QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tại Viện chiến lược phát triển.DOC (Trang 26 - 34)

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH.

Căn cứ vào năng lực chuyên môn của các cán bộ trong các lĩnh vực của bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giám đốc Trung tâm là PGS.TS Mai Sỹ Động sẽ phối hợp với chánh Văn phòng đề nghị phân công công việc cho các cán bộ trình Ban lãnh đạo Viện phê duyệt.

Trung tâm cũng sẽ thực hiện phối kết hợp với các đơn vị trong và ngoài Viện chiến lược phát triển để có được bản quy hoạch tốt nhất.

Những thuận lợi, khó khăn của trung tâm trong công tác tư vấn lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thuận lợi:

Do công tác tư vấn của Viện rất rộng, cần phải có một bộ công cụ như hệ thống các biểu giám sát hoạt động tài chính, quy định giải ngân hợp đồng, bộ mẫu hợp đồng tư vấn,…; nó cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực tư vấn, phải có một tài khoản riêng để quản lý về tài chính. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có một đơn vị riêng để hoạt động trong lĩnh vực này. Đó cũng là một trong những chức năng hoạt động của Trung tâm.

Trung tâm có tài khoản, con dấu riêng, có đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng được bộ công cụ giúp quản lý và hỗ trợ cho công tác tư vấn của Viện mà Trung tâm phải thực thi.

Tuy nhiên, Trung tâm cũng gặp phải khá nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định trong công tác tư vấn quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:

Về đội ngũ nhân lực, Trung tâm hiện có 7 cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, số lượng các cán bộ ít, lại tư vấn trên nhiều lĩnh vực, các cán bộ chưa có đủ kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong hoạt động tư vấn.

Bộ công cụ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, công cụ dự báo chưa được cập nhật.

Trong công tác tư vấn quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Trung tâm cũng gặp phải khó khăn trong số liệu đó là các số liệu đã được làm sạch, không chính xác, các yếu tố của thị trường luôn biến động và bản thân quy hoạch là một công tác khó nên khi xây dựng các phương án quy hoạch phát triển sẽ sai lệch với thực tế.

Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của một tỉnh như sau

Tất cả các thông tin phải được cập nhật thường xuyên liên tục để phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm có được kết quả chính xác nhất và hiệu quả nhất. Công tác thu thập thông tin gồm các công việc:

(1) – Thu thập tư liệu (các báo cáo);

(2) – Thu thập số liệu thống kê (Niên giám thống kê; số liệu điều tra từ các cuộc khảo sát tình hình thực tế ở địa phương, tỉnh để thấy được cụ thể và chính xác thực trạng vấn đề, số liệu ở các cơ quan, phòng ban của địa phương cần lập quy hoạch);

(3) – Xây dựng hệ thống số liệu về hiện trạng phục vụ cho yêu cầu phân tích (lập một biểu với những số liệu cần thiết để phân tích);

2. Bước 2: Tiến hành phân tích

Đối với mỗi mảng của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì có các nội dung phân tích khác nhau. Các phân tích này được thực hiện trong mối quan hệ tác động của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Xác định vị trí, vai trò của các ngành và của từng huyện đối với nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Xác định vai trò của tỉnh dối với vùng và cả nước, nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.1. Phân tích tăng trưởng kinh tế gồm các công việc:

(1) – Phân tích về động thái tăng trưởng kinh tế qua các năm (lập một biểu về tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và của các khối ngành);

(2) – Phân tích mức độ biến động của tăng trưởng kinh tế qua các năm ( Phân tích mức độ tăng, giảm năm sau so với năm trước);

(3) – Phân tích mức đóng góp của các khối ngành vào tăng trưởng kinh tế: Tính toán mức đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế thông qua phân tích đóng góp của các ngành vào phần tăng thêm GDP của năm mốc sau so với năm mốc trước. (Lập một biểu);

