6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Chính quyền Kennedy và chiến lược toàn cầu của Mỹ
2.2.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn Kennedy cầm quyền
2.2.2.1. Cơ sở và nội dung cơ bản của chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Mỹ là một cƣờng quốc kinh tế - chính trị - quân sự hàng đầu trên thế giới. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, siêu cƣờng này đề ra và nhiều lần điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu nhằm thực hiện những mục tiêu và tham vọng đế quốc chủ nghĩa của mình.
Với nền kinh tế phát triển nhanh chóng, từ khi chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc, Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, hùng mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới. Những điều kiện đó kích thích tham vọng đế quốc chủ nghĩa của Mỹ nhất là khi Mỹ hầu nhƣ khơng có chút thuộc địa nào. Dƣới tác động của quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tƣ bản, các nƣớc chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ngày càng trở nên tƣơng đối suy yếu so với Mỹ. Năm 1898, cuộc chiến tranh với
Tây Ban Nha chính là mốc đánh dấu chủ nghĩa đế quốc Mỹ lần đầu tiên dùng
vũ lực để chia lại thị trƣờng thế giới.
Hai cuộc chiến tranh thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ làm giàu nhanh chóng, vƣơn lên vị trí cƣờng quốc số một thế giới với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ. Tham vọng bá chủ thế giới là mục tiêu cơ bản nhất của chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ đã xuất hiện ngay từ trƣớc và ngày càng mạnh
trong lúc Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra.
Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc Mỹ với những tham vọng to lớn mang tính chất bành trƣớng, xâm lƣợc nhằm thống trị thế giới, là cơ sở kinh tế - xã hội, phản ánh bản chất chính trị phản động của chiến lƣợc toàn cầu Mỹ.
55
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các chuyển biến sâu sắc trong cục diện quốc tế, trong so sánh lực lƣợng trên thế giới khiến chủ nghĩa đế quốc Mỹ đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới, kích thích những tham vọng mới của giới tƣ bản cầm quyền Mỹ.
Các thế lực tƣ bản độc quyền Mỹ cho rằng với sức mạnh hùng hậu về kinh tế, quân sự và chính trị của nƣớc Mỹ, trong khi các đối thủ và đồng minh phƣơng Tây đều bị suy yếu, kiệt quệ trong chiến tranh, họ có khả năng khống chế các nƣớc tƣ bản Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ, giành giật thuộc địa của các nƣớc tƣ bản già cỗi, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, mở rộng sự kiểm soát của Mỹ trên thế giới. Mặt khác, Mỹ cũng có thể ngăn chặn, đẩy lùi lực lƣợng xã hội chủ nghĩa, các lực lƣợng vì hịa bình, dân chủ và độc lập dân tộc, thiết lập một PAX AMERICANA – một nền hịa bình kiểu Mỹ, từng bƣớc thực hiện giấc mộng làm bá chủ thế giới.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nƣớc Mỹ và thế giới sau chiến tranh, các nhà cầm quyền và giới nghiên cứu chiến lƣợc Mỹ nhận thấy Mỹ có các yêu cầu chiến lƣợc: Thứ nhất, lợi dụng cơ hội mới, giải quyết các khó khăn nhằm đảm bảo nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ mà không gặp khủng hoảng lớn. Xây dựng nƣớc Mỹ hùng mạnh về các mặt, mở rộng ảnh hƣởng trên thế giới, từng bƣớc thực hiện kế hoạch bá chủ toàn cầu. Thứ hai, ngăn chặn, đẩy lùi Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế. Thứ ba, khống chế các nƣớc đồng minh phƣơng Tây trong quỹ đạo của Mỹ. Thứ tƣ, đẩy lùi, làm thất bại phong trào giải phóng dân tộc. Tranh chấp, giành giật thuộc địa với các nƣớc đế quốc khác bị suy yếu để biến thành nƣớc chƣ hầu, thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Căn cứ vào các yêu cầu cơ bản nói trên, chiến lƣợc tồn cầu của Mỹ đƣợc xây dựng có 4 mục tiêu sau:
56
- Phát triển nƣớc Mỹ hùng mạnh về các mặt kinh tế, quân sự, chính trị làm chỗ dựa cho việc thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Thực hiện chính sách “đối đầu” và “ngăn chặn” chống Liên Xô, các
nƣớc xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế.
