Cơ chế của giao dịch giao sau

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp đồng giao sau cho kinh doanh vàng tại Ngân hàng Sacombank.doc (Trang 33 - 40)

Trước khi đặt một lệnh để giao dịch các hợp đồng giao sau ,một cá nhân hay một tổ chức phải mở một tài khoản với người môi giới.Bởi vì rủi ro của giao dịch giao sau là khá cao nên cá nhân hay tổ chức phải đặt cọc tối thiểu và đồng ý chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra.

3.5.1.Đặt lệnh

Những người giao dịch có thể đặt một số các loại lệnh như các lệnh ngừng,các lệnh hạn chế,lệnh có hiệu lực đến khi bị hủy và lệnh trong ngày. Việc đặt các loại lệnh này,về bản chất,giống như các lệnh trong quyền chọn.

Trong hệ thống giao dịch pit,khi một nhà đầu tư đặt lệnh ,người môi giới gọi điện cho bộ phận giao dịch của công ty tại sàn giao dịch và chuyển lệnh đến người môi giới tại sàn giao dịch của công ty.Người môi giới tại sàn đến trạm giao dịch ,các hợp đồng đang giao dịch hiện đang diễn ra tại pit. Người môi giới hoặc là đưa tay ra các ký hiệu hoặc là sử dụng lời nói để đặt mua và trả giá. Quá trình này gọi là đấu giá công

khai(open outcry). Cuối cùng, khi các lệnh đã được thu thập đầy

đủ,thông tin được chuyển tải trở về văn phòng của người môi giới. Tại đó,người môi giới sẽ gọi điện cho khách hàng để xác nhận giao dịch. Quá trình đặt và thực hiện lệnh thông qua hệ thống đấu giá công khai là một hệ thống mang tính truyền thống. Tuy nhiên,hệ thống này trong tương lai có thể trở thành “đồ cổ”. Hầu hết các sàn giao dịch giao sau trên thế giới đã tự động hóa với các lệnh đặt mua ,trả giá và toàn bộ giao dịch được thực hiện thông qua máy tính,chứ không phải thực hiện trên sàn.

Mỗi sàn giao dịch giao sau điều khiển công ty thanh toán bù trừ độc lập của mình và công ty thanh toán bù trừ trên thị trường giao sau hoạt động giống như trên thị trường quyền chọn. Công ty thanh toán bù trừ là một định chế và là nhà bảo đảm cho các giao dịch giao sau.

Công ty thanh toán bù trừ đóng vai trò làm trung gian cho mỗi giao dịch. Công ty bảo đảm cho người mua là người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ và bảo đảm cho người bán rằng người mua sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.

Công ty thanh toán bù trừ chỉ theo dõi các công ty thành viên ,đến lượt mình các công ty thanh toán theo dõi các vị thế mua và vị thế bán của các nhà giao dịch cá nhân và các công ty. Tất cả các bên trong các giao dịch giao sau phải có một tài khoản với công ty thanh toán hoặc với một công ty mà công ty đó có một tài khoản với công ty thanh toán.

3.5.2.Thanh toán hàng ngày

Công ty thanh toán bù trừ sử dụng các hình thức ký quỹ và thanh toán hàng ngày trên tài khoản để duy trì hoạt động của mình. Mỗi hợp đồng đều có cả hai loại ký quỹ;ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch và ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở mức tối thiểu nào đó. Đối với giao dịch phòng ngừa rủi ro và kinh doanh tìm chênh lệch giá mua bán,mức ký quỹ ban đầu và mức ký quỹ duy trì ở mức thấp hơn so với các giao dịch chỉ thuần túy mang tính chất đầu cơ.

Vào cuối mỗi ngày , công ty thanh toán bù trừ xác định giá thanh toán. Giá này thường được tính bằng trung bình của các mức giá của các giao dịch cuối cùng mỗi ngày. Mỗi tài khoản được đều chỉnh theo thị trường căn cứ vào biến động giá thanh toán hàng ngày. Người ta sẽ tính toán chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó.

