Đối với ngành xăng dầu

Một phần của tài liệu NHÓM 4 độc QUYỀN NHÓM (Trang 29 - 32)

3. Độc quyền trong xuất khẩu gạo

5.2.Đối với ngành xăng dầu

Để tăng tính thị trường, đặc biệt là thị trường xăng dầu, có nhiều cách thức. Thứ nhất là phải có cơ chế công bố thông tin, thứ hai là cơ chế giám sát, thứ ba là tạo cơ chế cho doanh nghiệp tham gia các nghiệp vụ giao dịch hiện đại và cho hình thành mạng lưới dự trữ xăng dầu quốc gia.

Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi vốn và hệ thống phân phối lớn nên khó có thể có nhiều doanh nghiệp tham gia. Vì vậy trên lý thuyết, rất dễ hình thành độc quyền nhóm. Nên bên cạnh công cụ giám sát đặt tại các cơ quan chức năng, Nhà nước vẫn cần tạo lập và tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, không để chúng luôn cùng chung lợi ích và trong thế có thể thỏa hiệp. Muốn vậy, chúng ta cần những tiêu chí cụ thể để đánh giá và lượng hóa hành vi liên kết độc quyền.

Một công cụ rất quan trọng mà các nước vẫn dùng để điều tiết thị trường xăng dầu là lập kho dự trữ xăng dầu quốc gia. Với lượng dự trữ đủ mạnh, khi giá tăng, thấy cần thiết, Nhà nước có thể bán dầu từ kho dự trữ.

Đây là cách làm hiệu quả, thực tế ở nhiều nước đã thấy chúng có thể giúp giảm giá một cách tiết kiệm hơn là bỏ tiền trực tiếp bù lỗ cho các doanh nghiệp. Giá giảm mà Nhà nước vẫn thu được tiền, thậm chí có lãi.

Tất nhiên, không phải muốn là có thể lập ngay kho dự trữ vì chi phí rất cao. Đây là bài toán cần được giải giữa chi phí và lợi ích. Với một thị trường gần 100 triệu dân, tốc độ tiêu thụ dầu mỏ tăng chúng ta lại sắp lọc được xăng dầu thì đã đến lúc VN nên tính đến công cụ hiện đại trên nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Năm 2010 cũng là năm đầu tiên kinh doanh xăng dầu áp dụng Nghị định 84/CP của Chính phủ, sự chủ động của doanh nghiệp đầu mối tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì là năm đầu tiên áp dụng Nghị định 84 nên trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh doanh sẽ còn phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thị trường, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, Doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng phải thích ứng với những biến động tăng, giảm giá theo quy luật thị trường, kiên trì thực hiện đảm bảo thực thi có hiệu quả Nghị định này.

Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo, chiếm thị phần lớn, Petrolimex đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ chuyển đổi cơ chế kinh doanh xăng, dầu, góp sức cùng các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành Nghị

định 84, đây là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng, dầu. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu chính thức có hiệu lực từ 15/12/2009; theo đó việc kinh doanh xăng, dầu được vận hành theo cơ chế mới, doanh nghiệp được quyền quyết định giá bán lẻ khi giá xăng, dầu thành phẩm thị trường thế giới có biến động, là cơ sở để các thương nhân đầu mối vận hành giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước.

Chủ động và kiên trì vận hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường bảo đảm: Đủ nguồn cung – Đóng góp cho ngân sách Nhà nước và có tích lũy cho Doanh nghiệp, đảm bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp và Người tiêu dùng

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án đầu tư trọng điểm để sớm đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đồng vốn và tăng khả năng dự trữ hàng hóa theo quy định mới (30 ngày), góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.

Một phần của tài liệu NHÓM 4 độc QUYỀN NHÓM (Trang 29 - 32)