(4) – Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố: + Tăng trưởng kinh tế với đầu tư;

+ Tăng trưởng kinh tế với lao động; + Tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế;

2.2. Phân tích cơ cấu kinh tế gồm các công việc:

(1) – Phân tích về động thái cơ cấu kinh tế qua các năm (lập 1 biểu về tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và của các khối ngành kinh tế);

(2) – Phân tích mức độ biến động của cơ cấu kinh tế qua các năm (Phân tích mức độ tăn giảm điểm phần trăm năm sau so với năm trước);

(3) – Phân tích quan hệ giữa cơ cấu kinh tế với các yếu tố: + Với tăng trưởng;

+ Với đầu tư; + Với lao động;

2.3. Phân tích đầu tư phát triển gồm các công việc:

a) – Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội (trên địa bàn để phản ánh bức tranh thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh)

Biểu 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm n

GDP Dân số Lao động

Tốc độ tăng GDP Cơ cấu kinh tế

GDP/người (GNP/người) …

Mục đích: Nắm rõ tình hình tổng quan mọi mặt về sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Từ biểu này, có thể có những nhận xét, so sánh với cả nước, với vùng, với tỉnh khác về quy mô dân số, lao động, mức sống, dung lượng thị trường,

c) – Phân tích quy mô và động thái tăng trưởng vốn đầu tư qua các năm (Xây dựng biểu về diễn biến tình hình đầu tư qua các năm)

Biểu 2: Quy mô và động thái tăng trưởng vốn đầu tư

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm n

Quy mô vốn đầu tư (tỷ đồng) Tốc độ tăng vốn đầu tư (%) Xu hướng biến thiên (% năm sau - % năm trước)

Vẽ đồ thị biểu diễn động thái tăng, giảm vốn đầu tư

Mục đích: Xem xét tình hình biến thiên (số liệu tuyệt đối ) và độ giao động của sự biến thiên (tỷ lệ % thay đổi) của vốn đầu tư trên địa bàn và để có những nhận xét xác đáng, cần so sánh với cả nước và với các địa phương khác.

d) – Phân tích cơ cấu vốn đầu tư theo 2 mặt: Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư theo ngành.

* Phân tích cơ cấu vốn đầu tư đã thực hiện theo nguồn:

Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm n

Tổng nguồn vốn Chia ra

- Từ NSNN

- Từ khu vực kinh tế tư nhân - FDI

Tùy theo tình hình số liệu thu thập được (sẵn có), biểu Cơ cấu nguồn vốn đầu tư có thể được chia ra chi tiết hơn. Ví dụ:

- Mục NSNN, có thể chia thành NSNN Trung ương, NSNN địa phương, NSNN có nguồn gốc từ vốn vay ODA…;

- Mục khu vực kinh tế tư nhân có thể chia thành: công ty cổ phần, công ty TNHH, HTX, hộ cá thể…;

Mục đích: xem xét các nguồn vốn đầu tư có xuất xứ từ đâu, từ đó liên hệ, so sánh với mức thu nhập và tiết kiệm của dân cư, tình hình kinh doanh của các DNNN…Trong phân tích, cũng cần so sánh với cả nước và các địa phương khác để có những nhận xét làm cơ sở cho những khuyến nghị sau này. * Phân tích cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo ngành, lĩnh vực.

Phân tích theo các lát cắt:

+ Vốn đầu tư theo các khối ngành : CN – XD; NN; DV; + Vốn đầu tư cho các ngành sản xuất và cho kết cấu hạ tầng; + Vốn đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ;

+ Vốn đầu tư cho phát triển nhân lực; * Phân tích tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP

Lấy vốn đầu tư của từng năm chia cho GDP của năm tương ứng hoặc tổng vốn đầu tư của từng thời kỳ chia cho tổng GDP của cả thời kỳ nhân với 100%.

