Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 66 - 196)

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.3. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

2.3.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng

Tính chỉ số BMI: theo chuẩn của WHO cho người châu Á.

- Cơng thức tính: BMI = cân nặng (kg)/chiều cao x 2 (m).

Bảng 2.3. Phân loại chỉ số khối cơ thể

Thiếu cân < 18,5

Bình thường 18,5 – 24,9

Thừa cân 25 - 29,9

Béo phì ≥ 30

*Nguồn: theo WHO (2000) [77].

Bảng 2.4. Thang điểm mMRC đánh giá mức độ khó thở

Điểm Đặc điểm

0 Chỉ khó thở khi gắng sức mạnh

1 Khó thở khi đi nhanh trên đường bằng hoặc khí lên dốc nhẹ

2 Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi, hoặc phải ngừng lại để thở khi đi cùng tốc độ với người bằng tuổi trên đường bằng

3 Phải dừng lại để thở sau khi đi bộ 100m hoặc sau vài phút trên đường bằng

4 Khó thở đến nổi khơng thể ra khỏi nhà hoặc cả khi thay quần áo

*Nguồn: theo Stenton C. và cộng sự (2008) [78]

Phân loại mức độ khó thở: - mMRC = 0 – 1: khó thở nhẹ. - mMRC = 2: khó thở trung bình. - mMRC = 3: khó thở nặng. - mMRC = 4: Khó thở rất nặng.

Phân loại mức độ nặng đợt cấp nhập viện: theo GOLD (2017) [3].

- Nhóm đợt cấp nhập viện khơng đe dọa tính mạng: gồm nhóm I và II + Nhóm I (Khơng suy hơ hấp): tần số thở 20 – 30 lần/phút, không sử dụng cơ hô hấp phụ, khơng rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 28 – 35%.

+ Nhóm II (Suy hơ hấp cấp – khơng đe dọa tính mạng): tần số thở > 30 lần/phút, sử dụng cơ hô hấp phụ, không rối loạn ý thức, giảm oxy máu có cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 35 – 40%, PaCO2 tăng 50 – 60mmHg.

- Nhóm đợt cấp nhập viện đe dọa tính mạng: Nhóm III (Suy hơ hấp cấp – đe dọa tính mạng), có các triệu chứng: tần số thở > 30 lần/phút, sử dụng

cơ hơ hấp phụ, rối loạn ý thức cấp tính, giảm oxy máu khơng cải thiện khi hỗ trợ oxy với FiO2 > 40%; Tăng PaCO2 > 60mmHg hoặc có toan máu.

Phân loại đợt cấp theo Anthonisen N.R. (1987): dựa vào ba triệu

chứng là khó thở tăng, tăng lượng đờm và đờm mủ [14]. - Type I (nặng): có cả 3 triệu chứng.

- Type II (trung bình): nếu có hai trong ba triệu chứng trên.

- Type III (nhẹ): nếu có một triệu chứng và kèm theo một trong các triệu chứng phụ sau: có triệu chứng nhiễm trùng hơ hấp trên trong vịng 5 ngày trước đó, sốt khơng do ngun nhân khác, tăng ho hoặc khò khè hoặc tăng nhịp tim hay nhịp thở 20% so với trạng thái bình thường.

Bảng 2.5. Phân nhóm nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhóm Đặc điểm Mức độ tắc nghẽn Đợt cấp/năm mMRC CAT A Nguy cơ thấp, ít triệu chứng GOLD 1 – 2 ≤ 1, không nhập viện 0 – 1 <10 B Nguy cơ thấp,

nhiều triệu chứng GOLD 1 – 2

≤ 1, không

nhập viện ≥ 2 ≥ 10

C Nguy cơ cao, ít

triệu chứng GOLD 3 – 4

≥ 2 hoặc có ≥ 1 đợt cấp nhập viện

0 – 1 < 10

D Nguy cơ cao,

nhiều triệu chứng GOLD 3 – 4

≥ 2 hoặc có ≥ 1 đợt cấp nhập viện

≥ 2 ≥ 10

*Nguồn: theo GOLD (2015) [33]

Bảng 2.6. Thang điểm BAP-65 tiên lượng nguy cơ tử vong trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [8]

Điểm BAP-65 Yếu tố nguy cơ Tuổi

1 Khơng < 65

2 Khơng ≥ 65

4 Có 2 yếu tố Mọi lứa tuổi

5 Đủ 3 yếu tố Mọi lứa tuổi

*Nguồn: Shorr A.F. và cộng sự (2011) [8].

* Yếu tố nguy cơ: Ure > 9 mmol/l; Rối loạn ý thức; Mạch > 109 lần/phút.

Bảng 2.7. Thang điểm CURB-65 [59]

Ký hiệu Tiêu chuẩnĐiểm Khơng

C Rối loạn ý thức 1 0

U Ure máu > 7mmol/l 1 0

R Nhịp thở ≥ 30 lần/phút 1 0

B HA tâm thu < 90mmHg hoặc

HA tâm trương < 60mmHg 1 0

65 Tuổi ≥ 65 1 0

*Nguồn: theo Lim W. và cộng sự (2003) [59].

Chẩn đoán viêm phổi theo tiêu chuẩn của CDC Hoa Kì (2008) [79].

- Xquang ngực có thâm nhiễm mới hoặc tiến triển và ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn chính sau:

+ Sốt (>380C) khơng lý giải bằng nguyên nhân khác.

+ Tăng bạch cầu ≥ 12000 tế bào/mm3 hoặc giảm bạch cầu <4000 tế bào/mm3.

+ Thay đổi trạng thái tinh thần không do nguyên nhân khác ở bệnh nhân ≥ 70 tuổi.

- Kèm theo có ít nhất 2 trong các triệu chứng phụ sau:

+ Khạc đàm mủ mới xuất hiện, hoặc thay đổi đặc tính của đàm, hoặc tăng tiết đường hô hấp, hoặc tăng hút đàm nhớt.

+ Ho mới xuất hiện hoặc tăng dần, hoặc khó thở, hoặc thở nhanh >25 lần/phút.

+ Khí máu thay đổi: độ bão hịa oxy giảm (PaO2/FiO2 < 240, tăng nhu cầu oxy hoặc tăng nhu cầu thơng khí.

Chẩn đốn biến chứng tâm phế mạn: Tạ Mạnh Cường (2010) [80].

- Tiền sử mắc bệnh phế quản - phổi mạn tính hoặc bệnh của hệ thống cơ xương ở lồng ngực

- Lâm sàng: hội chứng suy tim phải

- Điện tâm đồ: hình ảnh sóng P phế, dày thất phải, tăng gánh thất phải. - Xquang phổi chuẩn: bóng tim to, cung động mạch phổi vồng, giãn động mạch phổi.

- Siêu âm tim: tăng áp lực động mạch phổi

Chẩn đốn biến chứng nhiễm khuẩn huyết: theo CDC Hoa Kì (2008)

[79].

- Cấy đờm và máu mọc cùng một tác nhân vi khuẩn gây bệnh.

- Cấy đờm mọc tác nhân vi khuẩn gây bệnh và cấy máu mọc tác nhân vi khuẩn khác, nhưng cũng phù hợp với nhiễm khuẩn hô hấp.

- Cấy đờm âm tính, cấy máu mọc tác nhân vi sinh phù hợp và có đủ tiêu chuẩn chẩn đốn viêm phổi.

Đánh giá rối loạn ý thức: theo thang điểm Glasgow [81]

- Glasgow 3 - 8 điểm: Rối loạn ý thức nặng, hôn mê. - Glasgow từ 9 - 12 điểm: Rối loạn ý thức trung bình. - Glasgow từ 13 - 15 điểm: Rối loạn ý thức nhẹ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ổn định đợt cấp: Theo GOLD (2015)

- Bệnh nhân có thể đi lại được trong phịng bệnh (nếu cịn khả năng đi lại trước nhập viện).