- Khống chế các nƣớc đồng minh phƣơng Tây trong quỹ đạo của Mỹ. Tăng cƣờng vị trí khống chế, thống trị của Mỹ đối với nền kinh tế và hệ thống tƣ bản chủ nghĩa trên thế giới.
- Ngăn chặn, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, giành giật thuộc địa của các nƣớc đế quốc bị suy yếu
Các mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc toàn cầu Mỹ phản ánh đậm nét bản chất giai cấp và cơ sở kinh tế - xã hội của nó. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tƣ bản độc quyền sang chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc diễn ra ngày càng nhanh chóng. Nhà nƣớc Mỹ, đại diện của các thế lực tƣ bản độc quyền, của tổ hợp quân sự - công nghiệp hùng mạnh, tìm cách bành trƣớng sức mạnh kinh tế, qn sự, chính trị ở các nƣớc ngồi nhằm mục tiêu lãnh đạo thế giới. Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc Mỹ trong thời gian này càng tạo điều kiện cho sự tập trung và tích tụ tƣ bản, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang, dùng viện trợ kinh tế, quân sự, thành lập các
liên minh quân sự… làm công cụ để thực hiện chiến lƣợc toàn cầu.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nhanh chóng vạch ra và thực hiện
chiến lƣợc tồn cầu “ngăn chặn Liên Xơ, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” (gọi tắt là “chiến lƣợc ngăn chặn”). Để dễ bề tập hợp lực lƣợng trên thế giới, thực hiện chiến lƣợc toàn cầu và che giấu âm mƣu bành trƣớng xâm lƣợc, Mỹ
giƣơng cao ngọn cờ “chống chủ nghĩa cộng sản”, đặc biệt là chống Liên Xơ.
Nhƣng thực chất chiến lƣợc tồn cầu của Mỹ sau chiến tranh không chỉ nhằm chống Liên Xơ, chống cộng sản mà nhằm thực hiện tồn bộ bốn mục tiêu cơ bản nói trên, thực hiện quyền bá chủ của Mỹ trên thế giới.
57
2.2.2.2. Chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn Kennedy cầm quyền
Chỉ 4 năm sau khi triển khai chính sách “đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản”, chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” của Eisenhower đã tỏ ra khơng có hiệu quả trong việc chống phá cách mạng thế giới, trái lại làm cho giới cầm quyền Washington bị lúng túng trong việc đối phó với nhiều tình huống mới, xung đột mới xảy ra. Có 3 nhân tố khách quan buộc chính quyền Kennedy phải tiến hành điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu:
Thứ nhất, vào cuối những năm 50 đầu những năm 60, Mỹ lần lƣợt mất độc quyền và giảm dần ƣu thế về hạt nhân chiến lƣợc. Liên Xô đạt đƣợc thành tựu to lớn về phát triển, chế tạo vũ khí mũi nhọn: sau khi thử thành công bom khinh khí năm 1953, năm 1955, Liên Xơ đã sản xuất đƣợc máy bay phản lực ném bom tầm xa mới, năm 1957 phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo đầu tiên và thử thành công tên lửa tầm xa 5.000km. Năm 1961, Liên Xô lại
phóng thành cơng tàu vũ trụ mang theo con ngƣời làm chấn động toàn thế giới. Dƣ luận Mỹ và CIA tỏ ra hốt hoảng trƣớc “khoảng cách chênh lệch về tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô. Việc này càng trở nên nghiêm trọng khi lần đầu tiên lãnh thổ Mỹ bị đặt trong tầm oanh tạc của máy bay, tên lửa đạn đạo của
Liên Xô và Đại Tây Dƣơng, Thái Bình Dƣơng khơng cịn bảo vệ đƣợc Mỹ trƣớc các đối thủ chiến lƣợc truyền thống từ châu Âu và châu Á. Điều này làm cho chiến lƣợc quân sự “Trả đũa ào ạt” của Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng.
Thứ hai, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, nhất là về quốc phịng. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh phát triển rầm rộ, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc phƣơng
Tây. Phong trào các nƣớc không liên kết ra đời tập hợp đông đảo các nƣớc độc lập non trẻ. Trƣớc các cuộc đấu tranh vũ trang, xung đột cục bộ, Mỹ tỏ ra “ngập ngừng” khơng dám dùng vũ khí hạt nhân, vừa khơng có đủ lực lƣợng
58
và ý chí tham chiến, do đó chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” bị bế tắc, khơng ngăn chặn đƣợc cao trào giải phóng dân tộc.