Một số điểm cần lưu ý:

Có nhiều loại cơ cấu vốn đầu tư cần phân tích: cơ cấu vốn đầu tư chia theo ngành (lĩnh vực); cơ cấu vốn đầu tư chia theo hình thức sở hữu; cơ cấu vốn đầu tư chia theo loại hình đầu tư… Mỗi loại cơ cấu đều hàm chứa những nội dung kinh tế và chính sách nhất định. Tuy nhiên, tùy theo tình hình số liệu cũng như yêu cầu, mục tiêu phân tích mà tập trung vào loại cơ cấu nào. Thông thường, tập trung vào cơ cấu vốn đầu tư chia theo ngành (lĩnh vực).

Biểu 4: Cơ cấu vốn đầu tư

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm n

Tổng vốn đầu tư

a) Chia theo ngành

- Nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ

b) Chia theo lĩnh vực

- Khoa học công nghệ - Phát triển nhân lực

Trong phân tích, so sánh với cả nước và các địa phương khác để có những nhận xét làm cơ sở cho những khuyến nghị sau này.

e) – Phân tích quan hệ giữa đầu tư với một số yếu tố quan trọng - Đầu tư với tăng trưởng kinh tế.

- Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Đầu tư với tạo việc làm

Đây là những nhận xét đặc biệt quan trọng, cần phân tích sâu. Những nhận xét quan trọng rút ra từ phân tích này là:

+ Để có được 1 điểm % tăng GDP, cần phải có bao nhiêu điểm % tăng vốn đầu tư.

+ Khi có thêm 1điểm % vốn đầu tư, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm được bao nhiêu điểm %?

+ Khi có thêm 1 điểm % vốn đầu tư, số việc làm mới tạo ra được là bao nhiêu? Nhận xét: (1) – Về sự hợp lý (và nguyên nhân) (2) – Về sự bất hợp lý (và nguyên nhân) (3) – Đề xuất giải pháp khắc phục Kiến nghị

Dự báo quy mô tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, các hệ số tương quan cho các giai đoạn của tương lai.

Đề xuất các tương quan về nhu cầu như vốn, lao động; về đầu tư xã hội trên GDP.

3. Bước 3: Xây dựng các phương án quy hoạch. Kết hợp với chính quyền địa phương xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện.

4. Bước 4: Tiến hành dự thảo

Dự thảo nhằm mục đích đánh giá dự án quy hoạch. Việc đánh giá dự án quy hoạch dựa trên nguyên tắc chung:

- Xem xét tính phù hợp giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng (hay quy hoạch huyện phù hợp với quy hoạch tỉnh)

- Xem xét tính khả thi (mức độ đảm bảo các điều kiện đạt mục tiêu)

Nội dung đánh giá chủ yếu:

- Tính thống nhất trong quy hoạch phát triển (thống nhất về mục tiêu và danh mục các công trình trọng điểm)

- Khả năng đảm bảo nguồn lực (nhất là về vốn, lao động trình độ cao và tài nguyên) trong mối quan hệ với cấp lớn hơn.

- Tính phù hợp với thị trường và sự quan tâm của các nhà đầu tư.

5. Bước 5: Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hoàn thiện.

KẾT LUẬN

Trong thời gian 5 tuần trong thời gian thực tập kỹ năng ở Viện chiến lược phát triển, cụ thể là Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, tôi đã nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển của Viện chiến lược phát triển nói chung và của Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển nói riêng, những thành tựu cũng như những khó khăn, thuận lợi của Viện và Trung tâm trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, tôi cũng đã tìm hiểu và

hiện. Đồng thời với tinh thần làm việc hăng say, ý thức làm việc nghiêm túc, sự nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Trung tâm cũng cho tôi thấy được một môi trường làm việc đầy hiệu quả. Mọi người hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp cho bản thân tôi học được những điều mà chưa có cơ hội được học trên ghế nhà trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, đặc biệt là PGS.TS Mai Sỹ Động đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện bài viết này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tại Viện chiến lược phát triển.DOC (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w