Đánh giá tình hình nhiễm Coliforms và E.coli trong nƣớc giải khát

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm E.coli và Coliforms trong nước uống (Trang 40)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá tình hình nhiễm Coliforms và E.coli trong nƣớc giải khát

Với kết quả thu đƣợc trong thí nghiệm trên ta thấy mức độ nhiễm E. coli

Coliforms trong các mẫu nƣớc giải khát không đóng chai đƣợc bán lẻ trên địa bàn Thủ Đức rất cao so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.

Sở dĩ có đƣợc kết quả này là do nhiều nguyên nhân nhƣng theo thống kê của Bộ Y tế có khoảng 49,1 – 91,6% các cơ sở không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, 85,9 – 99,2% cơ sở vận chuyển, bảo quản không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, 37 – 88% nơi bán hàng, trang thiết bị và dụng cụ chế biến không bảo đảm vệ sinh; 43,8 – 88% ngƣời kinh doanh, chế biến thực phẩm không chấp hành các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đó là lý do khiến cho các loại nƣớc giải khát bán tại các chợ bị ô nhiễm. Hệ quả nhãn tiền là mỗi năm lại có hàng trăm ngƣời phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc. Theo thống kê giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy đã có 988 vụ ngộ độc với 23190 ngƣời mắc và 263 ngƣời chết. Tất nhiên trên thực tế, những con số ngoài báo cáo sẽ còn cao hơn nhiều.

Ngƣợc lại, so với các loại nƣớc giải khát không đóng chai thì các loại nƣớc giải khát đóng chai thì ƣu việt hơn nhiều, không có sự xâm nhiễm của E. coli

Coliforms trong nƣớc đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nguyên nhân là do các Công ty này rất chú tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm của mình, đây là yếu tố cạnh tranh nên đã đầu tƣ các thiết bị hiện đại để kiểm tra và xử lý sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm E.coli và Coliforms trong nước uống (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)