Thứ ba, Nhật Bản, Tây Âu hồn thành việc khơi phục kinh tế sau chiến tranh, đi vào thời kì phát triển mạnh mẽ, rút ngắn dần khoảng cách với Mỹ. Mâu thuẫn giữa các nƣớc tƣ bản phát triển diễn ra phức tạp đặt ra thách thức mới đối với Mỹ.
Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân cực kì tốn kém, sự lỗi thời của chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt”, cuộc khủng hoảng trong chiến lƣợc quân sự toàn cầu của Mỹ, đặc biệt trong sự so sánh lực lƣợng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô khiến cho các nhà hoạch định chiến lƣợc Mỹ phải tính đến hai điều. Một là, phải chuyển hƣớng trong chiến lƣợc toàn cầu, từ đối đầu quyết liệt sang hịa hỗn với Liên Xơ nhằm tập trung đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng phát triển trở thành mối nguy cơ đe dọa trực tiếp đến đế quốc Mỹ, mặt khác đi vào hịa hỗn với Liên Xơ sẽ có cơ hội kht sâu mâu thuẫn giữa các nƣớc trong phe xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, điều chính chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” bằng vũ khí hạt nhân sang một chiến lƣợc quân sự mới linh hoạt hơn nhằm đối phó đƣợc với cả ba tình huống: các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, các cuộc xung đột khu vực, cuộc chiến tranh toàn cầu bằng vũ khí hạt nhân.
Trƣớc tình hình mới, tổng thống Kennedy lên cầm quyền tiến hành điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ nhằm giải quyết những yêu cầu và đối phó với những thách thức nói trên. Chiến lƣợc toàn cầu mới đƣợc điều chỉnh của Tổng thống Kennedy gồm 3 bộ phận cấu thành quan trọng. Đó là kế hoạch
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - tài chính nhƣ lời hứa hẹn của Kennedy trƣớc công chúng về một “đƣờng biên giới mới”, chính sách đối ngoại “vì hịa bình” thực hiện hịa hỗn với Liên Xơ nhằm tập trung lực lƣợng chống phong trào giải phóng dân tộc và chiến lƣợc quân sự toàn cầu mới “Phản ứng linh
59
hoạt” với ba loại hình chiến tranh xây dựng trên cơ sở học thuyết của tƣớng
Maxwell D. Taylor.
Đối với nƣớc Mỹ, chính phủ Kennedy thi hành những biện pháp mạnh để thúc đẩy kinh tế phát triển và nhiều chính sách thiết thực nhằm ổn định đời sống nhân dân: thực hiện tăng cƣờng bảo hiểm sức khoẻ cho ngƣời già, tăng chi phí của Chính phủ xây dựng nhà cho công nhân và những ngƣời có thu nhập thấp để xoá các khu nhà ổ chuột, tăng ngân sách để giải quyết những vấn đề của khu thị dân, đặc biệt là về các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh, tăng chi phí cho việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng; đẩy nhanh việc mở rộng các chƣơng trình nghiên cứu vũ trụ, hạn chế chi tiêu đóng góp cho các cuộc tranh cử và thành lập một hội đồng bảo vệ ngƣời tiêu dùng...
Về đối ngoại, chính quyền Kennedy thực hiện chính sách “vì hịa bình”, chuyển từ đối đầu sang hịa hỗn với Liên Xô. Thời gian này đã có nhiều cuộc gặp cấp cao Xô – Mỹ thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa trên thế giới. Việc Tổng thống Kennedy chấp nhận đi vào hịa hỗn đối với Liên Xơ là nhằm hai mục đích: vừa tranh thủ thời gian và điều kiện hịa hỗn để củng cố sức mạnh bên trong của nƣớc Mỹ, vừa tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chính sách diễn biến hịa bình ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Xuất phát từ nhận định phe xã hội chủ nghĩa khơng cịn là một khối thống nhất, làm cho quan hệ giữa Mỹ và Liên Xơ hịa dịu có thể làm cho quan hệ giữa Mỹ và Đông Âu đƣợc cải thiện, tạo điều kiện cho Washington thực hiện chính sách diễn biến hịa bình ở các nƣớc này.
