Nắm bắt những thời điểm quan trọng để thể hiện năng lực của mình.

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới (Trang 28 - 34)

Trong những khó khăn, rất có thể lãnh đạo cũng phải bối rối. Trong thời điểm quan trọng này, những người khác đều chịu bó tay và nếu bạn ra tay giúp đỡ lãnh đạo giải quyết khó khăn, như thế các đồng nghiệp cũng sẽ khâm phục bạn và lãnh đạo chắc chắn sẽ chú ý đến bạn.

Trong cuộc sống, hãy lắng nghe những điều oán trách đại thể như “ trong lúc cấp bách lại chẳng thấy ai”. Những nhân viên cấp dưới như thế này thì không thể có được cảm tình từ phía lãnh đạo được. Việc giống như thể “ hỏng rồi” thì rất nhiều.

Mã Tốc là đại tướng dưới quyền Gia Cát Lượng có rất nhiều chiến công và có thể coi là một cộng thần vậy mà vẫn có những việc rất đáng tiếc. Khi Tư Mã Ý xuất quân đánh vào Nhai Sự, đó là một cơ hội tốt để Mã Tốc thể hiện khả năng của mình cho mọi người. Mã Tốc ý thức rõ được đây là thời điểm quan trọng nên đã chủ động mong muốn được bảo vệ thành Nhai Sự. Gia Cát Lượng cũng đã ý thức được rõ ý nghĩa chiến lược quan trọng của Nhai Sự nên đã cảnh báo rằng “ Nhai Sự tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Nếu Nhai Sự bị mất thì

quân sĩ cũng không còn. Nếu tìm hiểu kỹ thì cũng thấy được đây là vùng thành quách, không có hiểm trở gì và việc giữ thành lại rất khó”. Mã Tốc rất muốn lập công, liền hạ lệnh cho quân sĩ thực hiện ý đồ của mình, nhưng cách nghĩ của Mã Tốc không được như ý muốn, thành Nhai Sự thất thủ, vì thế đã làm hỏng kế hoạch đi Ki Sơn của Gia Cát Lượng. Mã Tốc không những không lập được công mà còn bị mất cả tính mạng. Còn người cùng đi là Triệu Vân và Đặng Chi thì thể hiện rất tốt, không hao binh tổn tướng và còn đảo bảo an toàn nên đã nhận được sự khen ngợi từ Khổng Minh. Khổng Minh gặp Triệu Vân nói : “ Đúng thật là người tài giỏi, một mình xông pha giết giặc mà vẫn giữ được trọn vẹn một mình một người. Đặng Chi trả lời : “ Dẫn quân tiến lên phía trước liên tục giết giặc để lập công, khiến quân địch khiếp sợ. Vì thế mà quân tư trang không bị mất mát gì” Khổng Minh khen “ Đúng thật là một tướng quân!” Và thưởng cho Triệu Vân 500 lạng vàng, thưởng cho quân lính của Triệu Vân 1 vạn thùng hàng. Triệu Vân từ chối không nhận nhưng Khổng Minh đã trịnh trọng nói rằng: “ Khi còn sống, Tiên đế thường nói đến cái đức của người làm tướng, đến nay quả đúng là vậy.”

Cũng trong cùng hoàn cảnh và công việc đó, Mã Tốc đã làm hỏng việc, nhưng Triệu Vân và Đặng Chi lại làm rất tốt. Một người làm tổn thương đến Khổng Minh, một người thì lại có được kính phục và tình cảm tốt từ phía Khổng Minh. Vì thế trong lúc cần thiết mà thể hiện mình sẽ rất nhiều kinh nghiệm đáng tổng kết.

Trong những thời điểm khó khăn thì cũng là lúc tốt nhất để thử thách mỗi người. Có nhân viên cấp dưới rất có năng lực nhưng lại sợ khó khăn nên không dám đứng lên trong lúc gian khổ và năng lực của mình cũng không được người khác biết đến. Về phương diện này thì có thể nói Mao Thuý là bậc thầy của chúng ta. Mao Thuý cùng Bình Nguyên đến nước Sở để đàm phán hợp tác việc quân, sau rất lâu mà Binh Nguyên cùng vua nước Sở cũng chẳng thu được kết quả gì, nguyên do là vua nước Sở quá lo lắng, không mạnh bạo. Đã thấy việc đàm phán có thể thất bại, tất cả 19 người cùng đi đều nhất trí cử Mao Thuý đi đàm phán. Thời điểm thử thách đã đến, Mao Thuý rất tự tin và mạnh bạo hỏi

Bình Nguyên Quân : “ Trong hai cái lợi và hại, nói câu là có thể quyết định được, thế mà tại sao ngày hôm qua mà chưa quyết định được?” Sau khi Sở Vương biết được Mao Thuý là thuộc hạ của Bình Nguyên Quân nên đã tức giận nói: “ Không thể thế được, ta vẫn nói những lời tốt đẹp với người mà sao người lại làm như vậy”.

