sàng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện
Khó thở nặng (mMRC > 3), rối loạn ý thức và viêm phổi là các yếu tố lâm sàng có ý nghĩa tiên lượng độc lập nguy cơ tử vong trong ĐC
(p < 0,05). PCT máu tăng và toan hóa máu là 2 yếu tố có giá trị độc lập tiên lượng nguy cơ tử vong trong ĐC của bệnh (p < 0,05).
Giá trị tiên lượng tử vong của mơ hình CDAPP trong ĐC: Tỷ lệ tử vong tăng tỷ lệ thuận với sự có mặt của các yêu tố nguy cơ, sự hiện hiện càng nhiều các yếu tố nguy cơ càng làm tăng tỷ lệ tử vong trong ĐC cho người bệnh. Mơ hình CDAPP ≥ 3 điểm có khả năng dự báo nguy cơ tử vong ĐC với độ nhạy 83,3%, độ đặc hiệu 94% và dự báo dương 86,2%, dự báo âm 92,6%.
KIẾN NGHỊ
Cần quan tâm đến sự suy giảm nồng độ các Ig huyết thanh ở bệnh nhân BPTNMT trong đợt cấp nặng nhập viện để có biện pháp can thiệp điều trị miễn dịch hỗ trợ giúp giảm tiến triển nặng, tử vong.
Với CDAPP ≥ 3 điểm có khả năng dự báo nguy cơ tử vong trong ĐC cao, do vậy có thể ứng dụng mơ hình này trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân BPTNMT đợt cấp nặng.
Tiếp tục đánh giá khả năng dự đoán nguy cơ tử vong của CDAPP với cỡ mẫu lớn hơn để hoàn thiện và đưa ra được một thang điểm tiên lượng nguy cơ tử vong trong ĐC của BPTNMT phù hợp với điều kiện thực tế ở các cơ sở y tế của Việt Nam.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Hải Công, Tạ Bá Thắng, Nguyễn Huy Lực (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến đổi nồng độ các Immunoglobulin huyết thanh trong và sau đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí y dược lâm sàng 108, 16(1): 8-16.
2. Nguyen Hai Cong, Ta Ba Thang, Nguyen Huy Luc, et al. (2021). Study on prognostic values for mortality of clinical and subclinical factors in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease.