II. Tính khả thi
2.1 Chủ quan từ Nhà máy
Hiện nay, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực của Nhà máy còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Do đó, việc đổi mới công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực là rất cần thiết và quan trọng nhằm tăng khả năng lao động, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng tối đa nguồn nhân lực dẫn đến giảm chi phí trong việc sử dụng nguồn lao động từ đó sẽ góp phần giảm bớt tính bất ổn định, tính rủi ro và tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, gần đây Nhà máy đã bắt đầu chú ý đến công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, bước đầu chú ý đến công tác tuyển dụng đầu vào cho quá trình sản xuất.
2.2 Khách quan từ bên ngoài
Theo dự báo của Nhà máy và các chuyên gia trong ngành xây dựng, nhu cầu sử dụng xi măng trong năm 2006 có khả năng sẽ tăng mạnh, bởi do chịu ảnh hưởng của những đợt giá thép xây dựng tăng quá cao. Trong năm 2005, một lượng đáng kể các công trình xây dựng bị chậm lại và kéo dài sang năm nay. Hơn nữa, từ năm 2004 đến nay, giá nhiều loại nông lâm thuỷ sản (lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu ...) tăng liên tục và luôn đứng ở mức cao đã làm góp phần
đáng kể làm tăng thu nhập và sức mua cho người nông dân, nhờ đó mà đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn và các tầng lớp dân cư cũng đầy tiềm năng. Theo đó, nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng nói chung và nhu cầu xi măng nói riêng có xu hướng gia tăng. Trong một dự báo gần đây nhất, Tổng công ty Xi măng Việt Nam tuyên bố trong năm 2006, nhu cầu sử dụng Xi măng của cả nước vào khoảng 29,1 triệu tấn, tăng gần 10% so với năm 2005. Trong khi đó, sản lượng xi măng sản xuất của các nhà máy trong nước có khả năng đạt khoảng 22,6 triệu tấn, như vậy nguồn cung có khả năng thiếu hụt tới 6,5 triệu tấn xi măng. Đó là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy xi măng Hà Tu nói riêng đầu tư khai thác sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu thị trường.
KẾT LUẬN
Kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng là công tác hết sức quan trọng để chỉ ra đúng chất lượng và số lượng lao động cho kỳ kế hoạch mong đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp thiết luôn đặt ra cho nhà làm công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Tại Nhà máy xi măng Hà Tu công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực hiện nay chưa thực sự khoa học, còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Qua quá trình thực tập tại Nhà máy xi măng Hà Tu, nắm bắt được tình hình, đặc điểm, thực trạng của công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Nhà máy, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế hoạch hoá với mong muốn rằng nó sẽ góp phần nào đó cho hoạt động của Nhà máy trong thời gian tới. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn PGS TS Nguyễn Ngọc Quân và các bác, các cô chú, anh chị ở nhà máy xi măng Hà Tu đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình quản trị nhân lực – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Thạc sĩ Nguyễn Vân Điềm. Xuất bản năm 2004, nhà xuất bản lao động – xã hội
2. Giáo trình quản trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thân. Xuất bản năm 1996, nhà xuất bản Tiền Giang
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê 4. Tiêu chuẩn cơ sỏ xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB-30
5. Webside: www.wof.gov.vn
MỤC LỤC
Chương I...1
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với công tác kế hoạch hóa nhân lực...1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy xi măng Hà Tu...1
1.1.1 Mặt bằng doanh nghiệp...1
1.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà máy...1
Nguồn:Phòng TC-HC của nhà máy xi măng Hà Tu...3
1.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng...3
1.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy xi măng Hà Tu...4
1.1.5 Nhân lực của doanh nghiệp...6
Nguồn: Phòng TC-HC nhà máy xi măng Hà Tu...7
1.1.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu và kết quả kinh doanh của công ty...7
Nguồn: Phòng Kế toán - vật tư...8
1.2. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác KHHNNL tại Nhà máy xi măng Hà Tu...8
1.2.1 Thuận lợi...8
1.2.2 Khó khăn...9
1.2.3 Thách thức...9
II. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch nhân lực ở Nhà máy xi măng Hà Tu...10
2.1 Tình hình lập kế hoạch nhân lực của Nhà máy trong thời gian qua...10
2.1.1 Trình tự lập kế hoạch nhân lực tại Nhà máy xi măng Hà Tu...10
2.1.1.1.Phân tích công việc...11
2.1.1.2 Đánh giá thực hiện công việc...12
2.1.2 Dự đoán cầu nhân lực...13
2.1.2.1 Lao động ở các phòng chức năng...14
2.1.2.2 Lao động tại phân xưởng sản xuất...16
2.1.3 Dự đoán cung nhân lực...17
2.1.3.1 Dự đoán cung nhân lực trong nội bộ Nhà máy...17
2.1.3.2 Nguồn bên ngoài Nhà máy...19
2.1.4 Cân bằng cung - cầu ở Nhà máy xi măng Hà Tu...20
2.2 Nhận xét công tác lập kế hoạch nhân lực của Nhà máy trong thời gian qua...21
2.2.1 Ưu điểm...22
2.2.2 Nhược điểm ...23
Chương II...24
I. Kế hoạch nhân lực năm 2007...25
1.1 Dự đoán cầu nhân lực...25
1.1.2 Đánh giá thực hiện công việc...26
1.1.3 Định mức lao động ...28
1.1.4. Xác định cầu nhân lực trong kỳ kế hoạch...31
1.2 Dự đoán cung nhân lực năm 2007...34
1.2.1 Nguồn cung từ trong nhà máy...34
1.2.2 Cung từ ngoài thị trường lao động ...37
1.3 Cân bằng cung cầu...37
II. Tính khả thi...40