Sinh hoạt Câu lạc bộ nhằm phát huy năng khiếu toàn diện và nâng cao thể chất học sinh ( Câu lạc bộ bóng rổ, cầu lông, cờ vua, võ thuật, điền kinh, tham quan dã

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 31 - 36)

học sinh ( Câu lạc bộ bóng rổ, cầu lông, cờ vua, võ thuật, điền kinh, tham quan dã ngoại.…).

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp học tiếng Anh theo các chủ đề do giáo viên người nước ngoài cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tiếng Anh của nhà trường phụ trách.

7.5. Điều kiện phục vụ :

- Phòng học và nghỉ trưa của học sinh được trang thiết bị theo tiêu chuẩn các trường Quốc tế ở Việt Nam ( mỗi học sinh 1 bàn 1 ghế; bảng chống loá; Ti vi, đầu máy DVD, máy caset. Phòng học và nghỉ trưa lát sàn gỗ; được lắp đặt đèn đủ tiêu chuẩn ánh sáng, có 4 quạt trần và 2 máy điều hoà nhiệt độ, có tủ đựng sách vở, chăn gối , giầy dép cho học sinh. Mỗi học sinh có một đệm nằm riêng..)

- Có nhà ăn và bếp nấu riêng cho học sinh ăn theo tiêu chuẩn 20.000đ (1 bữa chính và 1 bữa phụ ). Bếp và nhà ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. - Có xe ô tô đưa đón học sinh tại các điểm tập trung trong thành phố và xe ô tô đưa đón tại nhà phục vụ theo yêu cầu của cha mẹ học sinh.

* Chuẩn bị tốt nhất cho kì thi Tốt nghiệpTHPT và Đại học, trường THPT Nguyễn Siêu đã tiến hành dạy học theo phương thức :

- dạy kiến thức cơ bản (chuẩn)

- luyện tập để nắm vững kiến thức cơ bản

- sau đó dạy kiến thức nâng cao dần theo SGK nâng cao trên cơ sở kiến thức cơ bản.

* Để thực hiện kế hoạch dạy học 2 trong 1 và đáp ứng được yêu cầu của bộ sách giáo khoa mới, trường THPT Nguyễn Siêu là trường duy nhất của thành phố đã dạy học và quản lý học sinh 11 buổi/ tuần nhằm tăng thời lượng học toàn diện 6 môn cơ bản: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sinh những vẫn đảm bảo học đủ thời lượng các môn khác. Các tiết học tăng cường được xếp lồng ghép trong Thời khóa biểu học chính khóa. Riêng môn Tiếng Anh có thêm 2 tiết học với người nước ngoài nhằm rèn luyện 4 kỹ năng chuẩn bị kiến thức cho HS có thể du học hoặc có thể tiễp xúc vơi người NN trong thời kì Kinh tế hội nhập quốc tế (Thời lượng học vượt quá gấp đôi, gấp ba khung chương trình chuẩn)

* Với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, học để biết, học để hành, học để làm người và học để chung sống nhà trường xây dựng chương trình kế hoạch giảng dạy riêng cho lớp DVGDTDCLC để phù hợp với trình độ của học sinh. Giáo viên luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tự chủ của học sinh, đặc biệt là xây dựng chương trình dạy học bắng giáo cụ trực quan (đồ dùng dạy học tự làm), bằng những chuyến đi thực tế môn học tại các địa điểm khac nhau trong Hà Nội và ngoài Hà Nội (Bảo tàng, các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền thống…). Những bài học được tiếp thu từ thực tế cuộc sống sẽ giúp học sinh có hứng thú trong học tập, biết tự khám phá, tự học tập, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, có một hành trang vững chắc, tự tin trong cuộc sống tự lập sau này.

* Tự học là một trong những yếu tố quyết định đến thành công trong thi cử và trong cuộc sống. Nhà trường luôn động viên, khích lệ các em phải dành thời gian để tự học, tự bồi dựng và ôn luyện kiến thức tại nhà, tránh việc đi học thêm tràn lan, không

* Phát hiện các học sinh có khả năng, năng khiếu đặc biệt để nhà trường và gia đình có kế hoạch bồi dưỡng đẻ phát huy năng lực đó của học sinh.

PHẦN KẾT LUẬN1. Một số kết luận: 1. Một số kết luận:

Nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết và mang tính cấp bách trong các trường THPT. Đối với mỗi trường cần phải có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý dạy học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp trong đó vấn đề quản lý con người được coi là biện pháp quan trọng nhất, quyết định tới sự phát triển của nhà trường trong công tác dạy và học.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn tôi đã mạnh dạn đưa ra 6 giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO là:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên trong nhà trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.

