Chương V : Chuỗi giá trị của tập đoàn Nafoods
5.3 Nhận định tập đoàn nên phát triển giá trị gia tăng theo hướng nào
Mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị phải gánh chịu các chi phí gắn với tài sản và sự phân chia các chi phí tác nghiệp trong doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí đồng thời gia tăng giá trị dựa trên 3 phương hướng:
1. Tối ưu hóa từng chức năng;
2. Tối ưu hóa sự phối hợp giữa các chức năng;
3. Tối ưu hóa sự phối hợp giữa các chức năng và bên ngoài.
Từ việc phân tích chuỗi giá trị của Nafoods ở trên, Tập đồn nên phát triển giá trị gia tăng theo cách kết hợp cả 3 hướng. Bởi trong tất cả các hoạt động của chuỗi giá trị đều có sự hợp tác của các bộ phận bên trong và bên ngoài Tập đoàn, đồng thời mỗi chức năng ngồi việc cần được tối ưu hóa thì cịn phải phối hợp giữa các chức năng các để tạo ra sự liên kết, thống nhất giữa các chức năng với nhau. Như vậy Nafoods hồn tồn có thể tối ưu hóa chi phí ở từng khâu đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm.
Ví dụ, Nafoods Group là tập đồn gắn bó với nền nơng nghiệp Việt Nam, đặc biệt là cây ăn quả. Cùng với sự gia tăng nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng trái cây trong nước cũng ngày càng tăng do thu nhập và mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao. Trên thị trường cả trong và ngoài nước đều đang rất đa dạng về các loại giống cây trồng và các loại cây ăn quả, hoa quả quanh năm để phục vụ cho thực khách. Vì vậy muốn tiếp tục phát triển và ngày càng phát triển hơn nữa thì Nafoods nên quan tâm phát triển công nghệ, tập trung nghiên cứu và phát triển hơn nữa các loại giống cây trồng mới, các loại giống cây trồng tạo ra năng suất, chịu được các loại thời tiết khác nhau, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu. Bởi lẽ với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha trộn tính ơn đới tuy rất thuận tiện cho nhiều loại cây ăn quả ở nước ta phát triển nhưng cũng mang lại khơng ít khó khăn do thời tiết mang lại. Tập đoàn cần liên kết hợp tác với nhiều trung tâm nghiên cứu, phát triển cây ăn quả để đem lại nhiều thành công tương tự như khi tập đồn đã thành cơng trong việc mang sản phẩm chanh leo tím Việt Nam sang 50 quốc gia trên thế giới, chiếm 9% tỷ trọng sản lượng chanh leo nhập khẩu tại thị trường Châu Âu.