Bài học thực tiễn từ quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN HÌNH (Trang 42 - 46)

IV – BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Bài học lý thuyết

2. Bài học thực tiễn từ quá trình hoạt động

Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà em học hỏi được trong quá trình thực tập. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu cơng việc mình được giao,

chủ động đề xuất và cùng làm việc với các phóng viên, biên tập viên của phịng… Trải qua q trình thực tập, em cảm nhận được tinh thần chủ động là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên Truyền hình để có thể phát triển được tốt nhất khả năng của bản thân.

Những bài học nhỏ nhưng tích lũy dần sau thời gian làm truyền thơng theo nhóm đã trở thành hành trang quý báu để bản thân em vững vàng hơn trong môi trường học tập và làm việc.

Trong thời gian thực tập tại VOVTV, em đã có nhiều trải nghiệm trong mơi trường truyền hình thực tế

Cũng như các loại hình báo chí khác, truyền hình có chức năng tun truyền cổ động, giáo dục và tổ chức và các chức năng khác như thơng tin, giải trí … Với truyền hình khi được duyệt đề cương kịch bản cũng là lúc một ekip sản xuất chương trình được hình thành, có thể trưởng ban biên tập sẽ tổ chức ekip theo ý muốn của mình hoặc người viết đề cương kịch bản hay đạo diễn lựa chọn ekip. Sự chuẩn bị về máy quay phim và các thiết bị phụ trợ như đèn chiếu sáng các loại, micro, băng ghi hình … thậm chí cả phương tiện, tiền bạc chính là quá trình hình thành một ekip thực sự gồm biên tập, quay phim, kỹ thuật hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lái xe. Điều kiện hoạt động của ekip truyền hình trong sáng tạo tác phẩm là các thành viên ln cùng có mặt tại hiện trường, có phương tiện kĩ thuật và hoạt động đồng sáng tạo.

Sự trao đổi giữa các thành viên trong ekip được thực hiện trước khi xuống hiện trường đặc biệt là giữa biên tập hay đạo diễn với quay phim. Quá trình thu thập hình ảnh, thơng tin địi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, chính xác giữa biên tập, quay phim, kỹ thuật hình, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng và lái xe.

Thực tế hoạt động nghề nghiệp có lúc phải sử dụng ống kính “dấu kín” hoặc những cuộc phỏng vấn, chớp nhống những nhân vật chính. Trong phóng sự điều tra địi hỏi sự nhanh nhạy, trình độ chun mơn cao của các thành viên để nắm bắt được thực tiễn diễn ra từng giây, từng phút và không lặp lại. Việc thu lượm hình ảnh và thơng tin về sự kiện, vấn đề của cuộc sống kết thúc giai đoạn tiền kỳ của quá trình hình thành một tác phẩm truyền hình.

Sự phối hợp giữa biên tập và người dựng hình thực chất là một quá trình đồng sáng tạo. Tuy nhiên, thực tế ở truyền hình nước ta thiếu sự hợp tác chặt chẽ, thậm chí sự bất hợp tác do quan niệm, cách ứng xử và cả quan hệ kinh tế giữa đạo diễn,

biên tập và người dựng. Kỳ thực tập này chính là cơ hội để em trực tiếp áp dụng những kiến thức lý thuyết vào môi trường làm việc thực tiễn.

2.3 Nâng cao các kỹ năng cần thiết

Kỹ năng sản xuất: Trong truyền hình, kĩ năng sản xuất là rất quan trọng,

chiếm gần như là một nửa sứ mệnh của cả chương trình bởi nó sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng nội dung và hình ảnh sẽ được phát sóng. Những kỹ thuật cơ bản như thao tác làm việc với máy quay, set up đèn trường quay, set up micro,… em đã được các anh/chị ở đội quay phim hướng dẫn rất tận tình, chu đáo. Bên cạnh đó, khả năng tổng quát hóa, suy nghĩ ý tưởng cũng như xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất cũng được rèn luyện thêm.

Kỹ năng biên tập: em đã thu nhận được khá nhiều kiến thức nghiệp vụ thú vị

và có ích. Ví dụ như: trong q trình ghi hình, khách mời hồn tồn có thể chệch hướng nội dung hoặc quá vui vẻ khiến câu chuyện bị lan man, chệch hướng và chương trình khơng theo sát với các ý ban đầu. Tuy nhiên khi được làm việc với ekip và sự chỉ dạy của mọi người, kĩ năng biên tập của bản thân cũng được nâng cao, biết chọn lọc, cắt ghép những ý phù hợp và loại bỏ những nội dung dông dài, sao cho đảm bảo đúng, đủ những thơng tin thiết yếu nhất.

Kỹ năng mềm: ngồi những kĩ năng liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ,

bản thân em trong q trình gắn bó tại VOVTV cũng đã trau dồi thêm được cho mình nhiều kỹ năng mềm mà khó có thể có được chỉ bằng lý thuyết. Đó là những khả năng về sắp xếp hợp lý thời gian và cơng việc, khả năng nhạy bén, xử lý tình huống phát sinh (VD: trang phục của khách mời có sự cố, phải ln mang theo sẵn kim băng hoặc kẹp ghim đề phịng, khi quay thiếu đạo cụ thì có thể linh động chuyển sang quay những phần khác trước trong khi chờ mua thêm đạo cụ,…)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN HÌNH (Trang 42 - 46)