Mặt khác, Kennedy tiến hành điều chỉnh chiến lƣợc quân sự toàn cầu, chấm dứt chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” bằng vũ khí hạt nhân, chuyển sang áp dụng chiến lƣợc “Phản ứng linh hoạt” với ba loại hình chiến tranh, tiến hành
60
thí điểm chiến lƣợc quân sự mới này ở miền Nam Việt Nam với hi vọng đối phó có hiệu quả với các cuộc xung đột vũ trang ở khu vực giải phóng dân tộc. Chiến lƣợc tồn cầu mới đƣợc điều chỉnh và chiến lƣợc quân sự “Phản ứng linh hoạt” của Kennedy vẫn mang đậm tính chất xâm lƣợc, hiếu chiến. Tổng thống Kennedy tuyên bố: “Chúng ta hãy làm cho mọi ngƣời biết rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đƣơng đầu với bất cứ sự gian khổ nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào để đảm bảo sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do”. [17, tr.38]
Tóm lại, khi Kennedy lên cầm quyền tình hình thế giới có nhiều biến chuyển buộc Tổng thống phải điều chỉnh chiến lƣợc tồn cầu nhằm đối phó với những thay đổi bất lợi cho Mỹ. Nội dung cơ bản của chiến lƣợc toàn cầu mới bao gồm việc thi hành những chính sách đối nội nhằm phát triển kinh tế, thực hiện chính sách đối ngoại “vì hịa bình”, hịa hỗn với Liên Xơ, thực hiện “diễn biến hịa bình” ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa và đề ra chiến lƣợc quân sự “Phản ứng linh hoạt” để chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Dù cách thức thực hiện đƣợc thay đổi để phù hợp với tình hình mới nhƣng thực chất chiến lƣợc tồn cầu do chính quyền Kennedy đề ra vẫn nhằm mục tiêu thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu của giới thống trị Mỹ.
2.2.3. Chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”
Ngay từ giữa những năm 50, chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” của Eisenhower đã tỏ ra khơng có hiệu quả trong việc ngăn cản phong trào cách mạng thế giới. Năm 1956, tƣớng Maxwell D.Taylor, tham mƣu trƣởng lục
quân Mỹ, đƣa ra đề nghị về một “kế hoạch quân sự quốc gia mới”, còn gọi là chiến lƣợc quân sự “Phản ứng linh hoạt”. Đầu năm 1961, Kennedy chính thức nhậm chức tại Nhà Trắng, cùng với việc đƣa ra chính sách đối ngoại “vì hịa bình”, đã chính thức lấy chiến lƣợc “Phản ứng linh hoạt” làm chính sách quân sự quốc gia Mỹ, Taylor đƣợc cử làm cố vấn quân sự cho Tổng thống, sau đó
61
làm Chủ tịch Hội đồng tham mƣu trƣởng liên quân Mỹ. Chiến lƣợc này đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh và đƣợc áp dụng dƣới cả hai đời tổng thống
Kennedy và Johnson.
Cơ sở lý luận của chiến lƣợc quân sự mới này là do tƣớng Taylor đã đề ra trong cuốn “Tiếng kèn ngập ngừng”. Chiến lƣợc mới này nhấn mạnh: răn đe hạt nhân và sử dụng lực lƣợng thông thƣờng “đa dạng” để phản ứng bất kỳ ở đâu, vào bất kì lúc nào, bằng mọi vũ khí và lực lƣợng thích hợp.
Theo Taylor, mục đích cơ bản của chính sách an ninh quốc gia của Mỹ
là bảo vệ nền an ninh cùng giá trị tinh thần và bộ máy tổ chức Mỹ. Để tiến tới mục đích cơ bản này, Mỹ dùng mọi cách thức để biến đổi phong trào cộng sản quốc tế, để nó khơng trở thành mối đe dọa đối với nền an ninh của Mỹ. Kế hoạch quân sự phối hợp chặt chẽ với các kế hoạch khác để giữ vững thực lực quân sự ứng phó với chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh khác.
Trong cuốn “Tiếng kèn ngập ngừng”, Taylor cũng đƣa ra những yêu
cầu về mặt quân sự của kế hoạch quân sự quốc gia mới:
- Giữ vững ƣu thế về mặt kĩ thuật quân sự đối với “tập đồn cộng sản”.
- Phải có một hệ thống uy hiếp bằng nguyên tử có thể trả đũa một cách