Nếu chênh lệch này là một số dương do giá thanh toán tăng, thì số tiền sẽ được cộng thêm vào tài khoản ký quỹ của những người nắm giữ vị thế mua. Số tiền này được thanh toán từ tài khoản của những người nắm giữ vị thế bán.

Quá trình này đôi khi được gọi là thanh toán hành ngày (daily

settlement). Đây là một đặc điểm quan trọng của thị trường giao sau và

nói lên sự khác biệt chủ yếu giữa thị trường giao sau và thị trường kỳ hạn. Trên thị trường kỳ hạn, các khoản lãi và lỗ xảy ra vào thời điểm kết thúc hợp đồng,khi mà các bên thực hiện xong việc giao nhận. Trong khi đó,thị trường giao sau lại thực hiện các quá trình này dựa trên những thay đổi giá mỗi ngày.

Quá trình thanh toán hàng ngày giúp bảo đảm tính toàn vẹn của thị trường, bởi vì các khoản thua lỗ lớn trải ra thành từng khoản nhỏ tại mọi

lúc chứ không xảy ra tại một lúc vào thời điểm cuối hợp đồng mà lúc đó người bị lỗ có thể không có khả năng thanh toán nổi các khoản lỗ này.

Ví dụ về thanh toán hàng ngày

Giả sử vào thứ 6 ngày 01/08,bạn bán một hợp đồng giao sau vàng tháng 9 trên sàn giao dịch CBOT với giá mở cửa 97 27/32($97.843,75). Yêu cầu ký quỹ ban đầu là $2.500 và mức ký quỹ duy trì $2000. Bạn duy trì vị thế mỗi ngày cho đến thứ 6 ngày 15/08 và sau đó mua lại hợp đồng vào thứ 2 ngày 18/08. Ví dụ dưới đây minh họa thay đổi giá hàng ngày và dòng tiền lưu chuyển hàng ngày trên tài khoản.

Ngày giá thanh giá thanh Điều chỉnh các dòng số dư tài khoản

toán toán theo thị vào khác

Trường 1/8 97-13 $97.406,25 +$437,50 +$2.500 $2.937,50 4/8 97-25 97.781,25 -375,00 2.562,50 5/8 96-18 96.562,50 +1.218,75 3.781,25 6/8 96-07 96.218,75 +343,75 4.125,00 7/8 97-05 97.156,25 -937,50 3.187,50 8/8 99-03 99.039,75 -1.937,50 1.250,00 11/8 101-01101.031,25 -1.937,5 +1.250 562,50 12/8 99-25 99.781,25 1.250,00 +1.937,5 3.750,00 13/8 101-01101.031,25 -1.250,00 2.500,00 14/8 100-25100.781,25 +250,00 2.750,00 15/8 100-25100.781,25 0,00 2.750,00 18/8 100-16100.500,00 +218,25 -3.031,25 0,00 3.5.3.Giao nhận và thanh toán tiền mặt

Tất cả các hợp đồng rốt cuộc rồi sẽ đến hạn. Mỗi hợp đồng có một tháng giao nhận. Quá trình giao nhận của các hợp đồng không giống nhau. Một vài hợp đồng có thể giao nhận vào bất kỳ ngày kinh doanh nào trong tháng giao nhận. Các hợp đồng khác chỉ cho phép giao nhận sau khi hợp đồng được giao dịch đến ngày cuối cùng. Nhưng cũng có thể có các hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt và như vậy không có giao nhận nào xảy ra.

Hầu hết các hợp đồng giao sau tài chính không sử sụng tiền mặt cho phép giao nhận vào bất kỳ ngày nào trong tháng giao nhận. Quá trình giao nhận thường là một lộ trình 3 ngày ,bắt đầu vào 2 ngày kinh doanh trước ngày giao nhận có thể xảy ra đầu tiên.

