Quy định về nhãn mác hàng hoá

Một phần của tài liệu 65 Hoàn thiện công cụ Marketing Mix tại Công ty TNHH quốc tế Song Thanh (STI) (Trang 31 - 34)

9. CHÍNH SÁCH KINH TẾ

10.5.Quy định về nhãn mác hàng hoá

Nhãn mác xuất xứ

Hàng hóa thương mại nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có nhãn mác ghi rõ nước xuất xứ. Cơ quan Hải Quan Hàn Quốc cung cấp danh sách các nước cần áp dụng qui định về nhãn mác xuất xứ theo mã HS. Hàn Quốc cũng áp dụng các qui định riêng về ký mã hiệu và nhãn mác đối với một số sản phẩm đặc biệt như dược phẩm và thực phẩm.

• Nhãn mác bằng tiếng Hàn Quốc, ngoại trừ ký mã hiệu nước xuất xứ, phải có sẵn vào thời điểm thông quan hoặc được gắn tại kho ngoại quan của Hàn Quốc trước hoặc sau khi thông quan. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (Korea Food & Drug Administration – KFDA) chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề về nhãn mác tiếng Hàn Quốc đối với các sản phẩm thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (Ministry of Agriculture and Forestry – MAF) đưa ra những tiêu chuẩn riêng về việc ghi ký mã hiệu của nhãn mác nước xuất xứ đối với các sản phẩm nông nghiệp. Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc thường in nhãn mác bằng chữ Hàn Quốc đối với những lô hàng nhập khẩu có giá trị không lớn và có thể tham khảo KCS về vị trí dán nhãn trên sản phẩm.

Kể từ ngày 1/4/1998, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những thay đổi về yêu cầu đối với việc đăng ký danh mục nước xuất xứ bao gồm: 1) xác định “hàm lượng chế biến tối thiểu” một cách chi tiết nhằm tăng cường tính minh bạch, (2) đưa ra mô tả cụ thể về những yêu cầu đối với việc đăng ký danh mục nước xuất xứ, (3) thay thế các báo cáo đối với phần giá trị gia tăng bằng mã HS khi xác định nước xuất xứ đối với 6 hạng mục hàng hóa.

Theo như điều luật quản lý chất lượng hàng hóa công nghiệp (Industrial Products Quality Management Act) của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, nhãn mác hàng dệt may phải bao gồm những thông tin sau:

· Thành phần nguyên liệu dệt · Kích cỡ

· Hướng dẫn cách giặt · Tên nhà sản xuất · Nhãn hiệu thương mại · Nhà nhập khẩu

· Địa chỉ và số điện thoại · Tên nước xuất xứ hàng hóa

Nhãn mác đối với sản phẩm dược

· Tên nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu · Tên sản phẩm

· Ngày sản xuất và số lô

· Tên và trọng lượng của từng thành phần · Số lượng

· Số đơn vị

· Phương pháp bảo quản

· Ngày hết hạn lưu hành trên thị trường · Hướng dẫn sử dụng

· Số giấy phép nhập khẩu · Tác dụng của thuốc

· Giá nhập khẩu và giá thành bán lẻ dự định.

Nhãn mác đối với sản phẩm thực phẩm

Tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải ghi nhãn mác bằng tiếng Hàn, bằng chữ hoa rõ ràng và có đầy đủ các thông tin sau:

· Tên sản phẩm: tên trên nhãn mác phải giống với tên đã đăng ký với cơ quan cấp phép / cơ quan giám định.

· Loại sản phẩm: chỉ những sản phẩm được chỉ định mới cần phải cung cấp thông tin về loại sản phẩm.

trong trường hợp hàng bị lỗi / hỏng.

· Ngày, tháng, năm sản xuất, được chỉ định cho những sản phẩm đặc biệt như hộp đựng đồ ăn trưa và hộp đựng đường. Thời hạn lưu hành những sản phẩm này cũng phải được ghi rõ trên nhãn mác. Đối với những sản phẩm như rượu thì không đòi hỏi ghi hạn sử dụng nhưng bắt buộc phải ghi ngày sản xuất (số lô) hoặc ngày đóng chai. Tuy nhiên, yêu cầu đối với hàng chất lỏng này cũng có thể được miễn nếu có số lô hàng hoặc ngày đóng chai. Thời hạn sử dụng: sản phẩm đồ ăn nên ghi rõ thời hạn sử dụng và xác nhận bởi nhà sản xuất.