- Kiện tòan bộ máy chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học của người cán bộ quản lý.

- Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường.

- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho việc dạy và học.

- Chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy và học ở mô hình lớp học DVGDTĐCLC để xây dựng thương hiệu, tiến hành hội nhập giáo dục quốc tế:

Với những nội dung đã trình bày trong đề tài cho thấy đề tài đã được thực hiện phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu hết sức

cẩn trọng và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, nhưng chắc chắn còn những biện pháp khác chưa được đề cập tới và đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài trong thực tiễn quản lý chỉ đạo công tác dạy học của nhà trường sau này.

2. Một số đề nghị:

a. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:

- Đối với trường Nguyễn Siêu ngay từ những ngày đầu thành lập (11/9/1991) trường đã có 3 cấp học dưới sự lãnh đạo của 1 Chi bộ Đảng và sự quản lý của 1 Hội đồng quản trị. Về mặt chuyên môn của 3 cấp theo đúng phân cấp về sự chỉ đạo, quản lý, chuyên môn theo Điều lệ nhà trường, còn toàn bộ các hoạt động khác trong nhà trường (đặc biệt là CSVC, công tác nhân sự, quản lý tài chính… đều không thể tách rời) nên Trường đề nghị sáp nhập 2 trường “Trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Siêu” và “Trường Trung học phổ thông Dân lập Nguyễn Siêu” (THCS và THPT) thành 1 trường có nhiều cấp học (theo Luật Giáo dục 2005 và Điều lệ nhà trường do Bộ Giáo dục ban hành). Tên trường như sau:

“TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN SIÊU” NGUYỄN SIÊU”

- Hiện nay theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên trong một nhà trường hiện đang tồn tại rất nhiều các Ban chỉ đạo và các Hội (Qui chế dân chủ, Bảo vệ phụ nữ… Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp thanh niên lớp 9, Hội cha mẹ học sinh…) các ban chỉ đạo đều do Hiệu trưởng làm trưởng ban.

Đề nghị trong nhà trường chỉ nên có những tổ chức hoạt động lãnh đạo (Chi bộ Đảng), các tổ chức quần chúng của Đảng (Liên đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Công đoàn giáo dục) còn các tổ chức khác đều không cần thiết vì nội dung hoạt động của các tổ chức này đều nằm trong các mặt hoạt động của Chi bộ Đảng, Hội đồng quản trị (Hội đồng trường) và các tổ chức quần chúng.

b. Đối với Nhà nước:

- Thành phố nên có chính sách ưu đãi về việc học sinh đi học bằng phương tiện

ô tô hợp đồng tháng (có trợ giá) vì hiện nay nhiều trường dân lập trong đó có trường Nguyễn Siêu có tới 60% học sinh đi học bằng ô tô hợp đồng chạy theo tuyến, điểm đón như công nhân viên chức đi làm. Giá tiền đi xe ô tô tháng cao hơn tiền học phí. Chất lượng ô tô lại kém (chất lượng tốt dành cho kinh doanh du lịch) như vậy là trái với chính sách của Đảng và Nhà nước “cái gì tốt nhất phải dành cho trẻ em”. Việc này các trường đã phản ánh nhiều lần với Thành phố nhưng chưa được thực hiện.

- Về chính sách BHXH, BHYT cho các trường dân lập khi đã tham gia BHXH, BHYT theo đúng khung bậc lương của Nhà nước thì được hưởng các chế độ như cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà nước. Đặc biệt là việc tính lương khi về nghỉ hưu cũng được tính bình quân 5 năm cuối cùng (hiện nay theo qui định là tính bình quân trong tổng số năm tham gia bảo hiểm) đảm bảo sự công bằng cho người lao động.

- Về chính sách thuế đối với các trường ngoài công lập nên “miễn thuế” thay vào đó nên thực hiện chế độ “nộp lệ phí ” cho cơ quan quản lý giáo dục cấp trên để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý cấp trên làm tốt công tác chỉ đạo toàn diện và hỗ trợ các trường ngoài công lập phù hợp với thực tiễn hoạt động của các trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX. 2/ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, IX ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia- 1996 ).

3/ Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 ( Nhà xuất bản khoa học - xã hội ).

4/ Luật giáo dục ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 ). 5/ Giáo trình dùng cho cán bộ quản lý trường THPT, Hà Nội 2006.

6/ Kỷ yếu Hội thảo xây dựng hệ thống giảI pháp củng cố và phát triển các trường ngoài công lập Hà Nội

7/ Đề án tổ chức lớp Dịch vụ giáo dục trình độ chất lượng cao của trường THPT Nguyễn Siêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w