Các công ty thành viên báo cáo với công ty thanh toán bù trừ ngày giao nhận của các khách hàng đang nắm vị thế mua. Hai ngày kinh doanh trước ngày giao nhận dự kiến,người nắm giữ vị thế bán nào có ý định thực hiện giao nhận sẽ thông báo cho công ty thanh toán bù trừ biết ý muốn của mình. Ngày này gọi là ngày vị thế(position day). Vào ngày kinh doanh tiếp theo, gọi là ngày thông báo(notice of intention day),

sàn giao dịch sẽ chọn người nào hiện nắm giữ vị thế mua lâu nhất cho

đến giờ để nhận hàng. Vào ngày thứ ba là ngày giao nhận (delivery

day) việc giao nhận sẽ xảy ra và người mua thanh toán cho người bán.

Đối với hầu hết các hợp đồng giao sau tài chính,việc giao nhận được thực hiện thông qua chuyển giao bằng điện tín.

Hầu hết các hợp đồng giao sau có thể có nhiều cách thức giao nhận linh hoạt. Các hợp đồng thường ghi rõ là giá người mua phải thanh toán cho người bán nhưng giá này là giá có hiệu chỉnh lại để phản ánh những chênh lệch chất lượng của hàng hóa giao nhận.

Tùy thuộc vào mục đích sử sụng hàng hóa cho đầu cơ hay là bảo hộ mà các hợp đồng giao sau có thể giao nhận hoặc là thanh toán bằng tiền mặt.

Mô tả một giao dịch trên sàn giao sau

(1a) (1b) : người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch giao sau .

(2a) (2b) : nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch.

(3) : các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và đồng ý về một mức giá nào đó.

(4) : thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ. (5a) (5b) : các công ty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán.

(6a) (6b) : các nhà môi giới của người mua, người bán báo mức giá đã được chấp nhận cho người mua và người bán.

(7a) (7b) : người mua và người bán đặt cọc tiền cho nhà môi giới của họ. (8a) (8b) : các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán thành viên

(9a) (9b) : các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho công ty thanh toán bù trừ.

Kiến nghị: khả năng thực hiện hợp đồng giao sau ở Việt Nam

Giao dịch giao sau như đã trình bày ở trên được thực hiện phổ biến ở các nước có thị trường tài chính phát triển. Ơû đó giao dịch giao sau không chỉ được thực hiện trên thị trường ngoại hối mà còn được thực hiện trên thị trường chứng khoán và thị trường hàng hóa. Nhờ vậy thị trường có thêm một loại công cụ để đầu cơ và phòng ngừa rủi ro biến động giá cả.

Ơû Việt Nam,hiện tại chưa thực hiện loại giao dịch này nhưng tương lai liệu loại giao dịch này có khả năng được thực hiện hay không ?Điều này còn tùy thuộc vào nhiều thứ nhưng trong đó có ba điều kiện cơ bản để loại giao dịch này có thể được đưa ra thị trường hay không:

1. Thứ nhất là khả năng nhận thức về loại giao dịch này

Để giao dịch hay hợp đồng giao sau được đưa ra thị trường điều kiện tiên quyết là các bên có liên quan phải nhận thức hay hiểu rõ về loại giao dịch này. Các bên liên quan ở đây bao gồm :Nhà hoạch định chính sách,Sở giao dịch và khách hàng. Nhà hoạch định chính sách là những người đại diện quản lý về mặt Nhà nước có nhận thức đúng đắn về loại giao dịch này mới có thể cho phép thực hiện. Nếu không giao dịch này không thể thực hiện vì lý do đơn giản là Nhà nước “không cho phép”.Sở giao dịch đóng vai trò là người tổ chức thực hiện và đảm bỏa công bằng trong giao dịch cũng phải nhận thức rõ về loại giao dịch này. Nếu không sẽ không có ai đứng ra tổ chức và như thế không thể có thị trường cho loại giao dịch này. Cuối cùng khách hàng tham gia giao dịch là thành phần quan trọng nhất trên thị trường có nhận thức rõ được loại giao dịch này mới tích cực tham gia giao dịch và làm cho thị trường trở nên sôi động.

