Các khoản vay thương mại và tiêu dùng

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG CỤ PHỔ BIẾN LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIÊT NAM.doc (Trang 27 - 31)

I .Khái niệm

4.Các khoản vay thương mại và tiêu dùng

loans ):

Đây là các khoản vay dành cho các công ty kinh doanh và ngườ tiêu dung, chủ yếu là do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài chính cung cấp.

Các khoản vay này thường không chuyển nhượng được nên chúng kém lỏng nhất trong các công cụ tài chính trên thị trường vốn.

Thủ tướng vừa có Quyết định 457/QĐ-TTg ngày 9/4/2009 phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài năm 2009. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của quốc gia năm 2009 là 4.700 triệu USD. Cụ thể, hạn mức vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của quốc gia năm 2009 trong tổng số 4.700 triệu USD thì vay thương mại nước ngoài của Chính phủ là 1.100 triệu USD.

Ngoài ra, theo quyết định này hạn mức vay bảo lãnh Chính phủ đối với vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng là 1.300 triệu USD (tương ứng với số ký vay mới trong năm 2009 là 3.500 triệu USD) và 600 triệu USD cho hạn mức vay nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc khu vực công theo phương thức tự vay tự trả (tương ứng với số ký vay mới trong năm 2009 là 900 triệu USD)

Đồng thời, dự báo mức vay nước ngoài của khu vực tư nhân là 1.700 triệu USD (trong đó số giải ngân của các khoản vay mới trong năm 2009 khoảng 1.000 triệu USD), tương ứng với số ký vay mới trong năm 2009 là 3.000 triệu USD.

Mới đây Thủ tướng đã phê duyệt Thư bảo lãnh vay tín dụng xuất khẩu và Thư bảo lãnh vay thương mại, để Vietnam Airlines mua 4 chiếc máy bay Airbus A321. Bộ Tài chính sẽ thay mặt Chính phủ ký thư bảo lãnh cho các giao dịch này.

Hiện nay trong vay tiêu dùng, người dân chủ yếu vay để mua, xây, sửa nhà ở. Các ngân hàng đang có nhiều hình thức cho vay tiêu dùng, như: tín chấp, thế chấp, vay thông qua thẻ tín dụng. Lãi suất cao hay thấp còn tùy thuộc cách trả nợ và cách tính lãi vay của bên cho vay.

Trong năm 2008, dịch vụ cho vay tiêu dùng được các ngân hàng thắt chặt do cơ chế trần lãi suất, cùng với độ rủi ro, chi phí thẩm định của loại hình này cao hơn các dịch vụ khác.

Kể từ đầu tháng 2/2009, Thông tư 01 của NHNN cho phép các ngân hàng được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm khách hàng vay.

Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể cho vay tiêu dùng vượt quá trần lãi suất 10,5%/năm, người dân tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn.

Cùng với cho vay tiêu dùng mua nhà, sửa nhà, mua ô tô có thế chấp, nhiều ngân hàng còn cho vay tín chấp (không cần tài sản bảo đảm) hoặc vay qua thẻ ghi nợ, với hạn mức cao nhất lên tới 500 triệu đồng và thời hạn trả góp kéo dài từ 5 - 15 năm.

Với loại hình dịch vụ này, khách hàng chỉ cần chứng minh có thu nhập ổn định từ lương (3 tháng gần nhất), có hộ khẩu thuộc khu vực 3 sẽ được vay khoản tiền tùy thuộc vào mức lương của khách hàng và hạn mức tín dụng của ngân hàng.

Điển hình như: LienVietBank với sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp với hạn mức vay lên đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng; SeABank cho vay với hạn mức tối đa từ 300 - 500 triệu đồng/khách hàng, thời gian giải quyết hồ sơ tối đa chỉ 2 ngày; SHB cho vay với hạn mức tối đa 300 triệu đồng hoặc 12 lần thu nhập hàng tháng, thời hạn vay lên đến 48 tháng...

Lãi suất cho vay tín chấp của các ngân hàng thương mại đang dao động quanh khoảng 10 - 15%/năm, cá biệt có ngân hàng lên tới 18%/năm.

