- Chủ yếu do tăng lợi nhuận giữ lại. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.
Ưu điểm: Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng và không phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Phương pháp này phụ thuộc vào:
• Chính sách cổ tức của ngân hàng: Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông. Ta có:
Tỷ lệ thu nhập giữ lại (Lợi nhuận không chia) =
Mức thu nhập giữ lại Thu nhập sau thuế
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Tổng giá trị cổ tức Thu nhập sau thuế
Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ chậm, dẫn đến giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm.
• Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lý tưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có (đạc biệt là các khoản cho vay); Hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của ngân hàng.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các NHTM cần chủ động chọn thời điểm và hình thức tăng vốn trên cơ sở minh bạch thông tin hoạt động và kết quả kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn trong kinh doanh.
Các NH không nên tăng vốn ồ ạt khi công nghệ, nhân lực chưa đủ đáp ứng yêu cầu tăng vốn, mở rộng quy mô hoạt động. Mặt khác, các NH cũng không nên quá chú trọng đến quy mô vốn vì đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để có thể cạnh tranh với các NH nước ngoài.
Vì sự lớn mạnh của toàn hệ thống NH trước đòi hỏi gay gắt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vì tầm quan trọng đặc biệt của NHTM Nhà nước, ngoài những việc đã thực hiện như xử lý nợ tồn đọng, lành mạnh hóa tài chính, hệ thống NH trong nước cần tự nâng cao khả năng cạnh tranh, chống rủi ro, bán tài sản, thuê lại để bổ sung vốn điều lệ v.v.. và cả sự thay đổi về thái độ, cung cách phục vụ.
Ngoài ra, các NH cũng cần minh bạch hóa thông tin để có thể đánh giá đúng tiềm lực của NH, duy trì niềm tin đối với công chúng vào hệ thống NH nói riêng và bộ máy Nhà nước nói chung.