2. Thứ hai là mức độ hiệu quả của thị trường

Mức độ hiệu quả của thị trường chính là mức độ phản ứng nhanh nhạy của tỷ giá đối với tất cả thông tin có liên quan. Mức độ hiệu quả của thị trường nhằm đảm bảo sự công bằng trong giao dịch,có như vậy mới thu hút được khách hàng tham gia giao dịch. Nếu thị trường hiệu quả thì tỷ giá phản ánh nhanh với tất cả các thông tin có liên quan. Do đó,không

ai có thể lợi dụng ưu thế về thông tin để chiến thắng người khác. Kết quả là mọi người giao dịch trên thị trường đều bình đẳng nhau về một thông tin và đảm bảo được sự công bằng trong giao dịch.

3. Thứ ba là cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch

Cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch bao gồm phần cứng là địa điểm và cơ sở vật chất phục vụ giao dịch và phần mềm là các quy định ,thể chế giao dịch và hệ thống thanh toán bù trừ phục vụ giao dịch hàng ngày. Trong ba điều kiện trên đây ,điều kiện thứ nhất là điều kiện cần và là điều kiện tiên quyết. Điều kiện này có thể đạt được bằng cách nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm ở các nước sau đó quảng bá rộng rãi cho công chúng trong nước thông qua hệ thống giáo dục,hội thảo chuyên đề và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều kiện thứ hai là điều kiện đủ và là điều kiện cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự sôi động và thành công của thị trường. Không may là điều kiện này rất khó đạt được vì nó phụ thuộc vào sự phát triển khách quan về quy mô và sự hoàn hảo của thị trường. Cuối cùng,điều kiện thứ ba cũng là điều kiện đủ nhưng chỉ là chyện nhỏ nếu như hai điều kiện đầu đã có.

Còn đối với các ngành Ngân hàng thì như ở trên đã nói thị trường giao sau mang lại ba lợi ích,đó là:bảo hộ,đầu cơ và ổn định giá thị trường. Vì thế,thiết nghĩ hợp đồng giao sau nên nhanh chóng được ứng dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Ngân hàng. Và vì lý do đó,tôi xin mạnh dạn đề xuất :

• Ngân hàng Nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với một dải băng có biên độ từ 2,5%-3% làm khung giao dịch,có như vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu của thị trường. • Tỷ giá giao dịch Forward phải được xác lập theo yếu tố thị trường trên

cơ sở sự biến động lãi suất của hai đồng tiền biến đổi.

• Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng giao sau,thay vì chỉ cho phép giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ,cho phép giao dịch cả VND với ngoại tệ. Không nên quá lo lắng các doanh nghiệp “đánh bạc” với nghiệp vụ giao dịch này cũng như lo lắng trình độ hiểu biết về các giao dịch ngoại hối. Thực tế,các doanh nghiệp quan tâm đến nghiệp vụ thường là các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nập khẩu lớn,trong những năm gần đây các cán bộ quản lý tài chính ở những doanh nghiệp này đa số đã có sự chuẩn bị kiến thức để thực hiện những nghiệp vụ giao dịch hối đoái đa dạng này.

• Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng giao sau là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro và đầu cơ.

• Tuyên truyền,phổ biến ,hướng dẫn để có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quen dần với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái,trong đó có giao dịch hối đoái giao sau.

Các kiến nghị trên là những điều cơ bản ,cần thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, cũng là bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp quen dần với môi trường kinh doanh tài chính quốc tế. Đây cũng là vấn đề mang tính chất chiến lược góp phần vào việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Kết luận:

Như chúng ta đã biết , vàng là một loại hàng hóa đặc biệt :hàng hóa – tiền tệ nên nó được trao đổi ,mua bán trên thị trường như các loại hàng hóa khác ,đồng thời vàng cũng được sử dụng làm vốn sản xuất ,kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế. Cho nên, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta,kinh doanh vàng là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất,ổn định đời sống nhân dân ,giảm tốc độ tăng giá và giảm lạm phát

Riêng đối với ngành Ngân hàng thì kinh doanh vàng cũng chiếm một vị trí khá là quan trọng trong hoạt động kinh doanh của những năm gần

Một phần của tài liệu Sử dụng hợp đồng giao sau cho kinh doanh vàng tại Ngân hàng Sacombank.doc (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w