Cơ sở lý luận về phát triển thị trường trái phiếu xanh tại các quốc gia trên

Một phần của tài liệu Phát triển trái phiếu xanh tại việt nam (Trang 31 - 60)

1.2. Cơ sở lý luận về trái phiếu xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh tại các quốc

1.2.2. Cơ sở lý luận về phát triển thị trường trái phiếu xanh tại các quốc gia trên

Thế giới

1.2.2.1. Khái niệm phát triển thị trường trái phiếu xanh

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra

tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật, hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong…nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

Hiện nay, chưa có một tổ chức, cá nhân nào đưa ra quan điểm, khái niệm thế nào là phát triển thị trường trái phiếu xanh. Tuy nhiên, xuất phát từ khái niệm của phát triển có thể hiểu phát triển thị trường trái phiếu xanh là một tiến trình biến đổi, bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu đối với trái phiếu xanh. Theo quan điểm cá nhân tác giả, phát triển thị trường trái phiếu xanh theo chiều rộng có thể được hiểu là sự gia tăng về lượng (bao gồm số lượng các đợt phát hành, giá trị các đợt phát hành…), số lượng các nhà phát hành và nhà đầu tư tham gia vào thị trường…. Phát triển thị trường trái phiếu xanh theo chiều sâu có thể được hiểu như sự gia tăng về “chất”, theo đó “chất” có thể là tính minh bạch của các đợt phát hành trái phiếu xanh như thế nào; hiệu quả của việc phát hành trái phiếu xanh như nguồn tiền thu được từ các đợt phát hành trái phiếu xanh có được sử dụng đúng mục đích cơng bố hay khơng; hiệu quả sử dụng nguồn lực huy động được trong đầu tư cho các dự án xanh như thế nào…

Trên thực tế, kể từ đợt phát hành Trái phiếu xanh hạng AAA đầu tiên của các tổ chức phát hành là EIB và WB vào năm 2007, thị trường đã tiếp tục đón nhận nhiều đợt phát hành trái phiếu xanh của nhiều tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, các ngân hàng và doanh nghiệp. Trong đó, số lượng tổ chức phát hành và giá trị phát hành cũng có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng được gia tăng ở các khu vực như Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu, các siêu quốc gia và có sự sụt giảm ở các khu vực như Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Bắc Mỹ (CBI, 2018). Vấn đề về việc công khai minh bạch khi báo cáo mục đích phát hành trái phiếu xanh, việc sử dụng nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh cũng được chuẩn hố thơng qua các nguyên tắc do các tổ chức uy tín ban hành. Như vậy, việc phát triển trái phiếu xanh đã nhận được sự quan tâm của các chính phủ trên cả hai góc độ chiều rộng là “lượng” và chiều sâu là “chất” của trái phiếu xanh.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, hiện nay mới chỉ thí điểm phát hành trái phiếu xanh chính quyền địa phương, chưa có nhiều tổ chức tham gia phát hành đa dạng như các quốc gia trên thế giới, chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường do đó trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung khai thác việc phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam theo phạm vi phát triển theo chiều rộng là quy mô thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam và chiều sâu là tính minh bạch của các đợt phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam; việc sử dụng nguồn thu được từ phát hành thí điểm trái phiếu xanh của TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu; hiệu quả sử dụng nguồn lực thu được từ trái phiếu xanh huy động từ đợt phát hành thí điểm nêu trên.

