Thực trạng đổi mới phương thức hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện thanh trì (Trang 51 - 71)

ở huyện Thanh Trì.

HĐND cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thơng qua các hình thức hoạt động của HĐND. Với vai trị là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND cấp xã quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. HĐND cần thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND, giám sát UBND cùng cấp, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. HĐND cấp xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Trong hoạt động của mình, HĐND cấp xã, thường trực HĐND và đại biểu HĐND phải phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Thực tế cho thấy “Hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã được đảm bảo bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của thường trực HĐND, UBND, các ban của HĐND và của các đại biểu HĐND”.

Như vậy về cơ bản hoạt động của HĐND cấp xã được thực hiện thơng qua ba hình thức hoạt động cơ bản:

2.3.1. Hoạt động của tập thể HĐND cấp xã

Hoạt động của HĐND cấp xã được thể hiện rõ nhất thông qua kỳ họp HĐND cấp xã và thông qua các hoạt động giám sát của HĐND.

- Về kỳ họp HĐND cấp xã:

Thực hiện Luật tổ chức HĐND cấp xã và UBND. Căn cứ vào chương trình hoạt động của HĐND cấp xã cũng như yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nhiệm kỳ 2004 - 2011 HĐND cấp xã trong huyện Thanh Trì đã tổ chức được 285 kỳ họp, trong đó có 227 kỳ họp thường kỳ, 32 kỳ họp chuyên đề và 26 kỳ họp bất thường. Các kỳ họp HĐND xã đã thông qua được 687 Nghị quyết, trong đó có 232 Nghị quyết chuyên đề, 455 Nghị quyết thường.

Nhiệm kỳ 2011 - 2016 HĐND cấp xã trong huyện đã tổ chức được 102 kỳ họp, trong đó có 75 kỳ họp thường kỳ, 16 kỳ họp chuyên đề và 12 kỳ họp bất thường. Các kỳ họp HĐND cấp xã đã thông qua được 287 Nghị quyết, trong đó có 97 Nghị quyết chuyên đề, 190 Nghị quyết thường. (số liệu tính đến hết năm 2013)

Các kỳ họp HĐND cấp xã nhìn chung đều được tổ chức đúng luật, đúng chức năng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đáp ứng được địi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của các xã. Các Nghị quyết được ban hành về cơ bản đảm bảo tốt về nội dung, yêu cầu và đúng trình tự, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đúng với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện sự hướng dẫn của HĐND cấp trên, trước khi tiến hành các kỳ họp, hầu hết HĐND các xã đã lên kế hoạch chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp. Thường trực HĐND xã đã báo cáo với thường trực Đảng uỷ tổ

chức hội nghị Liên tịch với UBND xã, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, văn phòng Đảng uỷ, văn phòng HĐND và UBND xã để thống nhất nội dung, chương trình thời gian kỳ họp.

Hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp cũng được hầu hết HĐND các xã thực hiện một cách nghiêm túc, đúng luật.

Tại kỳ họp việc tiến hành nội dung, chương trình kỳ họp, tổ chức cho đại biểu chất vấn và việc trả lời chất vấn cũng được thực hiện khá đầy đủ, có tính khoa học. Nhiều xã cịn phát thanh trực tiếp kỳ họp của HĐND xã cho nhân dân tồn xã theo dõi để có thể đóng góp kịp thời khi phát hiện thấy những vấn đề của mình đưa ra chưa được kỳ họp HĐND giải quyết. Điều này đã góp phần khơng nhỏ giúp cho HĐND xã có thể xử lý kịp thời những khúc mắc của quần chúng nhân dân.

Sau mỗi kỳ họp việc thông tin tuyên truyền, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của kỳ họp cũng như việc thông báo lên cấp trên, thông báo tới các đại biểu, các cấp, các ngành và cử tri trong xã cũng được thực hiện theo đúng nguyên tắc, đúng quy định.

Nhìn chung hình thức hoạt động của tập thể HĐND xã thơng qua các kỳ họp được thực hiện theo đúng luật định, đúng nguyên tắc, điều đó cho thấy khả năng việc thực hiện tổ chức các hoạt động của HĐND theo luật định là khá tốt. Tuy nhiên cũng như ở hầu hết các địa phương khác, hoạt động trong kỳ họp cũng như chất lượng của kỳ họp của HĐND xã ở Thanh Trì vẫn cịn nhiều bất cập.

Theo luật định HĐND các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ, gồm kỳ họp thường lệ, HĐND tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Hầu hết các xã trong huyện đều tổ chức được mỗi năm hai kỳ họp thường lệ, có nhiều xã tổ chức được các kỳ

họp chuyên đề và kỳ họp bất thường. Số lượng các kỳ họp của HĐND xã như vậy là đáp ứng được yêu cầu. Nhưng nội dung và chất lượng kỳ họp thì cịn một số vấn đề cần được giải quyết và quan tâm đúng mức hơn nữa.

