Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu đa dạng hóa các môi trường sản xuất bacterial cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylium (Trang 44 - 45)

5.1 Kết luận

Qua thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi đã thu được các kết quả và rút ra một số kết luận như sau:

- Thuần khiết giống A. xylinum từ giống chai sẵn có, giữ giống trên môi trường thạch nghiêng là công đoạn cần thiết để tránh hiện tượng thoái hóa giống, giúp phục hồi giống nhanh sau thời gian dài bảo quản.

- Thành phần môi trường nước cốt dừa có tỷ lệ pha loãng là 10 lần (cơm dừa / nước = 1/10); hàm lượng DAP 0,6 %; SA 0,6 %; saccharose 6 % là thích hợp nhất cho lên men sản xuất BC.

- Công thức thích hợp nhất cho lên men sản xuất BC trên môi trường nước dứa: Tỷ lệ dứa / nước = 1/10, DAP 0,6 %; SA 0,8 %; saccharose 2 %

Hay:

Tỷ lệ dứa / nước = 1/30; DAP 0,6 %; SA 0,8 % và saccharose 6%

- Nước cốt dừa và nước dứa có khả năng thay thế nước dừa già làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất BC từ A. xylinum.

- Có thể dùng các loại acid khác thay thế acid acetic để điều chỉnh pH đến 4,5 làm môi trường lên men. Các acid vô cơ khác (HCl, H2SO4) rẻ hơn sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất.

5.2 Đề nghị

Do giới hạn về thời gian và điều kiện thí nghiệm nên đề tài còn nhiều hạn chế. Nếu được tiếp tục nghiên cứu với điều kiện tốt hơn, chúng tôi xin đề nghị một số ý kiến sau:

- Tiến hành các thí nghiệm trên ở quy mô lớn hơn.

- Lặp lại thí nghiệm nhiều lần hơn để kiểm chứng các kết quả thu được.

- Nghiên cứu xác định công thức sản xuất BC trên một số môi trường khác: nước mía, nước chiết bã men bia, rỉ đường… để mở rộng nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu đa dạng hóa các môi trường sản xuất bacterial cellulose từ vi khuẩn Acetobacter xylium (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)