DNTN Tuấn Minh Bảng xác đinh KQKD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Tuấn Minh (Trang 121 - 126)

- Ta có Lợi nhuận sau thuế TNDN :

DNTN Tuấn Minh Bảng xác đinh KQKD

Bảng xác đinh KQKD Tháng 11/2012 Tên mặt hàng: Thép Ф10 - Ф18 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tháng 11

Doanh thu thuần 937.430.000

Giá vốn hàng bán 630.000.000

Lợi nhuận gộp 307.430.000

Chi phí BH+ QLDN 14.419.171,6

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

bán hàng 293.010.828,4

Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Qua việc phân bổ trên , ta tính được lợi nhuận thuần của từng mặt hàng cụ thể là đối với thép Ф10 - Ф18, lợi nhuận thuần chiếm khoảng 50% so với lơị nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của Doanh nghiệp. Qua đó, ta thấy thép Ф10 - Ф18 là mặt hàng chủ lực của Doanh nghiệp từ đó Doanh nghiệp có những biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ ,tiết kiệm chi phí một cách hợp lý.

Chi phí quản lý KD phân bổ cho lipice

= 162.456.000 507.000

* 45.000

Bên cạnh đó ta có thể biết được mặt hàng nào của Doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả để đưa ra quyết định có nên tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó nữa không.

3.2.3. Lập dự phòng phải thu khó đòi

Do phương thức bán hàng thực tế tại Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Minh có nhiều trường hợp khách hàng chịu tiền hàng. Bên cạnh đó việc thu tiền hàng gặp khó khăn và tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Vì vậy, Doanh nghiệp nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khă năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu .

Đối với khoản nợ thất thu, sau khi xoá khỏi bảng cân đối kế toán, kế toán Doanh nghiệp một mặt tiến hành đòi nợ, mặt khác theo dõi ở TK004- Nợ khó đòi đã xử lý.

Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

Phải có đầy đủ chứng từ gốc, giấy xác nhận của đơn vị nợ, người nợ về số tiền nợ chưa thanh toán như là các hợp đồng kinh tế, các kế ước về vay nợ, các bản thanh lý về hợp đồng, các giấy cam kết nợ để có căn cứ lập các bảng kê phải thu khó đòi

Phương pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Số DPPTKĐ cho tháng

kế hoạch của khách hàng đáng ngờ i

= Số nợ phải thu của khách hàng i

* Tỷ lệ ước tính không thu được của

khách hàng i

Ta có thể tính dự phòng nợ PT khó đòi theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu. Số DFPTKĐ lập cho tháng kế hoạch = Tổng doanh thu bán chịu * Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.

Cách lập được tiến hành như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi, kế toán lập dự phòng:

Nợ TK 642( 6426)

Có TK 139: Mức dự phòng phải thu khó đòi

Thực tế tại Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Minh, khách hàng của Doanh nghiệp rất nhiều không thể đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng vì mỗi một nhân viên bán hàng thì có hàng chục khách hàng.

ở đây, ta có thể lập dự phòng phải thu khó đòi dựa trên sự đánh giá về khă năng thu tiền hàng của nhân viên bán hàng.

Ơ Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Minh mỗi nhân viên bán hàng phải có một khoản thế chấp với Doanh nghiệp là 10 000 000đ, Doanh nghiệp có khoảng hơn 60 nhân viên bán hàng, như vậy ta có một khoản tiền trên 600 000 000đ.

Như vậy ta có thể lập dự phòng phải thu khó đòi dựa trên khoản thế chấp này, ta ước tính khoảng 3% của khoản thế chấp trên là không thu được của khách hàng, ta tiến hành lập: Nợ TK 642: 18 000 000

Có TK 139: 18 000 000

3.2.4. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Do hình thức kinh doanh thực tế tại Doanh nghiệp nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hoá trong kho.

