Các quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động logistics, các vấn đề cơ bản trong kinh doanh đã phần nào được đề cập và bước đầu đã tạo “điểm tựa” thích hợp cho các hoạt động đầu tư vào lĩnh vữ này. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập ban đầu:
+ Có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật về dịch vụ logistics.
Do logistics là một loại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động liên quan đến quản lý của nhiều bộ, nhiều ngành như: Bộ Giao thông vận tải, Hải quan, Thương mại,... Mỗi Bộ, ngành ban hành những quy định riền điều chỉnh các hoạt động thuộc lĩnh vực mình quản lý là điều tất yếu. Nhưng quá nhiều văn bản cùng điều chỉnh một hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên sự chồng chéo, khó áp dụng trong thực tế, gây khó khăn cho doanh khi họ chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này.
+ Sự mâu thuẫn nhau trong kinh doanh dịch vụ logistics là thực trạng còn tồn tại như khoản 3 Điều 4 NĐ 140/2007/NĐ-CP quy định “ Dịch vụ bưu chính coi là dịch vụ logistics liên quan”, tuy nhiên Điều 1 NĐ 128/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định về dịch vụ chuyển phát nhanh: “ không điều chỉnh hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương quốc tế, dịch vụ giao nhận bằng vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ.” Vậy những doanh nghiệp bưu chính sẽ phải tuân theo quy định nào?
Qua những hạn chế đó, điều cần thiết phải đặt ra là làm thế nào để hoàn thiện quy định pháp luật về dịch vụ logistics, khác phục kip thời những điểm cịn thiếu sót, nâng cao nhân lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước và phát triển ngành dịch vụ cịn mới, từ đó phát triển nền kinh tế Việt Nam.