CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản
- Tập trung nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ, giúp doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu sơ chế, phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường, nhằm giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế sâu rộng, tạo thị phần ổn định trên thị trường khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực tài chính để giúp doanh nghiệp khai thác tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp được phát triển bền vững.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm thủy sản bằng việc tăng cường phối hợp có trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, quản lý các đầu vào cho nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường năng lực kiểm
sốt, giám sát, phịng ngừa và xử lý các vi phạm sử dụng chất cấm, tiêm chích tạp chất nguyên liệu thủy sản.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch chương trình hành động cụ thể theo hướng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản mang tính bền vững, phù hợp với từng nhóm nghề, ngư trường, vùng biển ở những nơi có điều kiện theo hướng cơng nghiệp, hiện đại và bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu để nhằm đạt được hiệu quả cao về kinh tế cũng như lợi nhuận.
3.3. Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
- Hoạt động xúc tiến thương mại ln giữ một vị trí quan trong trong hoạt động xuất khẩu, góp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và trở thành địn bẩy hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và mở rộng thị trường
- Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô - .Xúc tiến ở tầm vĩ mơ nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị
trường xuất khẩu, thơng qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.
- Xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm cơng tác xúc tiến thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hịa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối…