Mục tiêu, phương hướng thực hiện

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (3).DOC (Trang 27 - 31)

III. Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam

4. Mục tiêu, phương hướng thực hiện

Giai đoạn 2006-2010: Trong số 94 dự án được nêu trong dự thảo Danh mục dự án trọng điểm quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại Diễn đàn đầu tư nước ngoài tổ chức tuần trước tại Hà Nội, có một nửa dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp. Trong đó tập trung vào các ngành sản xuất sắt thép và kim loại màu, cơ khí chế tạo, điện lực, hoá chất và hoá dầu, vật liệu xây dựng, khu khoa học kỹ thuật cao và công nghiệp điện tử.

Để thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã liên tục có những bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều qui chế, chính sách hấp dẫn và đặc biệt, trong những ngày này, Quốc hội đang thảo luận dự thảo Luật Đầu tư (chung) nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp, tạo sự thông thoáng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam.

1. Về quan điểm chỉ đạo

a) Trong kế hoạch năm 2005 và các năm 2006 - 2010, cần quán triệt ở mọi cấp chính quyền quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư nước ngoài theo nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) của Đảng. Trên cơ sở đó đạt được sự thống nhất cả về nhận thức và hành động giữa các Bộ, ngành, giữa trung ương và địa phương trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.

b) Từng bước giảm thiểu để tiến tới xoá bỏ việc bảo hộ có thời hạn, có điều kiện đối với những ngành cần phát triển và có khả năng cạnh tranh; từng bước mở cửa thị trường phù hợp với lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án hoạt động hiệu quả; khuyến khích mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá mục tiêu đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và quy hoạch phát triển ngành và sản phẩm.

d) Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư nhằm thu hút hút có hiệu quả đầu tư nước ngoài, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia; hướng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh

vực công nghệ cao, công nghệ nguồn.

2. Về công tác quy hoạch

a) Xây dựng sớm Chiến lược thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2010 và các năm tiếp theo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn.

b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành kết hợp với xây dựng quy hoạch theo vùng lãnh thổ theo hướng xoá bỏ các hạn chế và phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, vùng lãnh thổ. Đẩy nhanh công tác xây dựng các quy hoạch ngành còn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án đầu tư vào các ngành này.

c) Trong quá trình hoàn chỉnh quy hoạch, chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư nước ngoài, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là đối với các công trình giao thông, cảng biển, cung cấp điện, nước, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, khu đô thị…

3. Về công tác xây dựng pháp luật, chính sách

a) Trong năm 2005 và các năm tiếp theo cần tập trung xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Khi Luật đầu tư chung được Quốc hội thông qua, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các nội dung không còn phù hợp..

b) Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình đổi mới doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế như hình thức công ty mẹ - con, hình thức mua lại - sáp nhập đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

c) Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực cước phí vận tại, cước phí quảng cáo.

PHẦN BA KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mới và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của thương mại quốc tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được coi là khu vực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì nó “hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo nhiều việc làm”. Trong khuôn khổ của đề tài, đã đề cập đến những mặt thành công và hạn chế của khu vực này, từ đó đưa ra những bước đi tiếp theo nhằm “tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi”. Với hiệu quả và tiềm năng to lớn của ĐTTTNN trong những năm tiếp theo, chúng ta xác định đây là nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta cần có những giải pháp hữu ích nhằm thu hút nguồn vốn này trong từng thời kỳ nhất định. Cùng với sự biến đổi của nền kinh tế toàn cầu , nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá ngày nay, luôn luôn đổi mới, hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư sao cho phù với tình hình phát triển của thế giới bên ngoài. Có như vậy chúng ta mới có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó chúng ta cũng không ngừng tìm hiểu thị trường không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước và đã thành công, từ đó tìm ra con đường đúng đắn cho riêng mình, phát huy những tiềm năng đầu tư trong nước, tạo môi trường kinh tế hoàn thiện, góp phần nâng cao tính hấp dẫn hơn nữa đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá nhấn mạnh ưu điểm của ĐTTTNN mà cần thường xuyên tổng kết và có những cái nhìn tổng thể, khách quan, điều chỉnh theo hướng phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm; góp phần vào phát triển nền kinh tế bền vững, toàn diện; làm cho ĐTTTNN thật sự là một yếu tố quan trọng trong sự nghiệp đưa đất nước đi lên, đuổi kịp các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng một đất nước CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

MỤC LỤC Phần một. LỜI MỞ ĐẦU...1 Phần hai. NỘI DUNG CHÍNH. I. Lý luận chung về ĐTTTNN ...2

1.Quan niệm và tính tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTNN...2

1.1.Quan niệm về đầu tư trực tiếp...2

1.2.Tính tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTNN...2

2. Đặc điểm của ĐTTTNN...3

3. Vai trò của hoạt động ĐTTTNN...4

3.1.Vai trò của hoạt động ĐTTTNN. ...4

3.2. Một số hạn chế...5

II. Thực trạng ĐTTTNN tại Việt Nam...5

1. Một số nhận xét về môi trường đầu tư ở Việt Nam từ 1988 đến nay...5

2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 đến nay...7

2.1 Giai đoạn 1988-2004...7

2.2 Giai đoạn 2005 đến nay...12

3. Đánh giá hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam...15

3.1.Kết quả đạt được ...15

3.2.Nguyên nhân và hạn chế...18

3.3.Những vấn đề đang đặt ra hiện nay...20

III. Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam...21

1. Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI...21

2. Triển vọng thu hút nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam trong năm 2004 và những năm tới...24

3. Thu hut vốn đầu tư nước ngoài không chỉ bằng chính sách...25

4. Mục tiêu, phương hướng thực hiện...27

Phần ba.

TÀI LIỆUTHAM KHẢO

1.Lý luận chính trị số 6-2003. 2.Lý lụân chính trị số 4-2003. 3.Lý luận chính tri 1-2004. 4.Sinh hoạt lý luận 5-2005. 5.Sinh hoạt lý luận 3-2005. 6.Sinh hoạt lý luận 6-2003

7. Tin từ Báo ĐT, TBKT , www.vneconomy.com.vn các ngày 2-4/11 8. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns05111108 4030/newsitem_print_preview • 9. http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns05092715 1949/sendto_form http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807 105001/ns060209153718/newsitem_print_preview 10.Giáo trình Kinh tế chính trị.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (3).DOC (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w