Nghiên cứu tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc thảo quyết minh (Trang 26 - 33)

Tiến hành nghiên cứu một số tác dụng dược lý như: tác dụng nhuận tẩy, tác dụng an thần, tác dụng lợi mật của 3 MNC là mẫu sống (S), mẫu sấy ở 160°c/10' (M3 - tương đương với sao vàng) và mẫu sấy ở 220°C/30' (M6 - tương đương với sao cháy).

2.2.2.Ĩ- Tác dung nhuân tẩy

Tác dụng trên ruột thỏ cô lập

Cô lập một đoạn ruột non của thỏ dài 2-2,5cm, cố đinh đoạn ruột cô lập trong ống thủy tinh chứa 30ml dung dịch Tyrode. Ghi hoạt động bình thường

của ruột.

Tiến hành thăm dò đáp ứng của ruột thỏ cô lập với liều tăng đần của các MNC s, M3 và M6 để tìm liều tác dụng tối ưu. Kết quả cho thấy:

- Với mẫu s và M3: liều 1/3200 (g/ml) và 1/2133 (g/ml) làm tăng mạnh

nhu động ruột; ở liều thấp hơn thuốc có tác dụng yếu, liều cao hơn thuốc làm tăng co thắt ruột.

- Với mẫu M6: liều 1/2133 (g/ml) và 1/1600 (g/ml) thuốc làm tăng nhu động ruột rõ rệt; tăng liều làm tăng kích thích nhu động ruột, liều thấp hơn thuốc gần như không có tác dụng.

Do vậy, tiến hành so sánh tác dụng lên nhu động ruột của các MNC

liều 1/2133 (g/ml). Kết quả thực nghiệm được minh họa hình 2.5.

Hình 2.5- Tác động của MNC trên nhu động ruột

Nhận xét: Cả 3 MNC đều có tác dụng làm tăng nhu động ruột thỏ cô lập ở liều 1/2133 (g/ml) nhưng tác dụng làm tăng nhu động ruột giảm dần theo thứ tự sau: s > M3 > M6.

♦> Tác dụng nhuận tẩy so sánh với MgSO_t

Chuột nhắt trắng trọng lượng 20-22g, khoẻ mạnh, không phân biệt đực cái, chia đều thành 5 lô, mỗi lô 6 con. 3 lô thử được uống 3 MNC với liều 2,5g/kg thể trọng (dùng dạng cao lỏng 1/10). Lô chứng cho uống MgS04 30%, lô trắng uống NaCl 0,9% với cùng thể tích như lô thử.

Sau khi uống 6 giờ, cắt đứt động mạch cổ, mổ một đường giữa bụng để bộc lộ dạ dày, ruột. Quan sát trạng thái ruột về mức độ căng phồng (thiết diện thành ruột) và cường độ nhu động ruột. Cắt toàn bộ ruột đem cân khối lượng.

Kết quả cho thấy:

- Mức đổ căng phổng: ruột của lô uống MgS04 30% căng phồng nhất. Các lô thử mức độ căng phồng không khác lô trắng (uống NaCl 0,9%).

- Cường đỏ nhu đỏng: ruột của 3 lô thử dùng thuốc có cường độ nhu động tăng mạnh trong đó s > M3 > M6. Lô uống MgS04 30% nhu động ruột tăng so với lô trắng (uống NaCl 0,9%) song yếu hơn nhiều so với 3 lô thử.

- Khối lương ruổt: Kết quả ruột được trình bày ở bảng 2.5 và hình 2.6.

Bảng 2.5- Khối lượng ruột của chuột (g)

\ Lô C huọt^v Tráng Chứng s M3 M6 1 3,01 4,86 3,13 2,74 3,04 2 3,30 4,91 3,15 3,14 3,20 3 3,19 5,03 3,24 3,20 2,87 4 3,13 4,81 3,15 2,96 3,13 5 3,31 4,86 2,87 3,17 3,05 6 2,89 4,74 2,98 3,03 3,01 TB 3,19 ± 0,17 4,87 ± 0,10 3,09 ± 0,14 3,04 ± 0,17 3,05 ±0,11

Hình 2.6- Biểu đồ so sánh khối lượng ruột của chuột giữa các lô Ui <ọ- 3 L. U) C I .c * 5 4 3 2 1 0 p < 0,01 A p 3J9 Trắng Chứng s M3 M6 Nhận xét:

- Khối lượng ruột ở lô chứng (uống MgS04 30%) tăng đáng kể so với lô trắng (uống NaCl 0,9%) với p < 0,01. Đó là do MgS04 làm tăng khả năng kéo nước vào trong lòng ruột.

- Trong khi đó, ở các lô thử (uống s, M3, M6), khối lượng một của chuột thí nghiệm khác với lô trắng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ rằng các MNC không có khả năng kéo nước vào lòng ruột.