1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường trái phiếu xanh tại các quốc gia trên thế giới

Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống tài chính xanh (bao gồm cả trái phiếu xanh) là khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới, nó phụ thuộc nhiều yếu tố như quan điểm, định hướng chính sách, đặc điểm thị trường…riêng có của từng quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu của các học giả trên thế giới tựu trung lại đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường trái phiếu xanh trên các góc độ như

cơ sở hạ tầng pháp lý (hệ thống hành lang pháp lý, các chính sách hỗ trợ; các quy định theo chuẩn mực quốc tế…); các yếu tố về kinh tế - chính trị; các yếu tố tài chính, các yếu tố xã hội, các yếu tố khác như nhận thức của nhà đầu tư, tính minh bạch của thị trường trái phiếu…

a. Nhóm yếu tố thuộc về tài chính

Tương tự như đầu tư vào bất cứ loại hình nào thì lợi ích thu được hoặc các rủi ro có thể xảy ra ln là vấn đề được các nhà đầu tư dành sự quan tâm khi quyết định đầu tư, do đó giá và lãi suất trái phiếu xanh hay vấn đề về rủi ro đầu tư là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh.

Nguyễn Hoàng Dương và cộng sự (2019) cho r ng sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh. Do thị trường tiền tệ và thị trường vốn có mối quan hệ gắn bó với nhau; sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh. Việc thị trường tín dụng xanh phát triển cũng sẽ hỗ trợ sự phát triển của thị trường tài chính xanh nói chung và thị trường trái phiếu xanh nói riêng, tạo nên thế cân b ng bền vững, hỗ trợ lẫn nhau giữa các kênh huy động vốn trên thị trường. Mặt khác, trong những thời điểm hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khốn bị biến động thì thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu xanh lại là một nơi trú ngụ an toàn, bền vững, giúp chia sẻ rủi ro và làm giảm áp lực khủng hoảng lên các thị trường này.

Nguyễn Thị Nhung (2019) khi nghiên cứu về trái phiếu xanh cũng cho r ng chi phí vốn quá cao và thời gian hoàn vốn dài cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào trái phiếu xanh. Các khoản đầu tư xanh có xu hướng ngày càng tốn kém, mặc dù một số trong số đó là hợp lý xét về quan điểm tài chính, nhưng đây khơng phải là trường hợp cho đa số. Đó là lý do tại sao các khoản đầu tư xanh đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn, phải có suất sinh lợi gấp nhiều lần các khoản đầu tư thơng thường. Vì vậy, mức tỷ suất sinh lợi của đầu tư xanh nên được các nước hỗ trợ thông qua cơ chế giá hoặc các điều khoản như giấy chứng nhận xanh….

b. Nhóm yếu tố về kinh tế - chính trị

Nhóm yếu tố về kinh tế - chính trị, trong đó vai trị của sự ổn định chính trị, kinh tế (bao gồm sự ổn định kinh tế vĩ mô, giá cả các mặt hàng, lãi suất…) được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển thị trường trái phiếu xanh của các quốc gia. Tolliver và cộng sự (2020) đã nghiên cứu thực nghiệm trên 49 quốc gia để tìm ra yếu tố là động lực thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh, theo đó đã kết luận r ng thị trường vốn, kinh tế vĩ mô và các yếu tố thể chế là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh. Sử dụng mơ hình tương quan có điều kiện động (DCC), Broadstock và Cheng (2019) cũng đã nhận định r ng sự bất ổn về chính sách kinh tế, giá các mặt hàng năng lượng, tác động của thị trường tài chính là các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thị trường trái phiếu xanh.

c. Nhóm yếu tố về xã hội

Banga (2019) nghiên cứu các yếu tố là rào cản chính ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu xanh ở các quốc gia phát triển đã đưa ra nhận định r ng nhận thức về khí hậu từ các nhà đầu tư là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu xanh. Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ trong phát triển các khung khổ pháp lý về trái phiếu xanh, sự quan tâm của xã hội về các vấn đề về môi trường thông qua việc thúc đẩy sự quan tâm của người dân trong việc tham gia và đầu tư nhiều hơn vào thị trường trái phiếu xanh chính là động lực để phát triển thị trường trái phiếu xanh (Chúc Anh Tú và cộng sự, 2020). Có thể nói, nhận thức của người dân về cuộc sống xanh thông qua các sản phẩm xanh (bao gồm cả trái phiếu xanh) được coi là yếu tố tiền đề quan trọng giúp các nước thực hiện thành công việc phát triển thị trường trái phiếu xanh. Đây cũng là một trong các bài học rút ra từ kinh nghiệm phát hành thành công trái phiếu xanh của Trung Quốc. Theo đó, trong q trình chuẩn bị cho phát triển thị trường trái phiếu xanh, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp tích cực nh m nâng cao nhận thức của nhân dân về môi trường như việc thành lập toà án môi trường quốc gia, ban hành các quy định về mơi trường, có các chế tài đối với các công ty vi phạm về môi trường do đó đã tạo động lực giúp các chủ thể trong nền kinh tế chú trọng hơn đến yếu tố môi trường trong