- Ăn uống được và tình trạng khó thở khơng ảnh hưởng đến giấc ngủ . - Nhu cầu dùng thuốc kích thích β2 dạng hít tác dụng ngắn trên 4h/lần. - Triệu chứng lâm sàng ổn định trên 12 – 24 giờ.

- Xét nghiệm khí máu động mạch ổn định trên 12 – 24 giờ [33].

Đánh giá kết quả điều trị đợt cấp:

- Kết quả tốt (bệnh nhân không tử vong): + Bệnh nhân ổn định đợt cấp sau điều trị. + Ra viện, quản lý điều trị ngoại trú.

- Bệnh nhân tử vong do đợt cấp: Bệnh nhân được xác định tử vong nội viện do đợt cấp của BPTNMT trong quá trình điều trị.

2.3.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá cận lâm sàng

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ tắc nghẽn dựa vào hô hấp ký [33]

Mức độ tắc nghẽn Đặc điểm

FEV1/FVC < 70% sau dùng thuốc giãn phế quản

GOLD 1: BPTNMT nhẹ FEV1 80 số lý thuyết

GOLD 2: BPTNMT vừa 50% ≤ FEV1<80% số lý thuyết GOLD 3: BPTNMT nặng 30% ≤ FEV1<50% số lý thuyết

GOLD 4: Rất nặng FEV1<30% số lý thuyết

*Nguồn: theo GOLD (2015) [33]

Bảng 2.9. Phân loại rối loạn thơng khí dựa vào hơ hấp ký [82]

Chỉ số Kiểu rối loạn thơng khí

Tắc nghẽn Hạn chế Hỗn hợp

FEV1 Giảm Giảm hoặc bình thường Giảm

FVC Giảm hoặc bình thường Giảm Giảm

FEV1/FVC Giảm Tăng hoặc bình thường Giảm

*Nguồn: theo Nguyễn Thanh Hối (2015) [82].

- Căng giãn phổi: Chiều cao phổi ≥ 26cm, vịm hồnh hạ thấp dưới xương sườn 7 ở phía trước, độ cong vồng của vịm hồnh < 2,6 cm, xương sườn nằm ngang, giảm tuần hồn phổi, phổi tăng sáng, tim hình giọt nước, đường kính tim <11,5 cm.

- Giảm tuần hồn phổi ngoại vi: kích thước động mạch phổi ngoại vi thon lại nhanh chóng, tái phân bố mạch kiểu 1/1 hoặc 2/1, đường kính động mạch phổi thùy dưới bên phải >16mm.

- Hình ảnh phổi bẩn: Nét toàn phổi tăng đậm, dày thành phế quản tạo nên hình ảnh đường ray, ống nhịm.

- Tràn khí màng phổi: Hình ảnh phổi tăng sáng, mất vân phổi. Phổi bị ép lại, nhìn thấy đường viền màng phổi tạng rõ nét, gian sườn giãn, đẩy tim và trung thất sang bên đối diện, vịm hồnh hạ thấp.

Đánh giá xét nghiệm huyết đồ: theo tiêu chuẩn người Việt Nam [68].

- Số lượng hồng cầu bình thường: Nam: 4,2 - 5,5 (T/l), nữ: 4,0 - 4,9 (T/l) - Haemoglobin: Nam: 130 - 160 g/l, nữ: 120 - 150 g/l.

- Số lượng bạch cầu bình thường: 4 - 10 (G/l). - Số lượng tiểu cầu bình thường: 150 - 450 (G/l).

Đánh giá kết quả xét nghiệm sinh hóa máu: Theo thơng số đã được

chuẩn hóa tại hệ thống máy tự động của cơ sở nghiên cứu. - Glucose: 3,9 - 6,4mmol/l.

- Ure: 2,5 - 7,5mmol/l, Creatinin: 50 - 110 umol/l. - AST: 0 - 40 U/l, ALT: 0 - 40 U/l.

- Albumin: 35 - 52 g/l, Protein: 66 - 83 g/l. - K+: 3,5 - 5mmol/l, Na+: 135 - 145mmol/l.

