích cực là tập trung được ngồn lực ở trong và ngoài nước để hỗ trợ một cách tổng hợp có hiệu quả cho sự phát triển của một lĩnh vực cụ thể, song bên cạnh đó cũng gây tình trạng trùng lặp các khoản viện trợ, gây lãng phí nguồn lực của Chính phủ

cũng như của nhà tài trợ. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là cần thay đổi cách tiếp cận đối với các nhu cầu ODA riêng lẻ, chuyển sang hỗ trợ một cách tổng hợp dựa trên các quy hoạch hoặc chương trình phát triển ngành, từ đó sẽ thúc đẩy quy hoạch của Chính phủ trong thời gian tới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án ODA.

Thứ ba: Trong phát triển quan hệ đối tác cần đề cao và tạo điều kiện cho phía Việt Nam phát huy vai trò làm chủ trong quá trình tiếp nhận ODA. Bởi vì các nhà tài trợ thường nhấn mạnh vai trò làm chủ của nước tiếp nhận viện trợ, coi đó như là “người cầm lái con thuyền phát triển“. Vai trò làm chủ của bên thụ hưởng viện trợ cần được đề cao ngay cả từ khâu đề xuất nhu cầu viện trợ, hình thành và thiết kế dự án, cần tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả.

Thứ tư: Cải thiện và chia sẻ thông tin, đây là cơ sở quan trọng làm cho quan hệ đối tác trở nên thiết thực hơn. Chúng ta cần trao đổi thông tin với các nhà tài trợ, cũng như giữa các nhà tài trợ đã thực hiện viện trợ, để giúp các bên hiểu biết lẫn nhau hơn, sự phối hợp nhờ đó sẽ làm cho việc quản lý ODA có hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Từ đó chúng ta cùng phân tích và đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như trên một số lĩnh vực cụ thể.

Thứ năm: Cần tăng cường năng lực cán bộ ở các cấp vì đây là nhu cầu cấp thiết là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trính dự án có sử dụng vốn ODA.

KẾT LUẬN

Là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống dân cư thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, do đó việc huy động và sử dụng nguồn vốn nước ngoài có một ý nghĩa quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, trong đó nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện đường lối mở cửa, đưa ra những chính sách, chiến lược nhằm thu hút những nguồn lực bên ngoài (trong đó thu hút nguồn vốn ODA là mục tiêu hàng đầu), đặc biệt là chính sách nâng cao quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA. Chính vì thế mà từ năm 1993 đến nay các tổ chức viện trợ quốc tế đã cam kết cho Việt Nam vay 17,9 tỷ USD, số vốn được giải ngân qua các năm tăng lên rõ rệt, tính đến hết tháng 6/ 2000 đã giải ngân được 7,346 tỷ USD, do đó đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế đạt tỷ lệ cao, cơ sở vật chất được hiện đại hoá và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Song do một số những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên tình hình giải ngân vốn ODA còn chậm, cơ chế chính sách còn nhiều bất hợp lý, cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như chưa ý thức được vấn đề về nguồn vốn ODA. Chính vì vậy cần phải có cơ chế chính sách hợp lý, quán triệt đến tất cả các cấp bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA, từ đó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trả nợ vốn vay nước ngoài và đạt tỷ lệ cao trong tích luỹ nguồn vốn trong nước vì sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Giáo trình Kinh tế Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Sách kinh tế học các nước thế giới thứ ba.

4. Tạp chí thông tin Tài chính số 4, 17/ 1997; 11/ 1999. 5. Tạp chí Tài chính số 4, 6, 8/ 1997; 11/ 1999.

6. Tạp chí Phát triển kinh tế số 102/ 1999.

7. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 2/ 2000; 10+ 11/ 2000. 8. Tạp chí Ngân hàng số 2/ 1999.

9. Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương số 3/ 1999; 2/ 2000.

10.Quy chế quản lý Đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/ 1999/ CP ngày 08/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ. 11.Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính

thức ODA kèm theo Nghị định 78/ CP ngày 05/08/1997 của Thủ tướng Chính phủ.

12.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút vốn viện trợ nước ngoài và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w