các hoạt động của mình, tạo ra các chủ thể cung cầu trái phiếu xanh. Nguyễn Thị Minh Huệ (2019) căn cứ trên kết quả phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia từ cơ quan quản lý thị trường, quỹ đầu tư, cơng ty chứng khốn ở Việt Nam cũng đã đưa ra kết luận về việc cần nâng cao nhận thức của người dân, tạo ra những cải cách trong nền kinh tế và hệ thống tài chính nh m tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường trái phiếu xanh.

d. Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng pháp lý (bao gồm hệ thống hành lang pháp lý, các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc…)

Việc khơng có một định nghĩa thống nhất chung và một khung tham chiếu duy nhất là những rào cản lớn đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh Pauline Deschryver và cộng sự (2020). Trong một nghiên cứu của Tu et al (2020) cũng nhận định r ng sự tồn tại của một khung pháp lý hiệu quả là yêu cầu đầu tiên để mở rộng thị trường trái phiếu xanh, ý kiến này cũng tương đồng với Wang và Zhi (2016) khi cho r ng một khung khổ chính sách phù hợp và sự hỗ trợ của nhà nước có thể cải thiện hiệu quả của thị trường trái phiếu xanh, hướng đến mục tiêu cải thiện môi trường tốt hơn. Nghiên cứu của Chúc Anh Tú và cộng sự (2020) chỉ ra r ng sự tồn tại của một khung pháp lý hiệu quả là yêu cầu tiên phong để mở rộng thị trường trái phiếu xanh. Nội dung này cũng tương đồng với quan điểm của Voica và cộng sự (2015) đã chứng minh một khuôn khổ pháp lý và thể chế phù hợp sẽ tạo điều kiện để mở rộng thị trường trái phiếu xanh ở các quốc gia b ng cách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hiệu quả hơn vào thị trường này. Thật vậy, thời gian qua, quá trình phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng ở các quốc gia thường dẫn đến vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, gây ra nhiều hệ lụy về an ninh, kinh tế và xã hội, đặt các Chính phủ trước quyết định phải chuyển đổi nền kinh tế từ mơ hình kinh tế nâu (nền kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, bỏ qua các vấn đề xã hội, suy thối mơi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên) sang nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để thực hiện được chiến lược xanh hóa nền kinh tế khơng phải là điều dễ dàng do việc áp dụng các công nghệ xanh trong nhiều trường hợp có chi phí cao hơn các dự án thơng thường khác. Do đó, để thực

hiện được cần có định hướng và quyết tâm cao trong hoạch định chính sách của các nước. Trường hợp của Pháp và các nước Châu Âu là ví dụ, các quốc gia này có xu hướng phi carbon hóa danh mục đầu tư, xem đầu tư có trách nhiệm xã hội là một chuẩn mực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Cách thức và nguyên tắc đầu tư có nguyên lý dựa trên những giá trị xã hội này đã và đang tạo ra động lực cho sự phát triển của trái phiếu xanh (Hoàng Phương, 2016). Đối với trường hợp Trung Quốc, sự chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp lý, kỹ thuật cũng như những bước đi có tính hệ thống, đồng bộ đã góp phần giúp trái phiếu xanh ở Trung Quốc đạt được những kết quả khả quan, trở thành kênh thu hút vốn quan trọng giúp Trung Quốc đạt được kế hoạch xanh hóa nền kinh tế của mình trong tương lai (Nguyễn Thị Minh Châu, 2019).

