Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tầm ảnh hưởng và hậu quả của tin đồn thất thiệt với ngân hàng ACB (Trang 31 - 35)

“Có thể nói giống như xây dựng một ngôi nhà, người ta tính toán sao cho không để xảy ra lún sụt, nứt tường, thấm dột, còn những tai họa bất ngờ như động đất, bão lũ thì chịu! Vấn đề là căn nhà có chịu đựng nổi khi tai hoạ ập đến hay không”

Những rủi ro không suy tính được chính là những “tai họa bất ngờ” mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không mong muốn gặp phải.Đối với ngân hàng-một ngành nghề kinh doanh đầy rủi ro thì những rủi ro không suy tính được mà trong nội dung bài tiểu luận này là rủi ro do tin đồn thất thiệt có thể gây ảnh hưởng đến không chỉ chính ngân hàng đó mà là cả một hệ thống ngân hàng.

Như chúng ta cũng đã biết hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia như một mắc xích trong cả hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất

khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.Sự cố ngân hàng Á Châu (ACB) vừa qua được nhiều chuyên gia trong ngành nhận định là một bài học kinh nghiệm đáng quan tâm về việc quản trị rủi ro đối với hệ thống ngân hàng mà cụ thể ở đây là quản trị rủi ro những tin đồn thất thiệt. Ta có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, mỗi ngân hàng cần phải đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, rõ ràng khi thành lập ngân hàng thương mại cần đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Ngân hàng nên duy trì mức vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng mình.Nhưng điều quan trọng chính là ngân hàng cần công bố rõ những thông tin tài chính một cách thành thực, minh bạch để khách hàng hay các nhà đầu tư có thế xây dựng được lòng tin với ngân hàng sẽ giúp tránh được tình trạng khách hàng đổ xô đi rút tiền (có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng) chỉ vì những tin đồn thất thiệt thiếu căn cứ.

=> Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở trường hợp của ACB không chỉ khoanh hẹp lại phạm vi khủng hoảng vì một tin đồn mà chính là do lòng tin của người dân về hệ thống ngân hàng đã chưa đủ nhiều và do đó dễ hoang mang khi có những tình huống xấu.

=> Tương tác giữa khách hàng và ngân hàng trong thời đại ngày nay không chỉ đơn giản qua những con số, những hợp đồng được ký kết, bởi vì với sự phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng thì việc lựa chọn ngân hàng nào phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng với ngân hàng đó đến đâu. Do đó, với sự cố của ACB, với ACB nói riêng và cả hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cần chú trọng hơn nữa công tác dịch vụ khách hàng để tăng cường sự gần gũi giữa khách hàng và ngân hàng. Ngoài những thông tin cơ bản trước đây thì ngân hàng còn nên thường xuyên gửi thư ngỏ đến khách hàng, báo cáo về tình hình kinh doanh của ngân hàng mình (những thông tin này đã được kiểm toán), tận dụng nhiều kênh truyền thông để đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách hàng vì sức mạnh của truyền thông là vô cùng quan trọng và hữu hiệu để các ngân hàng có thể truyền tải thông điệp của mình đến với khách hàng.

Thứ hai, với sự cố của ACB ta có thể nhận thấy tốc độ xử lý thông tin của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Trong thực tế, ACB vì những lý do chủ quan, trong đó một phần do không có một bộ phận PR (public relations) chuyên nghiệp nên đã để cho giai đoạn “ủ bệnh” này kéo dài quá lâu. Cả tuần trước sự cố rút tiền, khi tin đồn mới được tung ra, đã không hề có một thông tin đính chính chính thức nào từ phía ACB. Mãi sang đến tuần sau, ACB mới bắt đầu phản ứng. Khi đó, công chúng đã chuyển qua giai đoạn phản ứng rút tiền ra, một phản ứng rất hợp “lẽ thông thường”.

Hiện nay tất cả các ngân hàng đều có bộ phận đánh giá và xử lý rủi ro. Nhưng lâu nay, các loại rủi ro được dự báo và xử lý trên những định lượng phân tích được, còn những rủi ro về thị trường, như tin đồn thất thiệt chẳng hạn, ngân hàng khó có thể đánh giá được.Tuy nhiên dù là những rủi ro được liệt kê là những rủi ro không suy tính trước được khiến cho việc quản trị rủi ro của ngân hàng gặp nhiều khó khăn song một khi đã xảy ra sự cố nhất là trong hoạt động của ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng Domino ảnh hưởng đến cả một dây chuyền hệ thống các ngân hàng thì việc xử lý rủi ro do tin đồn thất thiệt thế này cần phải có phản ứng thật “nhạy”, và cần phải được xử lý ngay nhất là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay với tốc độ lan truyền thông tin “chóng mặt”.Mặt khác, trong cơ chế vận hành của tin đồn về sự cố ACB, đã không có chỗ cho sự kiểm chứng khả tín.

