Xử lý chống thấm nền bồi tích

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén (cũ) 14TCN157 2005 (Trang 31 - 32)

5. XỬ LÝ NỀN ĐẬP

5.4.Xử lý chống thấm nền bồi tích

5.4.1. Xử lý chống thấm nền bồi tích chủ yếu là khống chế dòng thấm phòng chống mất nước

quá mức cho phép và phòng chống các hiện tượng xói ngầm gây mất ổn định nền làm phá hoại công trình, bao gồm các quy định ở điều 5.2 và xử lý thấm theo các quy định ở điều này. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Chống thấm theo hướng thẳng đứng, có các biện pháp: a. Đào đắp tường răng bằng đất chống thấm.

b. Tường hào xi măng – bentonit. c. Phụt vữa chống thấm.

d. Cọc cừ các loại

e. Kết hợp các biện pháp trên 2. Sân phủ chống thấm thượng lưu. 3. Thiết bị tiêu thoát nước và gia tải hạ lưu: a. Lớp đệm lọc tiêu nước nằm ngang. b. Rãnh lọc tiêu nước.

c. Giếng tiêu nước giảm áp. d. Gia tải thoát nước hạ lưu.

e. Kết hợp rãnh lọc tiêu nước và giếng tiêu nước giảm áp.

Việc lựa chọn biện pháp phải qua tính toán so sánh kinh tế kỹ thuật cụ thể.

5.4.2. Sân phủ thượng lưu nên kết hợp với tường nghiêng chống thấm.

1. Nên áp dụng khi:

- Nền bồi tích khá dày hoặc gần như vô hạn. - Có sẵn đất chống thấm thích hợp và gần đập. - Đập vừa và thấp.

2. Sân phủ thượng lưu nên có chiều dài bằng (3-6)H và chiều dày khoảng 1/10H nhưng không được nhỏ hơn 0,5m (H là cột nước lớn nhất của đập). Chiều dày nên tăng dần từ thượng lưu xuống hạ lưu nối tiếp với tường nghiêng (nếu có).

Cần phải qua phân tích thấm để đảm bảo:

- Không xói ngầm ở trong nền và dưới đáy sân phủ.

- Thỏa mãn nguyên tắc tầng lọc ngược hoặc tầng chuyển tiếp giữa đất sân phủ và đất nền tránh hiện tượng biến dạng thấm phá hoại sân phủ và đập (nếu điều kiện nền tự nhiên không thỏa mãn yêu cầu của tầng lọc ngược thì phải bố trí các lớp lọc ngược giữa sân phủ và nền).

3. Đất đắp sân phủ phải có hệ số thấm nhỏ hơn hệ số thấm của nền trên 100 lần đồng thời cần được đầm chặt đạt dung trọng khô thiết kế với lượng ngậm nước bằng hoặc lớn hơn lượng ngậm nước tối ưu +(2÷3%) xác định theo thí nghiệm đầm nén trong phòng.

Để tránh sân phủ bị khô nứt hoặc bị nước chảy mặt làm xói lở trong thời gian thi công và vận hành, cần bố trí trên đó một lớp bảo vệ bằng lớp phủ cát cuội sỏi, hoặc tấm bê tông.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn thiết kế đập đất đầm nén (cũ) 14TCN157 2005 (Trang 31 - 32)