Trước hết đó là khâu chuẩn bị trước kỳ họp, việc tiếp xúc cử tri có được thực hiện nhưng nhiều nơi chỉ mang tính thủ tục, ít hiệu quả. Khâu chuẩn bị báo cáo, dự thảo Nghị quyết, đề án trình HĐND xã được thực hiện một cách sơ sài, thiếu dân chủ. Theo quy định: “Chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. HĐND, thường trực HĐND phải gửi đến đại biểu HĐND dự thảo Nghị quyết, báo cáo, đề án trình HĐND, báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND và các tài liệu cần thiết khác” đồng thời “chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, thường trực HĐND thông báo ngày họp, nội dung họp và dự kiến chương trình kỳ họp trên các phương tiện thơng tin, báo chí ở địa phương để nhân dân biết” [49, tr.30].

Thế nhưng phần lớn Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND chỉ báo cáo dự kiến nội dung kỳ họp trước thường vụ Đảng uỷ. Thường vụ Đảng uỷ cho ý kiến về định hướng, yêu cầu … sau đó thường trực HĐND và UBND đơn phương chuẩn bị cho đến khi trình trước kỳ họp. Các tổ đại biểu của HĐND xã khơng có điều kiện để thẩm tra các báo cáo. Các tài liệu về kỳ họp HĐND cũng được gửi cho các đại biểu chậm.

Trung bình mỗi kỳ họp, HĐND các xã ban hành khoảng ba Nghị quyết, ngoài Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cịn có các Nghị quyết chuyên đề về thu chi ngân sách, Nghị quyết về huy động đóng góp của nhân dân, Nghị quyết về hoạt động cơng ích … Với số lượng Nghị quyết như vậy cần phải có thời gian khá nhiều để bàn bạc, thảo luận nhưng hầu hết kỳ họp HĐND của xã chỉ diễn ra trong vòng một ngày, nhiều kỳ họp chỉ diễn ra nửa ngày.

Trong kỳ họp, tại diễn đàn có rất ít đại biểu HĐND tham gia thảo luận, phát biểu, góp ý vào các dự thảo Nghị quyết, báo cáo, các đề án của thường

trực HĐND và UBND cho nên hầu hết các văn bản mà thường trực HĐND và UBND tự soạn thảo đều được thông qua.

Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do trình độ của đại biểu HĐND xã cịn hạn chế, thực chất chưa am hiểu về các vấn đề kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, quản lý đất đai… những đại biểu có một ít kiến thức về vấn đề này thì lại chính là đại biểu đang kiêm nhiệm. Chính vì vậy tính dân chủ trong các Nghị quyết của HĐND cấp hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là một trong những nội dung quan trọng của các kỳ họp HĐND. Vì đây là một hình thức đối thoại trực tiếp vừa thể hiện quyền giám sát của các đại biểu tại kỳ họp, vừa thể hiện tính dân chủ trực tiếp của các đại biểu và cùng đông đảo quần chúng nhân dân.

Thế nhưng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND xã lại làm chưa được tốt.

Thống kê về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của HĐND xã ở huyện huyện Thanh Trì:

Nhiệm kỳ Số phiên họp Số chất vấn

2004 - 2011 268 732

2011 - 2016

(tính đến hết năm 2013) 102 296

(Nguồn: Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì)

Theo số liệu thống kê trên cho thấy rằng, trung bình trong 1 kỳ họp, nhiệm kỳ 2004 - 2011 chỉ có 2,73 đại biểu chất vấn; nhiệm kỳ 2011 - 2016 có 2,96 đại biểu chất vấn. Điều đó cũng cho thấy sẽ có khá nhiều kỳ họp khơng có hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, mặc dù trong hoạt động của HĐND và trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương còn rất nhiều vấn đề khác nữa chưa được giải quyết.

Nguyên nhân của hiện tượng này ngồi việc trình độ hiểu biết của đại biểu HĐND cấp xã cịn hạn chế như đã nói ở trên thì một phần còn do cơ cấu của đại biểu còn chưa hợp lý. Số đại biểu là cán bộ thuộc cơ quan UBND và các ngành thuộc UBND vẫn còn nhiều, họ có trình độ, hiểu biết nhưng họ lại ít chất vấn hoặc chính họ lại là những người phải trả lời chất vấn. Cịn lại các đại biểu ở thơn, xóm, ở các đồn thể vừa ít, vừa hạn chế về trình độ, lại thiếu thông tin, nắm bắt vấn đề không chắc cho nên rất ngại chất vấn hoặc nếu có chất vấn thì nội dung vẫn cịn chung chung, cảm tính, ít chất lượng, hiệu quả.

