Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 147 - 154)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng quy định của pháp luật hình sự

đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức

4.1.1. u cầu thực hiện chính sách hình sự trong cải cách tư pháp

Việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức phải dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã nêu ra các hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Trên cơ sở đó, các văn bản trên cũng đưa ra các quan điểm chỉ đạo và một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, đặt ra vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp; cải cách các cơ quan tư pháp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hồn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp,… Trong đó, Bộ Chính trị cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ “hồn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp. Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội”[2]. Bên cạnh đó cũng chú trọng “sửa đổi, bổ sung các chính sách hình sự và từng bước sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phịng, chống tội

phạm, đặc biệt là tội tham nhũng, tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”[2]. Quan điểm này đã được quán triệt một cách nhất quán, cụ thể hóa tại nhiều văn bản của Nhà nước như Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 1998 phê duyệt chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm với mục tiêu đặt ra là “tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, nếp sống và làm việc theo pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước”[61] và mục tiêu cụ thể là “Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội phạm xâm hại trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, lơi kéo trẻ em vào con đường sử dụng và nghiện hút ma túy, tội phạm người chưa thành niên và các loại tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí hoặc có tính chất cơn đồ, hung hãn...”[61], trong đó, nội dung chương trình có việc “đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế, tội cướp, cướp giật…”[61].

Tiếp theo đó, Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 cũng đã nêu ra các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phòng chống tội phạm, đặc biệt là đã phê duyệt về nguyên tắc xây dựng 15 đề án để xây dựng chương trình, triển khai thực hiện Chiến lược này. Trong đó có Đề án 5 là xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật về phịng, chống tội phạm. Sau đó, tại Chương trình phịng, chống tội phạm ban hành kèm theo Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra là: “Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, đặc biệt các chính sách trong phịng, chống tội phạm có tổ chức, “lợi ích nhóm”, truy nã tội phạm; đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính” và “Tấn cơng trấn áp các loại tội phạm, tập trung đấu tranh những loại tội phạm nổi lên hiện nay, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia…”[64]. Hiện nay, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vẫn tiếp tục xác

định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là “tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội”2, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ là “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”3.

Như vậy, với định hướng cải cách tư pháp về hình sự, việc xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm có tổ chức nói chung và tội cướp tài sản dưới hình thức đồng phạm có tổ chức nói riêng cũng đã và đang được chú trọng. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp luật hình sự được ban hành. Trong đó, quan điểm xuyên suốt là kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm với nguyên tắc mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật. Nhà nước chú trọng xử lý nghiêm đối với các hành vi phạm tội nói chung và tội phạm được thực hiện dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng theo nguyên tắc mới được ghi nhận trong BLHS là nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức,… Như vậy, trường hợp phạm tội có tổ chức sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn so với trường hợp phạm tội thông thường thể hiện qua việc xử lý nghiêm những người đồng phạm có tổ chức. Trong đó, nguyên tắc xử lý chung đã được ghi nhận là “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…”[48]. Những nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật hình sự, nhất là BLHS ở cả phần chung và phần các tội phạm. Các quy định này cần được tuân thủ nghiêm túc cũng như ngày càng hoàn thiện cho phù hợp hơn với thực tế tội phạm có tổ chức nói chung và tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được điều này đòi hỏi sự phối hợp và nỗ lực từ nhiều phía.

4.1.2. Yêu cầu thực tiễn phịng chống tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức

Như đã phân tích ở chương 3, tình hình tội phạm cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây

diễn ra tương đối phức tạp. Số lượng vụ án tương đối lớn, tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này có xu hướng ngày càng tăng. Điều này thể hiện ở thủ đoạn, số lượng người cùng phạm tội trong một vụ án cũng như số lượng tài sản bị chiếm đoạt, hậu quả về tính mạng, sức khỏe gây ra cho bị hại. Đặc biệt là các vụ án do băng nhóm thực hiện ngày càng tăng. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu [58, tr.149], tình hình tội cướp tài sản, trong đó có tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới sẽ cịn diễn biến phức tạp, tăng về số vụ và nguy hiểm hơn về tính chất mức độ, gây ra hậu quả to lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản và tinh thần của người dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố. Thực trạng này đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có giải pháp hiệu quả, kịp thời để phịng chống tội phạm nói chung và cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng trong thời gian tới. Trong các giải pháp phịng chống tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức, giải pháp bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, qua kết quả phân tích tình hình xử lý hình sự mà cụ thể là kết quả định tội và quyết định hình phạt đối với tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại chương 3 cho thấy, trong những năm vừa qua, việc xử lý đối với loại tội phạm này đã và đang đạt một số kết quả tốt, việc áp dụng pháp luật để truy cứu TNHS đối với người phạm tội này được thực hiện tương đối kịp thời, đầy đủ và đúng đắn. Tuy nhiên, trong q trình đó cũng tồn tại một số hạn chế, sai lầm, như: bỏ lọt hoặc xác định chưa đúng dấu hiệu của phạm tội có tổ chức; việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội chưa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nguyên tắc quyết định hình phạt trong đồng phạm;… Điều đó cho thấy rằng thực tiễn phịng chống tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang đặt ra những yêu cầu đối với việc áp dụng pháp luật về tội danh này. Quy định về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức cần được áp dụng đúng, không gây oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm và người phạm

tội; Phải xác định đúng trường hợp phạm tội có tổ chức đối với tội danh này; mức hình phạt phải phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội,…

