Mô tiết (cấu trúc tiết)

Một phần của tài liệu Mô thực vật (Trang 26 - 28)

Mô tiết hay còn gọi là các cấu trúc tiết, bao gồm các tế bào chuyên hóa làm chức năng bài tiết. Quá trình tách các sản phẩm được loại ra từ sự trao đổi chất là sự bài tiết (Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất dường như không có ích trong sự trao đổi chất và ít nhiều tách rời khỏi thể nguyên sinh sống hoặc hoàn toàn bị loại trừ khỏi cơ thể thực vật. Cấu trúc

liên quan đến sự bài tiết thường hết sức khác nhau về mức độ chuyên hóa và vị trí sắp xếp trong cơ thể .

Người ta phân biệt các cấu trúc tiết bên ngoài và bên trong:

1. Cấu trúc tiết bên ngoài

- Lông tiết: Ðơn hoặc đa bào, có nguồn gốc từ biểu bì hoặc dẫn xuất của biểu bì và có sự tham gia của các tế bào ở phía trong biểu bì.

- Tuyến tiết: Tùy theo các sản phẩm tiết, chúng ta phân biệt tuyến tiết mật, tuyến tiết chất thơm thường có ở các bộ phận của hoa, tuyến tiết muối ở một số cây ngập mặn.

2. Cấu trúc tiết bên trong

- Tế bào tiết: Có ở khắp cơ thể, sản phẩm tiết như nhựa, tinh dầu, tanin,...

- Túi tiết và ống tiết: Có một vài lớp tế bào bao quanh, có 2 loại, túi và ống tiết phân sinh do các tế bào tách rời thành khoảng gian bào ở giữa, ví dụở thông.

Túi và ống tiết dung sinh, do các tế bào ở giữa bị tiêu hủy thành một khoảng lớn, ví dụở lá cây cam.

- Ống nhựa mủ: Hình thành từ tế bào mô mềm, chuyên hóa thành những ống chứa một chất lỏng đặc biệt như sữa, ống nhựa mủ là những tế bào sống có nhiều nhân, về sau chỉ còn lại ít nhân. Nguyên sinh chất hòa lẫn với nhựa mủ, nhựa mủ gồm các chất hydrat cacbon, các axit hữu cơ, muối ancaloit, chất nhầy, nhựa, gôm v.v...

Về chức năng của chúng còn nhiều ý kiến khác nhau như dự trữ chất dinh dưỡng, là một hệ thống bài tiết, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng v.v...

Có 2 loại, ống nhựa mủ phân đốt và ống nhựa mủ không phân đốt.

Hình 25: Tuyến tiết muối Hình 26: Túi tiết dung sinh Hình 27: Túi tiết phân sinh

Một phần của tài liệu Mô thực vật (Trang 26 - 28)