PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 117 - 119)

1. Nghiên cứu cảm hứng phê phán qua các tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, Đám cưới khơng có giấy giá thú, Bến bờ, Côi cút giữa dòng đời, Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, chúng tơi muốn góp một cái nhìn hệ thống

về những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn từ sau 1975.

2. Bằng nội lực sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để cho người đọc có thể thấy được những phức tạp trong

đời sống khi những giá trị truyền thống đã dần mai một bởi nền kinh tế thị trường. Sự thối hóa, biến chất diễn ra trong mọi ngóc ngách, trên mọi lĩnh

vực. Miêu tả sự thật này, nhà văn đã gióng lên hồi chng cảnh báo giúp thức tỉnh con người trước những vấn đề đang đặt ra với đời sống đương đại. bao

gồm cả cái đẹp lẫn cái xấu, cái thiện lẫn cái ác.

Đối lập với những con người háo danh, hám lợi, tầm thường, ngu dốt...

lại là một những con người có ước mơ, hồi bão, có hiểu biết, trân trọng

những giá trị đẹp đẽ trong cuộc sống... Cái đẹp không thực sự chiến thắng, nhưng dám đương đầu, dám thách thức, và dám bảo vệ giá trị của mình trước

những cái xấu xa. Ma Văn Kháng vẫn đặt một niềm tin bất diệt vào cuộc sống, vào chân - thiện - mĩ, và vào những giá trị truyền thống ngàn đời nay ông cha ta đã gây dựng nên. Cách Ma Văn Kháng nhìn nhận về con người cho

thấy tình yêu thương và trái tim nhân hậu của ông. Mỗi tiểu thuyết của nhà

văn này đều là đau đáu trăn trở về con người trong bối cảnh xã hội thay đổi

quay cuồng của nền kinh tế thị trường.

3. Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy chủ đề đạo đức của con người với những mặt tốt Ờ xấu là một cảm hứng

xun suốt. Lịng nhiệt tình bảo vệ cái đẹp đã trở thành một Ộnhân vật vơ hìnhỢ trong tác phẩm, thành Ộlương tâm xã hộiỢcủa nhà văn Ma Văn kháng. Chúng tôi tin rằng Ma Văn Kháng cịn có thể viết những tác phẩm mới với

114

những vấn đề cấp thiết nhất của cuộc sống đang đặt ra đòi hỏi nhà văn phải cầm bút.

4. Để chuyển tải tưởng chủ đề tác phẩm Ma Văn Kháng sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật. Các phương thức nghệ thuật này không mới nhưng được khai thác hiệu quả tạo được dấu ấn riêng của tác giả.

Kết cấu và côt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng không quá phức tạp thường được xây dựng dựa vào tâm lý nhân vật. Tuy nhiên mỗi tiểu thuyết

ơng lại có sự đan lồng nhiều kiểu kết cấu khác nhau tạo nên sự đa dạng trong cách thể hiện.

Ma Văn Kháng rất chú ý tới sự hài hịa giữa tắnh cách và hình thức bên ngồi của nhân vật. Với ơng, miêu tả ngoại hình là một cách bộc lộ tắnh cách bên trong. Sự hài hịa giữa nội dung và hình thức ấy cho phép người đọc dễ dàng nhận diện các nhân vật của Ma Văn Kháng. Bên cạnh đó ơng cịn chú ý

tới việc xây dựng đời sống nội tâm của nhân vật. Tạo nên một cái nhìn tồn diện và sâu sắc về mọi mặt trong đời sống của con người.

Ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng phong phú đặc biệt đậm chất đời

sống thể hiện sâu sắc tắnh cách nhân vật và sự phức tạp của cuộc sống hiện

đại. Mạnh dạn sử dụng các ngôn ngữ dung tục nhà văn đã cho bạn đọc thấy

một cuộc sống xô bồ, biến đổi từng ngày mạnh mẽ ra sao?

Để chuyển tải bức tranh đời sống muôn màu muôn vẻ và bày tỏ thái độ

của mình trước hiện thực cuộc sống và con người, Ma Văn Kháng đã sử dụng giọng điệu như là một phương tiện thẩm mĩ đặc thù. Giọng điệu trong tác phẩm của ông rất đa dạng, lúc là trữ tình thiết tha sâu lắng, lúc mỉa mai, suồng

115

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 117 - 119)