Vì vậy, Doanh nghiệp nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào giá vốn hàng bán phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so gía ghi sổ của kế toán hàng tồn kho.Cuối kỳ Nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Doanh nghiệp bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho giảm giá, đông thời cũng để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Doanh nghiệp nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của Doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Mức lập

DFGGHTK

= Số vtư, hàng hoá bị giảm giá

tại t.điểm lập * ( Giá đơn vị ghi sổ kế toán - Giá đơn vị trên thị trường ) Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng gỉm gía của các loại vật tư hàng hoá đã được duyệt, thẩm định của người có thẩm quyền doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 632 Có TK 159

- Theo quy định của bộ tài chính Nếu số trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.

- Nếu số lập DFGGHTK cho năm kế hoạch lớn hơn số dư trên TK 159 thì số lớn hơn đó sẽ trích lập tiếp tục.

Nợ TK 632

Có TK 159

Nếu số trích lập cho năm kế hoạch nhỏ hơn số dư trên TK 159 thì số chênh lệch giảm phải được hoàn nhập

Nợ TK 159 Có TK 632

Ví dụ: Trong tháng2, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Nợ TK 632:50 000 000

Có TK 159 : 50 000 000

3.2.5. Sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán

*Với chức năng thu thập số liệu, xử lý và cung cấp thông tin, kế toán được coi là những công cụ góp phần giải quyến những vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp. Cụ thể kế toán đã theo dõi số lượng, chất lượng, giá trị của tổng lô hàng từ khâu mua đến khâu tiêu thụ hàng hóa. Từ đó doanh nghiệp mới điều chỉnh đưa ra phương án, các kế hoạch tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Đối với doanh nghiệp thương mại, quá trình mua hàng và bán hàng la 2 quá trình chính tạo ra lợi nhuận, nên chỉ cần làm tôt 2 quá trình này sẽ đạt được nhừng kế hoạch đặt ra và thu được lợi nhuận như mong muốn.

- Đối với quá trình mua hàng: Doanh nghiệp cần tìm kiếm những nhà cung cấp hàng hóa tôt để đảm bảo ổn định hàng hóa mua vào và tiết kiệm tối đa chi phí. Việc xác định vốn hàng bán là hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay còn nhiều biến động thì các doanh nghiệp càng phải quan tâm trong việc lựa chọn nhà cung cấp tôt nhất cho mình sao cho có lợi nhất. Sổ chi tiết thanh toán với người bán giúp theo dõi chi tiết việc mua hàng cũng như thanh toán với nhà cung cấp cụ thể theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán. Dựa vào những số liệu tổng hợp trên sổ này nhà quản lý doanh nghiệp có thể biết được tình hình mua hàng, giá cả hàng hóa, các hình thức thanh toán cũng như những lợi ích mà doanh nghiệp 125

được hưởng đối với mỗi nhà cung cấp để lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất trong từng giai đoạn, từng thời kỳ. Vậy nên, doanh nghiệp nên ghi chép thông qua TK 331 hay sổ chi tiết thanh toán với người bán đối với tất cả các nghiệp vụ mua hàng theo từng đối tượng nhà cung cấp của doanh nghiệp chứ không chỉ các nghiệp vụ phát sinh chưa thanh toán.

- Đối với quá trình bán hàng: Sổ chi tiết thanh toán với người mua sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi được tình hình mua hàng, đánh giá khả năng tiêu thụ, đặc điểm tiêu thụ cụ thể của từng khách hàng nhất là khách hàng lớn, tiềm năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại thực hiện tốt điều này thì sẽ đáp ứng tốt, đẩy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng, góp phần khuyến khích tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu bán ra, mở rộng thị phần, khẳng định được uy tín doanh nghiệp trong mối quan hệ với các chủ thể khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp nên ghi chép thông qua TK 131 hay sổ chi tiết thanh toán với người mua đối với tất cả các nghiệp vụ bán hàng cho các đối tượng khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp chứ không chỉ các nghiệp vụ phát sinh chưa thanh toán.

Mẫu sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)

Biểu số 1.35:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Tuấn Minh (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w