Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu tiểu luận một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 30)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU cho doanh

5. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần

động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức. Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngồi nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các

nước để cập nhật thông tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh

doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường.

Trong thời đại bùng nổ thông tin và mạng xã hội phát triển, các hoạt động xúc tiến thương mại cà phê cũng được cải tiến theo hướng hiện đại chứ không đơn thuần là mang cà phê đi "chào hàng" hội chợ như trước đây. Các doanh nghiệp hiện nay có thế mạnh là đón đầu tốt các xu hướng thương mại hiện đại, tận dụng hiệu quả phương pháp bán hàng qua thương mại điện tử và đang dần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu. Đây là tiền đề để phát triển thương hiệu, xuất khẩu bền vững trong tương lai.

Ngoài hỗ trợ của các cơ quan chức năng, thời gian tới, các doanh nghiệp phải chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngồi nước.

6. Cơng tác tái cơ cấu ngành cà phê

Trước thực tế ngành cà phê của Việt Nam đang phải đối mặt đồng thời với nhiều

thách thức lớn như cây cà phê già cỗi, hạn hán diễn ra thường xuyên, tập quán canh tác đặc biệt là phương pháp tưới của người dân cịn lạc hậu. Do đó cơng tác tái cơ cấu ngành cà phê là vô cùng cấp bách cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất là về kỹ thuật, công nghệ canh tác bền vững và tái canh cà phê, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân làm cà phê.

Thứ hai là xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến; áp dụng tiến bộ công nghệ cao; thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu

với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Thứ ba là nhân rộng các mơ hình tái canh bền vững, theo dự đốn chỉ mất 2 năm tái canh để có thể thu bói và sau 3 năm thì bước vào vụ thu chính.

Theo nghiên cứu, tái cơ cấu ngành cà phê cho năng suất cao gấp 1,5 lần sao với trước đây. Điều này thôi thúc doanh nghiệp cần phải có giải pháp thu hút đầu tư; ứng

dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng cần khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

7. Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

Thứ nhất, tập trung giảm bớt diện tích cà-phê vối (Robusta).

Chuyển các diện tích cà phê phát triển kém, khơng có hiệu quả sang các loại cây trồng lâu năm khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, cây ăn quả và cả cây hằng năm như

bơng, ngơ lai. Mở rộng diện tích cà phê chè ở những nơi có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp. Mục tiêu là giữ tổng diện tích cà-phê như hiện nay, hoặc giảm chút ít, nằm trong khoảng từ 450 nghìn ha đến 500 nghìn ha, nhưng cơ cấu chủng loại cà phê cần thay đổi.

Thứ hai, từng bước hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Mặc dù chi phí lao động của ngành cà-phê nước ta thấp so với nhiều nước khác và năng suất cà phê Việt Nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành cà phê Việt

Nam vẫn chưa thấp đến mức có thể cạnh tranh cao. Nguyên nhân chủ yếu là người dân

Việt Nam với mong muốn đạt năng suất cao nhất đã tăng đầu tư phân bón, nước tưới lên mức quá cao đã làm giảm hiệu quả đầu tư và nâng cao giá thành sản xuất. Vì thế,

cần đầu tư thâm canh hợp lý, bón cân đối NPK, kết hợp bón phân hữu cơ, góp phần tăng chất lượng cà-phê; thu hoạch, hái quả đúng tầm chín, khơng hái quả xanh.

Thứ ba, áp dụng cơng nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường.

Trong những năm gần đây, công nghiệp sơ chế cà phê nước ta đã có nhiều tiến bộ do đầu tư thêm nhiều thiết bị mới, chất lượng tốt cho chế biến cà phê. Tuy nhiên, với cà phê chè thì chế biến cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là khâu xát tươi và làm sạch nhớt. Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dành cho chế biến khơng đủ và vấn đề xử lý nước thải để không gây ô nhiễm môi trường. Các chuyên gia nước ngồi trong chương trình hợp tác GTZ của Ðức và dự án ba bên của các tập đoàn nước ngoài thực hiện ở Quảng Trị đã đạt kết quả trong khâu xử lý nước thải. Việc nghiên cứu sử dụng máy làm sạch nhớt tiết kiệm nước như của Colombia cũng hứa hẹn nhiều triển vọng. Các dự án nâng cao chất lượng cà phê thơng qua ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc được thực hiện cũng có một vị trí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cà phê Việt Nam.

Thứ tư, đa dạng chủng loại mặt hàng cà-phê cho xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường EU.

Việt Nam hiện có ít nhất 3 nhà máy sản xuất cà phê hòa tan đang hoạt động, một là Nhà máy cà phê Biên Hòa thuộc VINACAFE, hai là của Nestle và thứ ba là nhà máy của Tập đồn Trung Ngun. Vấn đề là tìm thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Tiềm năng xuất khẩu cà phê hữu cơ lớn vì miền Bắc có một vùng núi rộng lớn, điều kiện khí hậu thích hợp cho cà phê chè sinh trưởng phát triển.

Ðồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Ðó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nơng dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Nước ta có nhiều vùng có khả năng sản xuất cà phê đặc sản. Nếu tổ chức sản xuất, kết hợp với chế biến tốt thì có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà phê hảo hạng như cà phê Buôn Ma Thuột. Ngồi cà phê nhân là mặt hàng chính, ngành cà phê Việt Nam nên định hướng đầu tư đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu: cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê hòa tan sữa

3 trong 1 và 4 trong 1... Sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc

sản, cà phê được chứng nhận cần được quan tâm và từng bước phát triển để đa dạng hóa các sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu.

Thứ năm, mở rộng thị trường cà phê ở nước ngoài và đẩy mạnh việc tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa.

Tham gia sàn giao dịch về cà phê ở Việt Nam, từng bước tham gia giao dịch tại các thị trường kỳ hạn thế giới. Ðổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác tiếp thị, tìm kiếm thị

trường là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Việt Nam. Hiện nay, cà phê Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng còn nhiều nước chưa biết đến cà phê Việt Nam. Vì vậy, cần tập trung chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín xuất khẩu ra các nước trên thế giới, đặc biệt là EU để sản phẩm cà phê Việt Nam có uy tín trên thị trường thế giới.

8. Thích ứng với văn hóa kinh doanh của người EU

Người EU coi đúng giờ là điều hồn tồn cần thiết. Do đó, hãy nhất qn, giao hàng đúng giờ, đáng tin cậy và trung thực. Điều đó có nghĩa là trả lời kịp thời các câu

hỏi (trong vòng 48 giờ), cởi mở và thực tế, cũng như khơng đưa ra những lời hứa có

thể khơng được thực hiện. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần phải thật chuẩn bị mọi khâu kĩ càng khi xuất khẩu, tránh giao chậm hàng. Giao hàng chậm khơng chỉ bị phạt mà cịn gây mất niềm tin đối với các thương lái tại thị trường rộng lớn như EU.

Người mua EU sẽ đánh giá rất cao nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư vào truyền thông chuyên nghiệp, chẳng hạn như một trang web tốt, tài liệu quảng cáo của công ty, thông số sản phẩm và danh thiếp. Các phương pháp giao tiếp hiện đại để giữ

TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo thị trường cà phê 2018 (Nguồn: cafebiz.vn):

https://vietnambiz.vn/download-bao-cao-thi-truong-ca-phe-2018-mot-nam-buon-voi- nganh-ca-phe-117621.htm

Báo cáo thị trường cà phê 2019 (Nguồn: cafebiz.vn):

https://cdn.vietnambiz.vn/2020/1/20/bao-cao-thi-truong-ca-phe-nam-20191579526264- 15795267222611382133113.pdf

Báo cáo thị trường cà phê 2020 (Nguồn: cafebiz.vn):

https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/a2012020-bao-cao-ca-phe- nam-2020-final-16111582854511351635957.pdf

Báo cáo thị trường cà phê Quý I, II, III năm 2021 (Nguồn: cafebiz.vn)

https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-i-2021-su-co-kenh-tac-nghen-kenh- dao-suez-va-rui-ro-viet-nam-danh-mat-thi-phan-20210420201903179.htm https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-ii-2021-gia-ca-phe-dat-dinh-nhieu- nam-nho-nguon-cung-thieu-hut-2021072015452229.htm https://vietnambiz.vn/bao-cao- thi-truong-ca-phe-quy-iii-2021-gia-ca-phe-tiep-tuc-lap- dinh-du-kien-se-tiep-tuc-tang- nhung-thang-cuoi-nam-20211019082256042.htm

Tài liệu Xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, thực trạng và giải pháp:

https://xemtailieu.net/tai-lieu/xuat-khau-ca-phe-sang-thi-truong-eu-thuc-trang-va- giai- phap-592986.html

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp:

https://ket-noi.com/blog/threads/giai-phap-day-manh-xuat-khau-ca-phe-sang-thi-truong- eu-cua-cong-ty-co-phan-xuat-nhap-khau-tong-hop-i.166445/

Một số giải pháp xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Tổng công ty Việt Nam:

https://www.123tailieufree.com/2015/02/mot-so-giai-phap-day-manh-xuat-khau-ca-phe- vao-thi-truong-eu-cua-tong-cong-ty-ca-phe-viet-nam.html

Thực trạng và giải pháp phát triển cho ngành Cà phê Việt Nam:

https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-cho-nganh- ca-phe-viet-nam-72337.htm

Một phần của tài liệu tiểu luận một số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU cà PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU CHO các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 30)

w