Mặt khác, xu hướng tội phạm nói chung và tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng được thực hiện bởi các tổ chức tội phạm đang xảy ra ngày càng nhiều trên thực tế với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn và gây khó khăn hơn trong quá trình truy cứu TNHS so với các trường hợp thơng thường. Tuy nhiên đến thời điểm này thì các quy định nói chung và hình phạt nói riêng đối với người phạm tội ở trường hợp đặc biệt này vẫn khơng có sự phân biệt. Điều này chưa tạo ra sự cơng bằng, chưa phân hóa triệt để hành vi phạm tội của từng đối tượng cụ thể. Trong khi đó, so sánh với quy định của BLHS một số nước và xu hướng chung của luật hình sự trên thế giới thì đã có những quy định này. Vì vậy, hồn thiện quy định về các trường hợp này là yêu cầu bức thiết hiện nay.

4.1.3. Yêu cầu thực hiện ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

“Phân hóa TNHS là sự phân chia các trường hợp phạm tội thành những nhóm khác nhau dựa vào các căn cứ khác nhau như: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân phạm tội,… và quy định với chúng vào trong luật hình sự với các mức độ TNHS phù hợp”[102, tr.27]. Cụ thể hóa mức độ TNHS cho các trường hợp phạm tội khác nhau là yêu cầu cơ bản nhất của nguyên tắc này. “Phân hóa TNHS là nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ Phần các tội phạm của BLHS và được thực hiện trong cơ cấu của phần lớn các điều luật”[125, tr.41]. Tội phạm có thể được thực hiện trong những tình tiết rất khác nhau. Những tình tiết đó ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, trên cơ sở đó ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm của chủ thể phạm tội. Điều này địi hỏi luật hình sự phải quy định các trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau bằng những mức độ TNHS khác nhau tương ứng. “Nhà làm luật phân hóa TNHS trên cơ sở cân nhắc các tình tiết của việc thực hiện tội phạm”[125, tr.41]. Trong đó, phân hóa TNHS trong luật có thể bao gồm: phân loại tội phạm thành các nhóm tội khác nhau để có các quy định khác nhau về TNHS; đa dạng hóa hệ thống hình phạt; phân hóa chế tài của mỗi tội thành

thể tại các điều 51 và 52 BLHS hiện hành (các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng TNHS) và các tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm. Bên cạnh đó, Điều 3 BLHS hiện hành xác định các đối tượng cần nghiêm trị và các đối tượng cần khoan hồng, trong đó, nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức,… Để áp dụng nguyên tắc phân hóa TNHS đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, các nhà làm luật đã quy định cụ thể về khái niệm phạm tội có tổ chức trong khn khổ quy định về đồng phạm ở phần chung BLHS và quy định về phạm tội có tổ chức với tư cách là tình tiết tăng nặng định khung ở nhiều điều luật trong phần các tội phạm, trong đó có tội cướp tài sản. Theo quy định tại Điều 168 BLHS hiện hành, tội cướp tài sản ngoài cấu thành cơ bản quy định những dấu hiệu định tội phản ánh bản chất nguy hiểm của tội phạm thì cịn quy định tình tiết định khung tăng nặng TNHS để phân hóa TNHS trong từng trường hợp phạm tội có các tình tiết khác nhau. Trong đó, phạm tội có tổ chức là tình tiết định khung được quy định đầu tiên trong Tội cướp tài sản thể hiện sự đánh giá của nhà nước về mức độ nguy hiểm cao của trường hợp phạm tội này. Điều này đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật đối với các vụ án cướp tài sản nói chung và đối với trường hợp phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức nói riêng. Hay nói cách khác, việc xây dựng và áp dụng quy định pháp luật về Tội cướp tài sản và cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức phải thể hiện nguyên tắc phân hóa TNHS. Đây là trường hợp phạm tội được đánh giá là rất nguy hiểm cho xã hội với mức hình phạt được BLHS hiện hành quy định là từ 07 đến 15 năm tù. Dấu hiệu của trường hợp phạm tội này cũng đã được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng. Trên cơ sở đó, yêu cầu đặt ra là trường hợp phạm tội này phải được áp dụng đúng, bảo đảm đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội và phân biệt với các trường hợp phạm tội khác trong tội cướp tài sản. Việc áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức sẽ góp phần thực hiện yêu cầu của nguyên tắc phân hóa TNHS đặt ra. Trong đó, TNHS càng được phân hóa rõ ràng, đầy đủ, chính xác thì càng có cơ sở chính xác cho việc cá thể hóa hình phạt đối với mỗi người phạm tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức.

4.1.4. Yêu cầu hội nhập quốc tế

Trong xu thế tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, việc hợp tác, giao lưu đa phương, song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng nhiều. Sự giao lưu hợp tác được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, để tham gia sân chơi chung của thế giới trên tất cả các lĩnh vực cũng như thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tội cướp tài sản dưới hình thức phạm tội có tổ chức theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)