Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP KIỂM THỬ ỨNG DỤNG DI ĐỘNG (Trang 102 - 106)

DI ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN LINH HOẠT

3.3. Phương pháp ứng dụng học máy và đồ thị hóa kết quả kiểm thử

3.3.1.3. Kết quả thực nghiệm

Phương pháp này đã nghiên cứu thực nghiệm thành công cho ứng dụng web apps (POS system cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). Kết quả thực nghiệm cho ứng dụng web di động đang được tiến hành và đánh giá. Tuy nhiên với kết quả thực nghiệm cho ứng dụng web (smartphone vẫn chạy được các ứng dụng này) được thực nghiệm bởi đội

4 người kiểm thử trong thời gian 2 tháng. Các chức năng cơ bản của ứng dụng chạy

Management, Pre-Booking. Kết quả thực nghiệm tại công ty giải pháp phần mềm Me-U Solutions cho các dự án nội bộ và dự án của khách hàng.

Với khoảng 40.000 bước kiểm thử được ghi lại ở định dạng hình ảnh được sử dụng trong việc đồ thị hóa các thực thi kiểm thử và so sánh với các lần thực hiện kiểm thử khác. Hơn một nửa số lần thực hiện kiểm thử đã sử dụng One2Test (cơng cụ ghi nhận và trực quan hóa – đồ thị hóa hoạt động kiểm thử hướng ngữ cảnh) xem xét và xây dựng các ý tưởng kiểm thử mới. Một phần ba các điều khoản kiểm thử được tạo ra bằng cách so sánh hai lần thực hiện kiểm thử hoặc so sánh thực hiện kiểm thử hiện tại với đồ thị Master. Sau đây là hai ví dụ được sử dụng bởi One2Test và One2Explore để quyết định hiệu quả kiểm tra và tạo ra các ý tưởng kiểm thử mới.

Trong Hình 3.9, ở màn hình bên trái, đồ thị có: các nút màu xanh là những trang (pages) bị thiếu (hoặc bị bỏ qua) của người kiểm thử A trong quá trình thực thi, màu vàng là những trang bị bỏ qua của người kiểm thử B và màu xám là những màu được thực hiện bởi cả hai người kiểm thử. Các con số trên các cạnh thể hiện các bước thực hiện kiểm thử (bước thứ mấy).

Hình 3.9. Kết quả so sánh giữa hai lần thực hiện kiểm tra

Từ kết quả này có thể thấy được, cùng một chức năng nhưng theo phương pháp kiểm thử thăm dị, có thể mỗi người kiểm thử thực hiện một cách khác nhau và cũng

dựa vào đây thấy được trực quan các bước thiếu, thông tin từ các nốt này sẽ giúp cho người quản lý theo dõi được kết quả kiểm thử. Hai màn hình nhỏ bên phải của Hình 3.9 là thơng tin, các số liệu tổng hợp của từng người kiểm thử.

Trong Hình 3.10, là đồ thị tổng hợp của tất cả các người kiểm thử thực hiện trước đó, đây là đồ thị Master Graph. Màu cam thể hiện cho kết quả của tất cả các người kiểm thử thực hiện thao tác (bước) trùng nhau. Màu trắng là bước thiếu của đồ thị master.

Hình 3.10. Đồ thị tổng hợp các kết quả thực thi của Master Graph

Trong Hình 3.11, màu trắng là các trang bị thiếu của người kiểm thử thực thi kiểm thử hiện tại, màu xanh là trùng nhau với các thực thi của các người kiểm thử trước đó. Các con số là thể hiện các bước để đến được các trang đó; ở các hình master chỉ hiện những trang chính của các kịch bản kiểm thử, nên các bước được liệt kê ghi trên các cạnh đó. Đồ thị Master tổng hợp các nút chính của kịch bản.

Hình 3.11. Một kết quả so sánh giữa thực thi hiện tại và các thực thi trước đó (Master) Phương pháp được đề xuất trong nghiên cứu này và công cụ One2Explore đã được áp dụng cho 06 dự án ở các lĩnh vực khác nhau tại Me-U Solutions bao gồm dự án eCommerce, Healthcare, Government and SME Management. Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện lấy ý kiến phản hồi của người kiểm thử, trưởng nhóm kiểm thử và khách hàng, những người có liên quan đến dự án. Kết quả thể hiện ở hai Bảng 3.13 và 3.14:

Bảng 3.13. Thông tin của các đối tượng người dùng của dự án được lấy ý kiến phản hồi (360-degree feedbacks)

Bảng 3.14. Kết quả phản hồi của các đối tượng (360-degree feedbacks) testers, trưởng nhóm kiểm thử và khách hàng

Trong Bảng 3.13 là thông tin của những người (đối tượng) được lấy phản hồi của các dự án tương ứng có sử dụng cơng cụ và phương pháp được đề xuất, bao gồm số thành viên của đội dự án, thời gian thực hiện của dự án, loại kiểm thử được áp dụng, loại dự án, số lượng phiếu khảo sát gửi ra và thu vào (có phản hồi). Trong Bảng 3.14 là kết quả phản hồi được tổng hợp thơng qua các tiêu chí về tính dễ sử dụng, tính hữu dụng trong đề xuất ý tưởng kiểm thử, trong đánh giá, báo cáo và các gợi ý từ công cụ. Các giá trị số trong ngoặc () thể hiện số phản hồi chọn tiêu chí tương ứng. Ví dụ đội dự án POS có 4 người phản hồi dễ sử dụng ở mức cao nhất (very satisfied), tất cả đội đều đồng ý với tính hữu dụng khi đề xuất ý tưởng (2 – very satisfied, 2 satisfied).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP KIỂM THỬ ỨNG DỤNG DI ĐỘNG (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w