ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KÊ TÓAN MỚI ( KHẤU HAO, DỰ PHÒNG, CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ):

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng ( DRC) (Trang 29 - 33)

PHÒNG, CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ):

6.1 Khấu hao:

So với Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung, làm rõ hơn: Trường hợp

mua là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đưa TSCĐ vào sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp dỡ bỏ nhà cửa, vật kiến trúc để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất ghi nhận như trên; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới là giá quyết toán công trình, tài sản dỡ bỏ hạch toán theo qui định thanh lý TSCĐ.

Theo thông tư này, việc tách riêng giá trị quỳên sử dụng đất và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc thì trên bảng cân đối kế tóan, chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình sẽ giảm, tài sản cố định vô hình sẽ tăng và đồng thời công tác tính khấu hao được chính xác hơn. Giá trị quyền sử dụng đất sẽ không bị khấu hao cùng với khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, do đó chi phí khấu hao sẽ ít hơn so với nếu xác định khấu hao theo thông tư 206. Hơn nữa, phần chi phí khấu hao còn phản ánh cho phần giá trị tài sản sẽ được đẩy vào chi phí, giúp DN nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Mặt khác, việc tính khấu hao không được sử dụng đối với quyền sử dụng đất nên chi phí khấu hao phải trích sẽ nhỏ hơn lúc chưa tách riêng giá trị đất và giá trị nhà cửa, vật kiến trúc, như vậy sẽ giúp giảm bớt chi phí để tính giá thành sản phẩm, hàng tồn kho, doanh nghiệp có thế cạnh tranh về mặt giá cả sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc theo dõi giá trị sử dụng đất sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp doanh nghiệp muốn đánh giá lại giá trị quyền sử dụng để trao đổi, mua bán hay góp vốn. Ngòai ra, giá trị về về mặt vật chất sẽ chính xác với giá trị trên sổ sách.(vì khi khấu hao nhà của cùng với khấu hao giá trị đất, đến khi khấu hao hết thì về mặt giá trị sổ kê toán phần giá trị đất không còn nữa, nhưng thực tế nó không hề bị mất đi mà ngày càng tăng theo thời gian, việc đánh giá lại giá trị của nó hết sức khó khăn, khi bán đi chỉ tăng thêm phần thu nhập khác của DN, như vậy sẽ phản ảnh không đúng giá trị của nó).

Việc khấu hao tài sản có tác động trực tiếp lên các báo cáo tài chính, cụ thể là tới thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khấu hao không phải là khoản chi

thực tế bằng tiền, mà chỉ được trích trên sổ sách, nên nói không ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền thực tế của doanh nghiệp ngoài việc tác động đến khoản thuế phải nộp.

6.2 Các khỏan dự phòng:

Khoản dự phòng trên báo cáo tài chính cụ thể hóa những rủi ro hiện tại có thể dẫn đến sự suy giảm các khoản mục tài sản hoặc gia tăng nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Việc xác định khoản dự phòng cần trích lập thể hiện tính tuân thủ chặt chẽ với nguyên tắc thận trọng trong kế toán.

Khoản dự phòng hoàn

nhập Ảnh hưởng tới thu nhập/chi phí khi hoàn nhập dự phòng

Thông tư 13 (trước năm 2009)

Thông tư 228 (từ năm 2009)

Giảm giá hàng tồn

kho Ghi nhận là thu nhập khác Giảm giá vốn hàng bán

Tổn thất các khoản

đầu tư tài chính Ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính

Giảm chi phí tài chính

Nợ phải thu khó đòi Ghi nhận là thu

nhập khác Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảo hành - Sản phẩm, hàng hóa - Công trình xây lắp - Ghi nhận là thu nhập khác - Ghi nhận là thu nhập khác - Giảm chi phí bán hàng - Ghi nhận là thu nhập khác

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : so với thông tư 13, thông tư này có điểm mới là khi Số phải trích lập < số dư khoản DP thì phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán, khác với TT13 là ghi tăng thu nhập khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu lãi gộp theo thông tư mới sẽ tăng so với theo thông tư cũ, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận khác sẽ giảm, do đó sẽ không ảnh hưởng lợi nhuận kế tóan trước thuế.

- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đối với các hạng mục chứng khoán đầu tư, Thông tư 13 không đưa ra những quy định chi tiết trong việc xác định giá thị trường của các khoản mục này. Điều này dẫn tới việc thiếu tính nhất quán trong việc lập dự phòng giảm giá tương ứng và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng này theo hướng có lợi cho mình. Không những gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận cũng như giá trị thuần của khoản chứng khoán đầu tư cho mục đích kế toán, việc thiếu cơ sở pháp lý trong nghiệp vụ này còn đem lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế khi xác định khoản chi phí dự phòng được trừ cho mục đính tính thuế TNDN.

Xử lý khoản dự phòng: nếu dự phòng phải trích < số dư thì ghi vào giảm chi phí tài chính. Khác với TT13 vào doanh thu tài chính. Do vậy sẽ làm lợi nhuận trước thuế

không đổi. Đối với DRC thì không có các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn, chỉ có 1 khoản đầu tư vào công ty liên doanh , liên kết và cũng không có khỏan trích lập dự phòng nên sự thay đổi này không ảnh hưởng đến cty.

- Đối với khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, Thông tư 228 quy định trích lập đối với các khoản nợ quá hạn từ 6 tháng trở lên (3 tháng theo Thông tư 13) và cho phép trích lập 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên, thay cho việc coi đây là nợ không có khả năng thu hồi và phải có biên bản xử lý của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp như quy định tại Thông tư 13. Thông tư 228 quy định việc theo dõi các khoản nợ phải thu đã có quyết định xử lý trong thời hạn từ 10 - 15 năm, thay cho khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm tại Thông tư 13. Như vậy thông tư mới sẽ làm giảm áp lực của doanh nghiệp đối với việc theo dõi các khỏan phải thu khó đòi. Làm giảm khỏan chi phí phải trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến phần lợi nhuận của DN.

Xử lý các khoản dự phòng: vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khác với TT13 khoản phải trích nộp < số dư cho vào thu nhập khác.

Mặc dù tổng lợi nhuận kế toán trước thuế không có gì thay đổi, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác sẽ thay đổi. Tuy nhiên đối với DRC thì không có các khoản dự phòng phải thu khó đòi nên sự thay đổi trong khỏan dự phòng này sẽ không ảnh hưởng đến báo cáo của DN.

- Thông tư 228 cũng tách biệt giữa bảo hành sản phẩm, hàng hóa và công trình xây lắp, theo đó doanh nghiệp không được trích lập quá 5% trên tổng doanh thu tiêu thụ đối với sản phẩm, hàng hóa hay 5% tổng giá trị công trình đối với công trình xây lắp. Khoản dự phòng được hạch toán vào chi phí bán hàng (đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa) hoặc sản xuất chung (đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: Xử lý khoản dự phòng (TT13 ko tách dự phòng bảo hành công trình xây lắp để xử lý theo cách riêng) o Số phải trích lập < số dư (TT13 cho vào thu nhập khác)

o Đối với dự phòng bảo hành sp, hh ghi giảm chi phí bán hàng o Đối với bảo hành công trình xây lắp ghi vào thu nhập khác.

Mặc dù tổng lợi nhuận kế toán trước thuế không có gì thay đổi, tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận thuần tăng và lợi nhuận khác sẽ giảm.

Việc ghi giảm các chi phí tương ứng khi thực hiện hoàn nhập dự phòng này cho phép doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính của mình thu nhập “thực”, mà không bao gồm thu nhập ghi nhận từ bút toán hoàn nhập, thường được thực hiện trong kỳ kế toán ngay tiếp theo kỳ kế toán thực hiện trích lập khoản dự phòng tương ứng.

6.3 Chênh lệch tỷ giá:

STT Nội dung chi phí, thu nhập Thông tư 130/2008/209 Thông tư 177/2009/TT-BTC Thông tư 201/2009/TT-BTC 1 Khoản lỗ

giá hối đoái do

đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh) hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (Chỉ tiêu B14 trong tờ khai tự quyết toán thuế TNDN)

trả, phải thu (không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn) nếu thỏa mãn điều kiện sau: Chỉ

được phân bổ phần chi phí vào năm đó với điều kiện không làm doanh nghiệp phát sinh lỗ, phần còn lại sẽ phân bổ cho năm sau nhưng phần phân bổ trực tiếp cho năm phát sinh phải ít nhất bằng số chênh lệch của khoản nợ đến hạn phải trả trong năm đó (dù cho có làm KQKD của doanh nghiệp có bị lỗ cũng vẫn được tiến hành phân bổ vào chi phí)

- Không đưa vào chi phí đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các lọai tài sản ngắn hạn (tiền mặt) họăc nợ phải trả ngắn hạn (dưới 1 năm) - Lỗ CLTG các khỏan phải trả dài hạn do đánh giá lại được đưa vào chi phí trong kỳ nhưng phải đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ. Nếu lỗ thì phân bổ cho các năm sau nhưng không quá 5 năm và phải đảm bảo điều kiện là số phân bổ tối thiểu phải bằng số dư nợ dài hạn đến hạn phải trả trong năm. - Lỗ CLTG các khỏan phải thu dài hạn được phép đưa tòan bộ vào chi phí trong năm, không có điều kiện phân bổ. 2 Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ

Không tính được vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (Chỉ tiêu B21 trong tờ khai tự quyết toán thuế TNDN) đối với các khỏan đánh giá lại chênh lệch tỷ giá

Phải đưa vào thu nhập chịu thuế TNDN đối với các khỏan CLTG do đánh giá lại các khỏan nợ phải trả bằng ngoại tệ, không phân

biệt ngắn hạn hay dài hạn

- Không đưa vào thu nhập đối với chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các lọai tài sản ngắn hạn (tiền mặt) họăc nợ phải trả ngắn hạn (dưới 1 năm)

- Lãi CLTG các khỏan phải thu dài hạn phải đưa tòan bộ vào thu

bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh nhập trong năm. - Lãi CLTG các khỏan phải trả dài hạn phải đưa tòan bộ vào thu nhập trong năm.

Với thông tư mới này , doanh nghiệp có thế quản lý tốt hơn vấn đề chi phí đối với từng loại tài sản hay nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn. Việc ghi nhận chi phí được đánh giá đúng theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong kỳ, giúp doanh nghiệp xác định đựoc chính xác chi phí hợp lí hợp lệ để trong ghi nhận kết quả kinh doanh, từ đó xác định đựoc phần thu nhập chịu thuế, lợi nhuận trong kì được chính xác, tránh gây ra sự biến động quá lớn trong kết quả do khỏan mục này gây ra.

Điều này khác với thông tư 130/2008 là việc hạch toán chenh lệch tỷ giá ngoại tệ đối với các khoản tiền và các khoản phải thu phải trả khác không đựoc hạch toán vào chi phí hay thu nhập khác,nên việc này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng ( DRC) (Trang 29 - 33)