Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội nói chung, quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng có vị trí hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thu nộp bảo hiểm xã hội đúng, đủ, kịp thời. Khơng có thanh tra, kiểm tra thì khơng thực hiện đúng chức năng lãnh đạo, quản lý về bảo hiểm xã hội.
Thanh tra về bảo hiểm xã hội là biện pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, thực hiện xử lý hành chính và phạt tiền đối với người sử dụng lao động, nếu có những vi phạm về bảo hiểm xã hội (hiện nay theo quy định thẩm quyền xử lý là: Thanh tra liên ngành gồm: Phòng lao động thương binh xã hội huyện Thanh Trì, Liên đồn lao động huyện Thanh trì, Bảo hiểm xã hội huyện). Cịn kiểm tra là biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền sử dụng để kiểm tra, chấn chỉnh các khâu trong quản lý bảo hiểm xã hội nói chung, quản lý thu nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc nói riêng đảm bảo theo đúng các quy định; kiểm tra khơng có quyền xử lý vi phạm hành chính và phạt tiền, mà chỉ kiến nghị xử lý khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về bảo hiểm xã hội (đó là kiểm tra của cơ quan bảo hiểm xã hội). Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu nộp bảo hiểm xã hội tức là đề cập đến vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm xã hội thông qua việc chấp hành các quy định đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành thu nộp bảo hiểm xã hội theo quy định đối với người lao động, người sử dụng lao động, cần phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, một mặt biểu dương người tốt, việc tốt, đồng thời phát hiện lệch lạc, vi phạm để có biện pháp nhắc nhở kịp thời và áp dụng những hình thức xử lý để răn đe, giáo dục khơng tái phạm những lần sau. Đây là cơng việc thường xun, vì thực trạng hiện nay nhiều đơn vị sử dụng lao động, ngoài việc trốn tránh nghĩa vụ tham gia, lại chậm nộp bảo hiểm xã hội đã làm ảnh hưởng tới việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Phải có chế tài đủ mạnh đảm bảo nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và tập quán pháp luật của đất nước. Thiếu chế tài thoả đáng, hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bị lạm dụng và sẽ không thực hiện được chức năng đáp ứng bù đắp thu nhập cho các thành viên tham gia bảo hiểm xã hội. Bản chất của chế tài là đề ra các biện pháp pháp luật thoả đáng trong phạm vi pháp luật mà các bên liên quan có thể chấp thuận được vì lợi ích chung. Nhưng để chế tài thực hiện được thì bản thân hệ thống bảo hiểm xã hội cũng phải phù hợp, tiến tới hoàn thiện (các quy định về đóng - hưởng, các thủ tục thu nộp bảo hiểm xã hội, tính minh bạch của hệ thống tài chính…). Khi người sử dụng lao động thấy rõ và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội thì mức độ sẵn sàng hợp tác với cơ quan bảo hiểm xã hội tốt hơn. Như vậy sẽ tạo ra sự tuân thủ tự giác, sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì phải thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sớm việc đưa việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào kỷ cương, nề nếp.
Định kỳ cán bộ chuyên thu cần đến đơn vị kiểm tra đồng thời đơn đốc thu tháng đó.
Đối với tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội thì cán bộ thu cần tìm hiểu nguyên nhân, các đơn vị đóng thường là các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hay đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu hay phá sản… từ đó phải lập danh sách, phân loại, lên kế hoạch có thể thu dần hoặc đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử phạt.