Sự minh bạch của thị trường trái phiếu xanh cũng góp phần tạo động lực thúc đẩy trái phiếu xanh. Việc chưa rõ ràng và thống nhất về khái niệm và đặc điểm của trái phiếu xanh cũng như việc thiếu minh bạch của thị trường trái phiếu xanh được coi là một trong các trở ngại của phát triển thị trường trái phiếu xanh hiện nay. Hiện chỉ có một số báo cáo mang tính chất “tự nguyện” được cơng bố mà chưa có chế tài nào yêu cầu các chủ thể tham gia công bố thông tin, khi thị trường trái phiếu xanh phát triển, việc thiếu minh bạch sẽ trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng (Nguyễn Thị Nhung, 2019).

1.2.2.3. Các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của thị trường trái phiếu xanh

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các tiêu chí đo lường sự phát triển của thị trường tài chính. Nghiên cứu của Lê Thị Thùy Vân (2017), Levine và Zervos (1998) đưa ra 6 chỉ số được xác định để đánh giá về sự phát triển của thị trường, bao gồm: (i) Chỉ số quy mơ thị trường bao gồm tỷ lệ vốn hóa thị trường so với GDP và số lượng các công ty niêm yết; (ii) Chỉ số về tính thanh khoản của thị trường; (iii) Chỉ số về mức biến động của thị trường; (iv) Chỉ số về mức độ tập trung hóa của thị trường; (v) Chỉ số về mức độ hội nhập; (vi) Nhóm các chỉ số về mức độ quản lý và thể chế thị trường. IMF (2015) đưa ra bộ chỉ số phát triển tài chính bao gồm 09 chỉ số khái quát về ba khía cạnh của các trung gian tài chính và thị trường

tài chính là độ sâu, khả năng tiếp cận và tính hiệu quả. Ngân hàng thế giới năm 2019 (Financial sector development indicators - FSDI) đưa ra bốn tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của thị trường tài chính bao gồm: (i) Quy mơ; (ii) Khả năng tiếp cận; (iii) Hiệu quả; (iv) Sự ổn định của hệ thống tài chính.

Tương tự như các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của thị trường tài chính nói chung, mức độ phát triển của thị trường trái phiếu xanh có thể được đo lường thơng qua các tiêu chí định lượng và các chỉ tiêu định tính như sau:

 Các chỉ tiêu định lượng

(i) Quy mô của thị trường trái phiếu xanh

Quy mô của thị trường trái phiếu xanh thường được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ của thị trường (khối lượng trái phiếu đang lưu hành) so với GDP trong năm. Tỷ lệ này càng lớn thì quy mơ của thị trường trái phiếu xanh càng lớn và ngược lại. Do thị trường trái phiếu xanh trên thế giới còn ở giai đoạn đầu phát triển, quy mô thị trường trái phiếu xanh so với thị trường trái phiếu thông thường vẫn đang chiếm một phần tương đối nhỏ. Quy mơ thị trường trái phiếu xanh cũng có thể đánh giá thơng qua các tiêu chí sau:

- Sự gia tăng số lượng các đợt phát hành trái phiếu xanh qua các năm - Sự gia tăng các tổ chức tham gia phát hành

- Sự gia tăng giá trị các đợt phát hành trái phiếu xanh

- Sự gia tăng các nhà đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu xanh (ii) Chỉ số trái phiếu xanh (Green bond incies)

Chỉ số trái phiếu xanh là tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường trái phiếu xanh tại các quốc gia. Trong đó, chỉ số trái phiếu xanh là chỉ số được xây dựng bởi một số cơ quan xếp hạng và tổ chức tài chính để đo lường trái phiếu xanh,

Một phần của tài liệu Phát triển trái phiếu xanh tại việt nam (Trang 31 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)