Như vậy, các MNC có tác dụng nhuận tẩy không phải do cơ chế làm tăng khả năng kéo và giữ nước vào trong trong lòng ruột.

2.2.2.2- Tác dung an thán

Chuột nhắt trắng cả 2 giống trọng lượng từ 20-22g, khoẻ mạnh được chia đều ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con.

Thiết kế thí nghiệm

-«-Tập cho chuột làm quen với máy thử-^

I---1---1--- 1---1 Ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 1 2 3

Cho uống thuốc-

Ngày đầu tiên, cho chuột làm quen với máy Rota-Rod/7650 (ưgo- Basile, Comerio, Italy). Cho chuột bám trên thanh ngang hình trụ quay tròn với tốc độ tăng dần 5, 10, 20 vòng/phút. Thời gian chuột bám trên thanh trước khi rơi xuống được tự động ghi lại trên máy. Các chuột có thời gian bám trên máy từ 7 phút trở lên được đưa vào nghiên cứu.

Hai ngày tiếp theo, cho chuột tiếp tục làm quen với máy, đồng thời cho các lô uống thuốc:

- 3 lô thử: uống cao lỏng 1:1 các mẫu s, M3, M6 với liều 3,75g/kg thể trọng.

- 1 lô trắng: uống NaCl 0,9% cùng thể tích với lô thử.

Ngày thứ tư, 1 giờ sau khi cho uống thuốc lần nữa với liều trên, tiến hành đánh giá kết quả dựa trên thời gian bám của chuột trên thanh ngang. Kết quả được trình bày ở bảng 2.6 và hình 2.7.

Bảng 2.6- Thời gian bám của chuột (giây)

C h u ộ t ^ \ ^ Trắng s M3 M6 1 565 560 553 120 2 517 511 521 109 3 580 570 556 108 4 518 579 532 117 5 575 536 503 106 6 542 543 515 101 7 525 521 560 105 8 536 560 543 111 9 572 545 125 10 512 123 TB 547,8 ± 25,5 547,5 ± 23,9 534,0 ± 20,3 112,5 ±8,2

Hình 2.7- Biểu đồ so sánh thòi gian bám của chuột giữa các lô

Trắng M3 M6

Nhận xét:

- So vói lô trắng, thời gian bám trên máy của chuột trong 2 lô s và M3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng tỏ mẫu s và M3 không thể hiện tác dụng an thần ở liều nghiên cứu.

- Trong khi đó, thời gian bám của chuột lô M6 thấp hơn hẳn so với lô trắng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vói p < 0,01. Như vậy mẫu M6 thể hiện tác dụng an thần rõ rệt ở liều nghiên cứu.

2.2.2.3- Tác dung lơi mât

Được tiến hành theo phương pháp Rudi.

Chuột nhắt trắng trọng lượng 20-22g, khoẻ mạnh, không phân biệt đực cái, chia đều thành các lô, mỗi lô 7 con. Các lô thử được uống cao lỏng 1:1 của các MNC với liều 2,5g/kg thể trọng, lô trắng uống nước muối sinh lý với cùng thể tích, liên tục trong 3 ngày. Ngày thứ ba, sau khi uống thuốc 1 giờ tiến hành gây mê chuột bằng ether, mổ bụng, thắt ống dẫn mật đoạn đổ vào tá tràng (ống mật chủ), khâu thành bụng. Sau 30 phút giết chuột, bóc túi mật, cân trọng lượng (mg). Kết quả thực nghiệm được ghi ở bảng 2.7 và hình 2.8.

Bảng 2 J - Khối lượng mật của chuột (mg) C h u ộ t" ^ ^ ^ Trắng s M3 M6 1 15,1 19,4 21,8 16,0 2 13,0 20,7 25,0 16,5 3 12,6 21,5 26,5 13,4 4 12,4 22,8 20,3 15,5 5 13,8 21,3 27,2 12,9 6 12,7 17,7 25,3 14,9 7 14,2 18,7 13,8 TB 13,4 ± 1,0 20,3 ± 1,8 24,4 ±2,7 14,7 ± 1,4

Hình 2.8- Biểu đồ so sánh khối lượng mật giữa các lô

30 T---D > 0.05

Trắng s M3 M6

Nhận xét:

- Các lô s và M3 có khối lượng mật tăng lên rõ rệt (38,1% và 67,0% so với lô trắng), tác dụng lọi mật của lô M3 lớn hơn hẳn lô s. Các kết quả này có

ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

- Trong khi đó sự khác biệt về khối lượng mật giữa lô M6 và lô trắng là không đáng kể (p > 0,05) chứng tỏ mẫu M6 không có tác dụng lợi mật ở liều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến đến tác dụng sinh học của vị thuốc thảo quyết minh (Trang 26 - 33)