Với đặc điểm, tính chất đại diện và tính chất quyền lực của HĐND cấp xã trong điều kiện hiện nay. Là tổ chức gắn liền với đời sống thực tiễn, quan hệ trực tiếp với người dân, mọi hoạt động của HĐND cấp xã đều trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích thiết thực của người dân và tiếp nhận sự phản hồi cũng trực tiếp từ người dân. Do vậy kỳ họp HĐND đáng lẽ phải diễn ra sôi nổi nhất, sinh động nhất, diễn đàn của HĐND cấp xã phải là diễn đàn của cư dân trong cộng đồng làng xã, là nơi thể hiện rõ rệt và sinh động nhất phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhưng thực tế đã cho thấy, đến nay các kỳ họp của HĐND cấp xã vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Về hoạt động giám sát của HĐND cấp xã.

Trong hai chức năng quan trọng nhất của HĐND, một là chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, hai là chức năng giám sát. Chức năng quyết định được thực hiện chủ yếu thơng qua kỳ họp HĐND (như đã trình bày ở trên) tuy cịn nhiều bất cập, nhưng chức năng quy định vẫn được thực hiện một cách đầy đủ và rõ nét thông qua các Nghị quyết đã được ban hành và thực thi trong thực tế. Còn đối với chức năng giám sát có thể khẳng định đây là khâu quan trọng nhưng lại là khâu còn rất nhiều hạn chế trong hoạt động của HĐND cấp xã ở Thanh Trì hiện nay.

Nhận thức được hoạt động giám sát là một trong những hoạt động quan trọng, chủ yếu nhất của HĐND. Trên cơ sở quy định của pháp luật, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, HĐND cấp xã ở Thanh Trì đã cố gắng phát huy vai trị của mình trong việc thực hiện chức năng giám sát và đã thu được những kết quả nhất định.

Trong nhiệm kỳ 2004 - 2011 HĐND cấp xã huyện Thanh Trì đã tổ chức được 248 lượt giám sát, với tổng số kiến nghị của các đoàn giám sát là 2488 kiến nghị. Trong đó có 2351 kiến nghị đã được giải quyết một cách kịp thời theo đúng pháp luật, đạt 96%.

Nhiều HĐND xã đã chủ động tìm tịi và áp dụng các hình thức, biện pháp giám sát, kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế. Qua việc nghe và xem xét các báo cáo, qua việc chất vấn và trả lời chất vấn việc tổ chức các đoàn đã giám sát, kiểm tra xuống tận các thôn, làng, tổ dân phố để thu thập ý kiến của cử trị để giúp HĐND nắm được tình hình, có ý kiến kịp thời về nhiều vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Trong thời gian qua hoạt động giám sát của HĐND xã so với các hoạt động khác tuy còn nhiều hạn chế, nhưng nó cũng có những đóng góp tích cực vào việc giải quyết nhiều vụ việc tiêu cực, hạn chế được nhiều vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra ở địa phương. Nhiều đoàn giám sát đã phát hiện được những sai trái trong việc chấp hành pháp luật của cơ quan tổ chức ở cơ sở để kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết xử lý kịp thời, phát hiện được những tiêu cực trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi tài chính, giáo dục.

Nhiều HĐND xã đã phát huy tốt hoạt động giám sát của đại biểu trong việc tiếp dân, giải quyết triệt để mọi thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của các cá nhân, tổ chức tại địa phương, đảm bảo được quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn hạn chế được nhiều hiện tượng tiêu cực trong bộ máy chính quyền

cơ sở. Tránh dẫn đến sự hình thành các điểm nóng như các nhiệm kỳ trước, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, ổn định chính trị, xã hội, tập trung được mọi nguồn lực cho sự phát triển của địa phương.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, hoạt động giám sát của HĐND cấp xã ở huyện Thanh Trì hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế, nhìn chung chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn ở địa phương cũng như với xu thế phát triển chung của đất nước. Cụ thể là:

- Một số HĐND cấp xã chưa xây dựng được lịch hoạt động giám sát định kỳ của mình hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức, các đồn giám sát xuống cơ sở nhiều khi chưa phân biệt rõ được mục đích, tính chất, nội dung của cuộc giám sát dẫn đến việc đồn giám sát thành đồn cơng tác đi thăm, làm việc và khảo sát tìm hiểu tình hình ở các thơn, làng. Cịn nếu có tổ chức được hoạt động giám sát thì do việc chuẩn bị các bước cần thiết cho một cuộc giám sát chưa chu đáo nên việc tham gia giám sát chưa cao, các kết luận thường chung chung, thiếu tính thuyết phục, chưa phản ánh đúng bản chất của vấn đề dẫn đến việc đánh giá, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, các kiến nghị khơng có hiệu quả.

- Việc thực hiện giám sát tại kỳ họp, thông qua việc xem xét báo cáo của thường trực HĐND, UBND, thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn vẫn còn nhiều bất cập. Do việc gửi tài liệu kỳ họp đến tay đại biểu HĐND quá chậm, theo quy định phải gửi trước năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, thì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND cấp xã ở huyện thanh trì (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w