· Nội dung: cân nặng, số lượng và số món hàng · Những thành phần hoặc nguyên liệu, tỷ lệ thành phần / nguyên liệu

· Tên nguyên liệu chính (hay tên của ít nhất 4 nguyên liệu chính). Tên các nguyên liệu này phải được liệt kê theo thứ tự thành phần / nguyên liệu có tỷ lệ % từ cao xuống thấp. Nước cất vừa đủ không được tính là một trong năm thành phần nguyên liệu chính.

· Chất dinh dưỡng: những thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm nhằm tăng cường sức khỏe, sản phẩm muốn mang nhãn dinh dưỡng hoặc sản phẩm muốn mang ký mã hiệu nhấn mạnh là sản phẩm dinh dưỡng phải theo qui định về ghi nhãn dinh dưỡng.

Những tiêu chuẩn ghi nhãn chi tiết khác đối với thực phẩm bao gồm thông tin cảnh báo, tiêu chuẩn chất lượng khi sử dụng hoặc bảo qản (ví dụ: trọng lượng khô đối với sản phẩm đóng hộp, sản phẩm chiếu xạ…), nhiệt độ bảo quản sản phẩm (sản phẩm phải được bảo quản nơi nhiệt độ thấp.

Vào ngày 28/7/2000, Cơ quan lý Thực và Dược phẩm Hàn Quốc đã sửa đổi bổ sung những quy định về tiêu chuẩn ghi nhãn mác đối với sản phẩm thực phẩm, bao gồm: Tiêu chuẩn ghi nhãn đối với sản phẩm từ động vật nuôi, phụ gia thực phẩm, thiết bị, thùng chứa và bao gói thực phẩm đều có những quy định riêng. Tháng 8/1998, yêu cầu kê giá nhập khẩu trên nhãn mác đã bị hủy bỏ. Ghi giá bán lẻ vẫn được yêu cầu đối với cả các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước đối với những mặt hàng được bán tại các cửa hàng có diện tích sàn trên 33m².

10..6. Luật chống bán phá giá

- Qui định về các loại thuế chống bán phá giá Ví dụ về vụ kiên HQ của Indonesia :

Ngày 04/06/2004, Indonesia yêu cầu được tư vấn về việc Hàn Quốc áp các loại thuế chống phá giá đối với giấy ghi thông tin kinh doanh và giấy in không bao gói sản xuất từ nguyên liệu khác gỗ nhập khẩu từ Indonesia cùng các khía cạnh của cuộc điều tra dẫn đến quyết định áp dụng các loại thuế chống bán phá giá của phía Hàn Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.7.Các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ví dụ về qui định của HQ về xử lý các sản phẩm thuỷ sản không đảm bảo an toàn vệ sinh

HQ có hai cơ quan thanh tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản là cục thanh tra chất lượng sản phẩm thuỷ sản HQ ( NFPQIS) và cơ quan thực phẩm và dược phẩm HQ ( KFDA). Các sản phẩm thuỷ sản vào HQ phải được hai cơ quan này thanh tra và kiểm soát chất lượng theo luật an toàn thực phẩm của HQ

 NFPQIS thực hiện thanh tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu gồm thuỷ sản nguyên liệu như thuỷ sản sống và tôm cua cũng như các sản phẩm sơ chế và không dùng phụ gia.

Khi kiểm tra phải phát hiện các lô hàng không đảm bảo, NFPQIS sẽ: - Thông báo cho bên nhập khẩu và hải quan

- Khi có kết quả, sản phẩm không an toàn sẽ bị tiêu huỷ hoặc trả lại nước xuất khẩu

 KFDA thực hiện thanh tra và kiểm soát chất lượng các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu gồm thuỷ sản nguyên liệu như thuỷ sản sống và tôm cua cũng như các sản phẩm chế biến cho thêm gia vị hoặc tẩm ướp

Một phần của tài liệu 65 Hoàn thiện công cụ Marketing Mix tại Công ty TNHH quốc tế Song Thanh (STI) (Trang 31 - 34)