=> Cần phải có một bộ phận xử lý thông tin chuyên biệt để có thể phản ứng ngay ngay khi có sự số xảy ra, đầu tư chú trọng hơn nữa đến bộ phận PR (quan hệ công chúng) của ngân hàng để có thể xử lý được những sự cố đó bên cạnh việc minh bạch trong hệ thống tài chính của ngân hàng để làm cơ sở cho lòng tin của khách hàng.

Thứ ba với sự cố tin đồn thất thiệt năm 2003, ACB đã khôi phục đầy đủ quyền lợi của nhiều khách hàng vì lo sợ khi nghe tin đồn mà vội vã rút tiền khỏi ngân hàngchấp nhận thiệt thòi về lãi suất là một trong những biện pháp ACB tiến hành để khắc phục sự cố có lẽ cũng đồng thời là bài học cho các ngân hàng khác khi gặp tình huống tương tự.

Thứ tư với các ngân hàng nhà nước và chính phủ cần cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa những tin đồn thất thiệt đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng khi hậu

quả xấu đối với một ngân hàng có thể kéo theo hàng loạt các ngân hàng khác cũng bị ảnh hưởng tương tự

Thứ năm bên cạnh sự nỗ lực tạo sự tương tác gần gũi hơn nữa đối với khách hàng của mình từ các ngân hàng thì phía khách hàng và các nhà đầu tư thì cần có sự cập nhật và trang bị cho mình những thông tin cần thiết, không nên chỉ nghe những tin đồn vô căn cứ mà hoang mang rồi tạo hiệu ứng dây chuyền đến người khác.

Tóm lại, việc quản trị rủi ro nhất là những rủi ro không suy tính được như những

rủi ro do thị trường, thiên tai, hay tin đồn thất thiệt được đề cập đến trong bài tiểu luận này là không dễ dàng do đó ngoài những giải pháp cụ thể được nêu ra trong phần giải pháp bài học kinh nghiệm rút ra tổng quát nhất từ sự cố của ACB đó là hãy tạo lòng tin cho khách hàng từ những việc căn bản nhất và hãy xử lý thông tin kịp thời, nhanh nhất có thể.

KẾT LUẬN

Trong thời đại mà các phương tiện thông tin phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn cộng với môi trường luật pháp của ta còn chưa thực sự chặt chẽ, nhiều kẻ hở và thiếu những biện pháp mang tính răn đe, việc những tin đồn thất thiệt xuất hiện từ những đối thủ giấu mặt là điều các DN nói chung, NH ACB nói riêng có thể đối mặt bất cứ lúc nào. Trải qua một giai đoạn “đen tối” do những tác hại mà tin đồn thất thiệt gây ra đã làm cho các nhà quản trị của ACB có cái nhìn toàn cục và thực tế hơn về việc phòng chống những tin đồn và cách giải quyết khi nó ập đến.

Ví nó luôn là nguy cơ đe dọa thường trực đối với hoạt động của NH, do đó ban quản trị ACB cần nhận thức, cần làm quen với việc “sống chung” với nó. Giải pháp cơ bản và hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro này vẫn là công khai minh bạch thông tin, chẳng những đem lại lợi ích phòng chống rủi ro cho NH mà còn đem đến lợi ích cho khách hàng, làm cho họ có cái nhìn khách quan nhất về tình hình hoạt động của tổ chức, khi những tin đồn lan ra thì khách hàng cũng bình tĩnh hơn để tự mình đánh giá suy xét sự việc.

Khi tin đồn lan ra, NH cần phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông có uy tín- là 2 kênh mà NH có thể nhờ vào đó để bác bỏ những thông tin sai trái, ổn định tâm lý dư luận. Mặt khác trong tương lai, NH ACB cần phải tạo được sự liên kết với các NHTM CP khác để khi có vấn đề xảy ra sẽ không phải lúng túng trong vấn đề thanh khoản và tránh được hiệu ứng domino cho toàn ngành, điều mà không một ngân hàng nào muốn xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tầm ảnh hưởng và hậu quả của tin đồn thất thiệt với ngân hàng ACB (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w