Biện pháp thứ bảy: Phối kết hợp với CMHS trong việc giáo dục chế độ dinh dưỡng nâng cao sức khoẻ cho học sinh.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệp giáo dục thể chất tiểu học (Trang 26 - 30)

độ dinh dưỡng nâng cao sức khoẻ cho học sinh.

Thành công trong giảng dạy của người giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng không thể khơng nói đến vai trị của CMHS. Sự kết hợp, đồng hành của CMHS là một “cú hích” vào ý thức, tư tưởng thái độ, niềm tin động cơ học tập cho các con. Thông qua việc cha mẹ đồng hành, cùng tập với con, đánh giá nhận xét con.

Từ hoạt động vận dụng các bài tập ở nhà đã tác động tới tâm lí của CMHS để hiểu rằng môn học này cũng quan trọng, mỗi mơn học có vị trí, tầm quan trọng khác nhau. Hiểu được lợi ích của tập thể dục thể thao là một nhu cầu không thể thiếu được qua việc tuyên truyền đó là tư tưởng lớn của Bác Hồ kính yêu: “ Một người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khỏe tức làm cho cả nước khỏe mạnh…” và vì thế “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”.

- Thơng qua băng, đĩa hình, giáo viên gửi về cho CMHS, các em sẽ cùng tập với người thân trong gia đình.

- Khi học bài chủ đề: “Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản (bài tập chạy và bật nhảy). Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chủ động tự tập luyện ở nhà như sau:

+ Trước khi tắm, em hãy bật nhảy chụm hai chân. Tuỳ theo sức của mình. Sau đó đi lại hít thở sâu trong vịng 1 phút…để nâng cao sức khoẻ. Hoặc với bài tập rèn luyện kĩ năng lăn, lộn, yêu cầu khi ngủ dậy, các em hãy co chân lên ngực, hai tay ôm gối lăn người sang trái và lăn người sang phải 2 – 3 lần, sau đó ngồi khoanh chân trên giường hít vào thở ra 5 lần.

+ CMHS chú trọng cân bằng theo tháp dinh dưỡng để đảm bảo nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực là mục tiêu quan trọng xuyên suốt từ tiểu học đến THPT.

+ Ngoài việc tham gia đồng hành cùng tập với con, CMHS còn đánh giá nhận xét con gửi về cho GV thơng qua Zalo, tin nhắn điện tử…..

Từ đó giáo dục học sinh, nâng cao nhận thức cho học sinh, biết tự chăm lo sức khỏe đảm bảo chế độ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức khỏe.

Đây chính là những nội dung mà học sinh cần đạt được ở năng lực đặc thù thứ nhất trong môn GDTC.

Với việc nâng cao nhận thức của học sinh, sự tác động của CMHS sẽ làm cho học sinh có thêm một niềm tin vững chắc, là bước đà để thúc đẩy sự hứng khởi cho

học sinh trong việc tự chủ, tự giác tập luyện và như thế hiệu quả học môn GDTC ở các em sẽ được chuyển biến tích cực.

Như vậy với việc thực hiện được 5 bước trên đã giúp học sinh phát triển được phẩm chất tự tin, chăm chỉ… mà còn phát triển được các năng lực đặc thù của mơn GDTC đó là năng lực chăm sóc sức khỏe (qua việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, việc vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ hợp lí) đảm bảo cơ thể phát triển hài hịa cân đối, có thể lực tốt đủ sức khoẻ để học tập. Học sinh đạt được các yêu cầu về các bài tư thế và kĩ năng vận động, sự khéo léo, linh hoạt, bền bỉ duy trì cường độ tập luyện tốt đã đạt được năng lực, vận động cơ bản. Sự hào hứng, tự giác tích cực trong luyện tập ở lớp, ở nhà, cảm nhận thấy được tác dụng của luyện tập TDTT đối với cơ thể, qua đánh giá của giáo viên, của bạn bè, của CMHS hay chính là sự nhận thức tự đánh giá của chính bản thân các em. Từ đó các em càng u thích mơn GDTC và tăng cường tập luyện thực hiện được kiến thức cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với khả năng u thích của bản thân học sinh. Đó chính là phát triển được năng lực đặc thù thứ 3 là năng lực hoạt động thể dục thể thao ở các em. Từ đó chất lượng mơn GDTC được nâng lên rõ rệt.

2.3.2.8.Biện pháp thứ tám: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu với các trường bạn.

Vận dụng các bài tập và kĩ năng vận động cơ bản, giáo viên cho học sinh trải nghiệm thông qua tổ chức câu lạc bộ thể dục thể thao của nhà trường đó là: Câu lạc bộ bóng rổ, câu lạc bộ điền kinh, ………Trong dịp nghỉ hè, nhà trường cho học sinh đăng kí tham gia học các lớp võ thuật, lớp bơi lội……Đồng thời giáo viên đã tham mưu với nhà trường chủ động cho học sinh giao lưu với các trường trong cùng khu vực, để các em được chia sẻ học hỏi.

Giao lưu môn thể thao tự chọn: Đá cầu

Ngồi ra cịn phối hợp với các lực lượng đoàn viên ở nơi cư trú của học sinh để khi nghỉ hè các em được trải nghiệm giao lưu cùng với các anh chị đoàn viên. Như vậy, thông qua được trải nghiệm, giao lưu các em đã trở nên hứng thú, yêu thích mơn GDTC rất nhiều. Các em đã mạnh dạn, nhiều em xin được tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao của nhà trường.

2.3.3.Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học của biện pháp được áp dụng.

Với đề tài “Một số biện pháp phát triển năng lực đặc thù nâng cao hiệu quả

học môn GDTC cho HS ở trường tiểu học” là một bước đột phá trong dạy mơn

GDTC của bản thân tơi vì nó có những điểm sau:

- Tính mới của biện pháp đó là: Đây là biện pháp lần đầu tiên được thực hiện ở trường tôi do bản thân tôi nghiên cứu từ những thực trạng của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường với mục tiêu giáo dục là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù của môn học. Với suy nghĩ và hành động quyết tâm tìm cách nào để nâng cao chất lượng học cho học sinh trong môn GDTC, là một môn học mà theo tâm lí chung được đánh giá là một mơn học ít được chú trọng.

- Tính sáng tạo của biện pháp đó là:

+ Để học sinh đạt được yêu cầu nội dung của môn học, GV đã biết kết hợp với GV Âm nhạc, GV Mĩ Thuật để tăng sự hấp dẫn của môn học, tránh tạo sự nhàm chán, khô cứng của môn học.

+ GV khơng đơn phương đưa ra các tiêu chí đánh giá học sinh trong quá trình tập luyện mà GV cùng với HS xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ tập luyện, kết quả đạt được trong từng giờ học. Từ đó có các hình thức khen thưởng tạo động lực cho các em thêm yêu thích, hào hứng với mơn học.

Tính khoa học của biện pháp đó là: Căn cứ vào tình hình thực tế từ đó đề ra

các biện pháp để cải tiến, thay đổi những hạn chế ở phần trên đã được nêu ra. Biện pháp đưa ra theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, thay đổi tác động đến đối tượng là học sinh, được tiến hành thực nghiệm trên một lớp sau đó có hiệu quả nhân rộng ra các khối lớp khác. Khẳng định lại một lần nữa rằng các biện pháp đó áp dụng được với tất cả học sinh.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệp giáo dục thể chất tiểu học (Trang 26 - 30)