Đánh giá kết quả khí máu động mạch [83].

- PaO2: bình thường 80 – 100mmHg. - PaCO2: bình thường 35 – 45mmHg.

- SaO2: bình thường 95 – 100%. - pH: bình thường 7,35 – 7,45.

Phân loại suy hô hấp trong đợt cấp theo khí máu động mạch [16].

- Khơng suy hơ hấp: Khí máu động mạch trong giới hạn bình thường. - Suy hô hấp type I: PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 < 45 mmHg, pH > 7,35. - Type II còn bù: PaO2 < 60mmHg, PaCO2 > 45mmHg và pH > 7,35. - Type II mất bù: PaCO2 > 45mmHg, pH < 7,35.

Đánh giá nồng độ CRP và PCT máu [42].

- Nồng độ CRP: Bình thường: < 10 mg/l. - Nồng độ PCT: bình thường < 0,1 ng/ml.

Đánh giá thay đổi nồng độ các Ig huyết thanh ở bệnh nhân BPTNMT: lấy giá trị nồng độ trung bình của các Ig huyết thanh của nhóm

người bình thường trong nghiên cứu để làm giá trị tham chiếu. Các bệnh nhân có nồng độ Ig thấp hơn giá trị trung bình của người bình thường được coi là có giảm nồng độ Ig huyết thanh.

2.3.4. Đạo đức trong nghiên cứu

- Bệnh nhân và người nhà được giải thích rõ trước khi chọn vào nghiên cứu, chỉ chọn vào nghiên cứu các bệnh nhân tự nguyện tham gia hoặc có sự đồng ý của gia đình.

- Thơng tin nghiên cứu được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho chẩn đốn, điều trị và nghiên cứu.

- Đảm bảo tính cơng bằng trong nghiên cứu, đặt lợi ích và sức khỏe của đối tượng tham gia nghiên cứu lên trên mục đích nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được điều trị theo phác đồ hướng dẫn của Bộ y tế và Bệnh viện quân y 103.

- Nghiên cứu chỉ được tiến hành sau khi đề cương nghiên cứu được hội đồng khoa học của Học viện quân y thông qua cho phép thực hiện nghiên cứu.

- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, khách quan.

2.3.5. Phân tích và xử lí số liệu

- Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0

- Kiểm định có tham số được sử dụng cho các dữ liệu có phân phối chuẩn: Các biến số định tính được so sánh bằng test Chi bình phương, biến số định lượng bằng Student’s t test cho 2 mẫu độc lập và test ANOVA cho trường hợp có từ 3 mẫu trở lên. Kiểm định Pearman sử dụng để đánh giá mức độ tương quan giữa 2 mẫu.

- Kiểm định phi tham số (Nonparametric Tests) được sử dụng trong những trường hợp dữ liệu khơng có phân phối chuẩn, hoặc cho các mẫu nhỏ có ít đối tượng: Kiểm định Mann- Whitney được sử dụng cho 2 mẫu độc lập, Kiểm định Kruskal-Wallis cho trường hợp có từ 3 mẫu trở lên và kiểm định Spearman được sử dụng để đánh gái tương quan giữa 2 mẫu.

- Kết quả định tính được thể hiện bằng các tỷ lệ. Các kết quả định lượng được thể hiện bằng trị số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD), trung vị mẫu, hệ số tương quan r. Giá trị p có được sau khi thực hiện các kiểm định thống kê, p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tất cả các khoảng tin cậy là khoảng tin cậy 95% ở 2 bên.

- Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến để xác định các yếu tố nguy cơ tử vong trong đợt cấp. Tính OR, 95% CI, sự khác nhau có ý nghĩa khi p ≤ 0,05.

- Kiểm tính phù hợp của thang điểm tiên lượng tử vong đợt cấp: Tính phù hợp của thang điểm được đánh giá bằng phép kiểm Hosmer-Lemeshow. Phép kiểm này dựa trên sự khác biệt giữa tỷ lệ tử vong quan sát được và tỷ lệ

tử vong ước tính bởi thang điểm tiên lượng. Giá trị p > 0,05 chứng tỏ thang điểm phù hợp với mẫu nghiên cứu.