Tên ngân hàng Hạn mức tín dụng Lãi suất

LienVietBank 500 triệu đồng (18 tháng lương) thấp nhất 12%/năm Eximbank 500 triệu đồng (đảm bảo bằng BĐS)

Lãi tính trên dư nợ thực tế Seabank 300 - 500 triệu đồng 14%/năm

SHB 300 triệu đồng Lãi suất ưu đãi ACB 250 triệu đồng 15,5%/năm VIBank 200 triệu đồng 12 - 15%/năm

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông báo sẽ dành 2.000 tỷ đồng cho các nhu cầu về vay mở rộng sản xuất kinh doanh, vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, vay mua nhà, sửa chữa nhà để ở.

2.000 tỷ đồng cũng là con số mà Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) dự kiến dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân vay mua nhà, mua ô tô trả góp. Theo đại diện VPBank, ngân hàng này sẽ tiến hành thẩm định kỹ lưỡng đối với các khoản vay, ưu tiên những khoản vay có độ an toàn cao.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng như: Techcombank, DongAbank, Eximbank… cũng đang triển khai cho vay tiêu dùng bằng cách liên kết với các trung tâm mua sắm lớn. Giới chuyên gia nhận định, nhu cầu về các khoản vay tiêu dùng trong năm nay sẽ còn tăng, và cao hơn nhiều năm trước.

Kết luận

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng một thị trường tài chính vững mạnh, ổn định và phát triển cần phải được tổ chức và có những bước đi thích hợp. Chính phủ với vai trò quản lý và là người xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường tài chính phát triển, cần phải có những chính sách thông thoáng để thị trường tài chính phát huy hết vai trò của nó, giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, nhất là khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính ngày nay mang tính toàn cầu, vượt ra khỏi ranh giới giữa các quốc qia, tính hội nhập cũng rất mạnh mẽ nên rất khó trong quản lý, đặc biệt là cơ chế giám sát, sao cho vừa mang tính đặc thù riêng theo những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước vừa mang tính hội nhập quốc tế, vừa đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính trong nước vừa mang tính chất tự do hóa. Để xây dựng thị trường tài chính ổn định và phát triển, việc hiểu rõ và sử dụng có hiệu quả các công cụ của thị trường tài chính là điều hết sức quan trọng bởi chính các chứng khoán này giúp thị trường tài chính lưu chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn , giúp thị trường tài chính hoạt động và đi lên. Các công cụ của thị trường tài chính ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh, thị trường chứng khoán ngày càng sôi động , vì vậy không chỉ các thể chế kinh tế lớn như ngân hàng, các tổ chức tín dụng …mà ngay cả từng người dân Việt Nam cũng cần có những hiểu biết về thị trường tài chính, đặc biệt là về các chứng khoán. Chỉ có hiểu biết về các công cụ tài chính này mới có thể khiến đất nước ta không ngày càng tụt hậu so với các nước khác trên thế giới, thu nhập của

người dân mới có thể cao lên và khi đó nước ta mới có thể thoát khỏi tình trạng một trong những nước nghèo nhất thế giới như hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

http://taichinh.saga.vn/chungkhoan/HaSTC/traiphieucpHN/104.asset http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601080&sid=aaO0ZPOWvgUI http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=121859&ChannelID=86 http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/05/05/3423/ http://atpvietnam.com/vn/thuctechoick/25481/index.aspx http://www.anz.com/vietnam/vn/Personal/Borrowing/Line-Credit/ http://en.wikipedia.org/wiki/T-bills#Treasury_bill http://en.wikipedia.org/wiki/Repurchase_agreement http://vietnambranding.com/thong-tin/diem-tin-thuong-hieu/2414/ACB-trien-khai-vay-the-chap- qua-mang http://vietbao.vn/Kinh-te/Quy-dinh-moi-ve-dau-thau-tin-phieu-kho-bac-va-trai-phieu-ngoai- te/20056032/90/ http://en.wikipedia.org/wiki/Repurchase_agreement http://dantri.com.vn/c76/s76-257621/ngan-hang-noi-cho-vay-tieu-dung.htm http://www.msb.com.vn/g-tin-tuc-su-kien/b-tai-chinh-ngan-hang/cac-ngan-hang-111ay-manh-cho- vay-tieu-dung/

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG CỤ PHỔ BIẾN LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIÊT NAM.doc (Trang 27 - 31)