Mao Thuý bị sỉ nhục nhưng không vội vàng nóng nảy và cuối cùng cũng đã dùng lời lẽ của mình để thuyết phục được vua nước sở thế là lần đi đến nước sở của Bình Nguyên Quân đã biết được giá trị của Mao Thuý và đã khen ông rằng:“ Mao tiên sinh đến nước sở lần này đã làm cho uy tín của nước Triệu được củng cố. Mao tiên sinh đã dùng lời lẽ sáng suốt, thật đáng làm thầy của mọi người.

Đương nhiên là Mao Thuý có tài năng nhưng ở đây ông tỏ rõ một dũng khí tuyệt vời, có thể nói trí dũng song toàn thì mới có được thành công này. Có trí mà không có dũng hoặc là có dũng mà không có tính toán thì hầu hết không thành công được. Ông Bồi Căn đã từng nói: “Nếu hỏi trong chính trị thì cái tài quan trọng nhất là gì? Nếu vậy thì câu trả lời sẽ là: Thứ nhất: mạnh bạo; Thứ hai: mạnh bạo; Thứ ba: vẫn là mạnh bạo. Cũng như thế, nếu hỏi cái gì sẽ được lãnh đạo khen gợi nhất trong những thời điểm quan trọng. Câu trả lời sẽ là : Thứ nhất : dũng khí; Thứ hai : dũng khí; Thứ ba : vẫn là dũng khí”.

Kết luận

Muốn có được sự coi trọng và tín nhiệm từ phía lãnh đạo trong những thời điểm quan trọng thì một mặt phải phát hiện sự quan trọng cho tốt và một mặt cũng phải làm tốt việc biến một thời điểm bình thường thành một thời điểm quan trọng, cũng như là biết tạo ra những thời điểm quan trọng. Nói chung là những thời điểm quan trọng thì có những tình huống sau là chủ yếu.

Thứ nhất: Lúc cấp trên giao cho nhiệm vụ khó khăn, trong việc này nếu

việc tốt sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lãnh đạo. Những lúc này thì cấp dưới nên dốc hết khả năng của mình vào công việc để giúp cho lãnh đạo được thành công, nhất định không được bàng quan đứng ngoài nhìn.

Thứ hai: Khi các đồng nghiệp khác đang bận công việc của họ, trong lúc

công việc rất nhiều mà người lại thiếu. Nếu vậy thì cũng nên gánh vác nhiệm vụ và hãy cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc. Khi đó lãnh đạo sẽ để ý đến bạn và sẽ rất quý bạn, vì thế không được trốn tránh trách nhiệm.

Thứ ba: Lúc gặp việc phải chuyện đột xuất, lãnh đạo và đồng nghiệp

không tìm được cách giải quyết. Khi đó bạn phải bình tĩnh để đưa ra giải quyết ổn thoả và thể hiện năng lực vượt trội của mình so với mọi người.

Thứ tư: Ví dụ như bạn đến một cơ quan mới hay là cơ quan bạn có một vị

lãnh đạo mới được điều tới phải nắm lấy cơ hội quan trọng này để thể hiện mình.

Thứ năm: Khi lãnh đạo rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nếu bạn là người

nhân viên lãnh đạo cần thì bạn phải giúp họ. “ Một cục than trong đống tuyết thì ngàn vàng cũng không mua được”, hay là : “Có thêm một đường hoa văn trên tấm gấm thì thấm vào đâu”, là nói lên đạo lý này. nắm được thời điểm quan trọng cũng là một cách thể hiện năng lực. Có những nhân viên là lúc bình thường chẳng có gì là nổi trội cả, nhưng ở trong những trường hợp của cấp trên thì họ lại thể hiện một cách xuất sắc và nhận được sự lời khen ngợi từ lãnh đạo. Không thể không nói họ sáng suốt. Chỉ cần “ trí dũng song toàn” và biết cách vận dụng những công việc quan trọng để thể hiện được chính mình thì cũng không khó lắm để có được thiện cảm của lãnh đạo.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Mỹ học đại cương - Đỗ Văn Khang.

2. Dương Thanh Bình - Nghệ thuật tặng quà, tặng hoa và những lời chúc tốt đẹp nhất- NXB Trẻ- 2001.

3. Hoài An LST- Nghệ thuật tặng quà và gói quà- NXB Văn nghệ. 4. Nghệ thuật ứng xử cấp trên và cấp dưới- Nhà xuất bản văn hoá thông tin.

5. Lịch sử bang giáo Việt Nam : Phan Lạc Tuyên .

6. Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số ca dao tục ngữ : Trần Thuý Anh.

7. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam : Trần Ngọc Thêm- NXB TP HCM 1996.

8. Văn hoá Việt Nam xã hội và con người : Vũ Khiêu. 9. Bản sắc văn hoá Việt Nam : Phan Ngọc .

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới (Trang 28 - 34)