- Kiểm định tính phân biệt: Tính phân biệt của thang điểm dựa trên khả năng phân loại những bệnh nhân nào sẽ tử vong trong thời gian theo dõi với những bệnh nhân cịn sống. Tính phân biệt được phân tích bằng diện tích dưới đường cong (AUC) ROC. Giá trị AUC được tính trên tồn bộ dân số trong dự đốn tỷ lệ tử vong trong đợt cấp. Mơ hình có AUC từ 0,8 đến 0,9 được xem là có khả năng phân biệt tốt.

- Xác định giá trị tiên lượng tử vong trong đợt cấp của thang điểm: tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và tiên đoán âm âm.

- Kết quả được trình bày dưới dạng các bảng phân phối tần số, tỷ lệ và các biểu đồ.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

NHÓM CHỨNG NGƯỜI KHỎE MẠNH BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BPTNMT NHẬP VIỆN ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN CHỌN NHÓM BỆNH CẬN LÂM SÀNG KHÁM LÂM SÀNG XÉT NGHIỆM IG HUYẾT THANH

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ CÁC IG HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN

3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới

Tuổi Nam Nữ Tổng

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, NỒNG ĐỘ IG

ĐIỀU TRỊ

TỐT TỬ VONG

TIÊN LƯỢNG TỬ VONG ĐỢT CẤP

n % n % 50 – 60 08 8,5 0 0 08 (8,25%) 61 – 70 32 34 01 33,3 33 (34,02%) > 70 54 57,4 02 66,7 56 (57,73%) Tổng 94 (96,9%) 03 (3,1%) 97 (100%) Tuổi trung bình 72,1±8 80,6±9 72,3±8,1 Min: 52, Max: 87

Nam giới chiếm đa số trong nghiên cứu (96,9%). Lứa tuổi trên 70 tuổi chiếm 57,7%, có 8,2% gặp dưới 60 tuổi. Tuổi trung bình 72,3±8,1, thấp nhất là 52, cao nhất là 87 tuổi.

Bảng 3.2. Đặc điểm BMI, thời gian mắc bệnh và số đợt cấp /năm

Đặc điểm (n=97) n %

BMI (X± SD) 18,6±3,2

Thiếu cân 49 50,5

Bình thường 44 45,4

Thừa cân, béo phì 4 4,1

Thời gian mắc bệnh (năm) 6,7±4,7

< 5 năm 39 40,2 5 – 10 năm 48 49,5 ≥ 10 năm 10 10,3 Số đợt cấp /năm 3,2±1 < 2 6 6,2 ≥ 2 91 93,8

Thiếu cân chiếm tới 50,5% ở bệnh nhân trong nghiên cứu. Thời gian mắc bệnh 5 -10 năm là 49,5% và đa số có từ trên 2 đợt cấp/ năm.

Bảng 3.3. Đặc điểm hô hấp ký và phân loại mức độ tắc nghẽn theo tiêu chuẩn của GOLD

Chỉ số (n=97)  SD (%) FVC(%) 76,2±26,8 FEV1(%) 44,5 ± 21,4 FEV1/FVC (%) 44,9 ± 11,1 Mức độ tắc nghẽn n % GOLD 1 06 6,2 GOLD 2 30 30,9 GOLD 3 33 34 GOLD 4 28 28,9

Giá trị trung bình của FVC, FEV1 so với chỉ số lý thuyết ở bệnh nhân lần lượt là 76,2±26,8% và 44,5 ± 21,4%. Chỉ số Genler trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 44,9 ± 11,1%.

Mức độ tắc nghẽn luồng khí rất nặng (GOLD 4) chiếm 28,9%, GOLD 3 chiếm tỷ lệ cao nhất: 34%, GOLD 2 là 30,9% và GOLD 1 chỉ gặp 6,2% ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện (Trang 66 - 196)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(196 trang)
w