Bài toán 2

Một phần của tài liệu Kiểm thử đơn vị cho hệ thống (Trang 52 - 55)

Phát biểu bài toán: Xác định tỷ lệ FreeFloat của chí số theo Bảng áp dụng dải tỷ lệ tính chỉ số.

Mô tả bài toán:Hệ số Free float của chỉ số sẽ được xác định như sau:

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị <5 thì kết quả là không đủ điều kiện đưa vào các chỉ số HNX.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị >=5 và <= 15 thì tỷ lệ free float của chỉ số là tỷ lệ thực của chỉ số.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị > 15 và <= 20 thì tỷ lệ free float của chỉ số là 20%.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị > 20 và <= 30 thì tỷ lệ free float của chỉ số là 30%.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị > 30 và <= 40 thì tỷ lệ free float của chỉ số là 40%.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị > 40 và <= 50 thì tỷ lệ free float của chỉ số là 50%.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị > 50 và <= 75 thì tỷ lệ free float của chỉ số là 75%.

Nếu tỷ lệ thực của chỉ số có giá trị > 75 và <= 100 thì tỷ lệ free float của chỉ số là 50%.

Bảng 4.14 Bảng hệ số tỷ lệ free float của chỉ số HNX Free float chính

xác Dải Hệ số Free float

< 5% Không đủ điều kiện để đưa vào các chỉ số HNX > 5% to 15% Tỷ lệ thực** > 15% to 20% 20% > 20% to 30% 30% > 30% to 40% 40% > 40% to 50% 50% > 50% to 75% 75% > 75% to 100% 100%

Từ mô tả bài toán ta xác định dữ liệu nhƣ sau:

Dữ liệu đầu vào: Tỷ lệ thực tính được của chỉ số.

Dữ liệu đầu ra là: Tỷ lệ Free float của chỉ số tính theo Bảng dải hệ số free float của chỉ số.

Từ phân tích bài toán theo đặc tả yêu cầu ta áp dụng các kỹ thuật kiểm thử để xây dựng ca kiểm thử như sau:

4.2.1. Áp dụng kỹ thuật phân lớp tương đương

Ta sẽ chia các miền dữ liệu theo kỹ thuật tương đương dựa vào các kết quả đầu ra của dữ liệu như sau:

Miền 1 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số < 5 % hoặc giá trị >100% đều không thỏa mãn điều kiện tính chỉ số.

Miền 2 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 5 đến 15. Với miền này, ta sẽ có 2 giá trị biên là 5 và 15.

Miền 3 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 15 đến 20. Với miền này, ta sẽ có 1 giá trị biên là 20.

Miền 4 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 20 đến 30. Với miền này, ta sẽ có 1 giá trị biên là 30.

Miền 5 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 30 đến 40. Với miền này, ta sẽ có 1 giá trị biên là 40.

Miền 6 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 40 đến 50. Với miền này, ta sẽ có 1 giá trị biên là 50.

Miền 7 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 50 đến 75. Với miền này, ta sẽ có 1 giá trị biên là 75.

Miền 8 là các dữ liệu đầu vào là tỷ số thực của chỉ số nằm trong khoảng từ 75 đến 100. Với miền này, ta sẽ có 1 giá trị biên là 100.

Do đó ta sẽ có 8 miền tương đương và 8 giá trị tại biên với kỹ thuật phân lớp

tương đương.

Bảng 4.15 Các ca kiểm thử sinh ra theo kỹ thuật phân lớp tƣơng đƣơng

Test case Dữ liệu đầu vào (Tỷ lệ thực) EO

TC1 1% Không đủ điều kiện đưa

vào chỉ số TC2 5% 5% TC3 12% 12% TC4 15% 15% TC5 17% 20% TC6 20% 20% TC7 25% 30% TC8 30% 30% TC9 35% 40% TC10 40% 40% TC11 45% 50% TC12 50% 50% TC13 60% 75% TC14 75% 75% TC15 80% 100% TC16 100% 100%

TC17 190% Không đủ điều kiện đưa vào chỉ số

Một phần của tài liệu Kiểm thử đơn vị cho hệ thống (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)