Xác định tính thông báo của các test

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho nam vđv súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng hà nội lứa tuổi 15 17 (Trang 25 - 28)

Để xác định tính thông báo của test chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối tương quan của các test đã lựa chọn với thành tích thi đấu. Chúng tôi dùng các test trên kiểm tra trên 12 nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội, số liệu thu được sử dụng làm biến số “X”, còn thành tích thi đấu vòng tròn một lượt làm biến số “Y”. Cuối cùng công thức tính hệ số tương quan r kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hệ số tương quan của các test lựa chọn với thành tích thi đấu của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội (n = 12)

STT Test r p

1 Giữ súng trên tay 1 phút tính thời gian ổn

định (s) 0.91 < 0.05

2 Bắn 2 loạt 8″ tính độ chụm 6 viên/bia 0.81 < 0.05 3 Bắn 2 loạt 6″ tính độ chụm 6 viên/bia 0.83 < 0.05 4 Bắn 2 loạt 4″ tính độ chụm 6 viên/bia 0.85 < 0.05

5 Bắn 30+30 viên tính điểm 0.89 < 0.05 Qua bảng 3.5 cho thấy cả 5 test chúng tôi đã lựa chọn đều có mối tương quan chặt chẽ với thành tích thi đấu (0.81 – 0.91) ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Đặc trưng cho tố chất sức bền chuyên môn của VĐV bắn súng các test này đảm bảo tính thông báo chuyên môn của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh lứa tuổi 15 - 17 CLB bắn súng Hà Nội.

Mặt khác qua thực tiễn quan sát tập luyện tại đội súng ngắn tự chọn CLB bắn súng Hà Nội chúng tôi nhận thấy những bài tập nâng cao sức bền chuyên môn trong nội dung huấn luyện còn nghèo nàn và đơn điệu do các HLV đội tuyển súng ngắn tự chọn CLB bắn súng Hà Nội chưa thực sự coi trọng vấn đề này. Qua tham khảo nội dung giáo án chương trình huấn luyện của đội tuyển súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội thu được kết quả ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nộ lứa tuổi 15 - 17

STT Bài tập Khối lượng Nghỉ giữa Số lần sử

dụng

1 Giữ súng lâu trên tay 2 x 30 lần 30″ 25/60 2 Bắn không đạn giữ súng 2 x 30 lần 30″ 20-60 3 Bắn khan xen kẽ có đạn 3 x 20 lần 30″ 20/60 4 Giữ súng thêm sau khi bắn 2 x 20 lần 30″ 25/60 5 Bắn đạn có quy định thời gian 1′ x 20 lần 30″ 30/60

6 Bắn tính điểm 30 viên 20/60

Qua bảng 3.6 cho thấy: Nhìn chung các HLV CLB bắn súng Hà Nội đã sử dụng các hình thức tập luyện cơ bản để nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng ngắn bắn nhanh Hà Nội lứa tuổi 15 – 17. Tuy nhiên qua số liệu cho thấy:

- Bài tập chưa thật toàn diện, các bài tập sức bền và sức mạnh chuyên môn còn quá ít.

- Các hình thức tập luyện chưa thật đa dạng và phong phú, việc tập luyện còn đơn điệu và khô khan không tạo được hứng thú cao trong tập luyện.

- Tỷ lệ thời gian dành cho các bài tập thể lực chung và chuyên môn còn thấp. - Việc sử dụng lượng vận động ở các bài tập còn quá nhỏ thể hiện số lần tập lại và cường độ còn thấp.

Để đánh giá một cách chính xác thực trạng trình độ tập luyện cũng như sức bền chuyên môn của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra xác định độ ổn định giữa các lần bắn. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7.

Thông qua kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy:

Về khả năng giữ súng ổn định, thời gian giữ súng ổn định, thời gian giữ súng ổn định của VĐV bắn súng Hà Nội là rất ngắn đặc biệt là những chục cuối. Chúng tôi dùng máy Laze để kiểm tra khả năng giữ súng kết quả cho thấy thời gian súng ở chục 5 và chục 6 lần lượt là 19.5 và 18.3 so với các chục 1, 2, 3, 4 lần lượt là 18.24; 19.0; 21.6 và 20.0 (s) như vậy có thể nhận thấy sự giảm sút về thể lực chuyên môn hay nói cách khác thể lực chuyên môn chưa đạt yêu cầu.

Ở nội dung bắn tính điểm 60 viên thành tích bắn vẫn còn thấp không đồng đều ở các chục 2, 3, 4 có tăng đáng kể nhưng về cuối bài bắn giảm xuống 83 điểm/chục. Như vậy thông qua test này có thể đánh giá độ ổn định cũng như trình độ thể lực của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội là rất kém.

Bắn chụm 60 viên được chia làm các chục mỗi lần bắn 10 viên và độ chụm 10 viên/1 bia. Qua kết quả cho thấy độ tản mạn rất lớn, độ chụm giữa các viên đạn

không tập trung và thống nhất. Như vậy độ chụm của các nam VĐV bắn súng Hà Nội là chưa đạt yêu cầu.

Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy: Độ rung động của nòng súng ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của VĐV bắn súng, VĐV có thời gian giữ súng lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết thúc phát bắn một cách chính xác. Đồng thời giúp VĐV thực hiện cả bài bắn trong thời gian dài mà kết quả ở những chục cuối không bị giảm sút dẫn đến thành tích chung của cả bài bắn cao. Tuy nhiên độ ổn định súng của nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lại không cao, điều này lý giải tại sao VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lại đạt thành tích không cao trong thi đấu.

Thực trạng trên sẽ là cơ sở để một lần nữa khẳng định rằng sức bền chuyên môn đóng một vai trò quan trọng tất cả những điều trên sẽ là tiền đề để chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao sức bền chuyên môn cho nam VĐV súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng Hà Nội lứa tuổi 15 – 17.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho nam vđv súng ngắn bắn nhanh CLB bắn súng hà nội lứa tuổi 15 17 (Trang 25 - 28)