Giai đoạn cao của hình thái kinh tế-XHCS chủ nghĩa :

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN 2 (Trang 33 - 44)

- Về mặt kinh tế : Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ của cải dồi dào, ý thức của con nguời được nâng lên,lao động con người được giảm nhẹ, khoa học phát triển con người lam theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

- Về mặt xã hội : Trình độ XH hóa ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao và không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Liên hệ với đặc điểm cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH.

- Giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những yếu tố của giai cấp công nhân hiện đại và còn có những đặc điểm riêng của mình. Đó là do ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam nên giai cấp công nhân Việt Nam có điều kiện sớm giữ vai trò lãnh đạo và giành ưu thế ngay từ khi có Đảng của mình.

- Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trong nông-lâm-ngư-nghiệp...v.v Trực tiếp sử dụng một TLSX cơ bản và đăc thù gắn với thiên nhiên là

đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản. Nông dân có phương thức sản xuất phân tán, năng suất thấp. Tuy nhiên, nông dân không dựa trên tư hữu nhỏ này để bóc lột các giai cấp tầng lớp khác. Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng riêng mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị XH. Giai cấp nông dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực sự giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột và trở thành người làm chủ XH và đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng CNXH.

Câu 25 :Trình bày tính tất yếu,đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?Liên hệ với những đặc điểm cơ bản của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ ?

* Tính tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH.

+ Muốn có một XH xây dựng trên cơ sở công hữu về TLSX không còn các giai cấp đối kháng,không còn áp bức bóc lột cần phải có một thời kì lịch sử nhất định.

+ CNXH xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao nên cần phải có thời gian.

+ Cần phải có thời gian để xây dựng và phát triển những quan hệ XH của CNXH vì nó không tự phát sinh trong lòng XH tư bản.

+ Công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp nên cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen.

* Đặc điểm và thực chất của thời kì quá độ lên CNXH.

- Đặc điểm : là sự đan xen, đấu tranh giữa những nhân tố của XH mới và những tàn tích của XH cũ trên tất cả lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và phát triển theo định hướng XHCN.

+ Trên lĩnh vực kinh tế : Còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

+ Trên lĩnh vực chính trị :Kết cấu giai cấp xã hội trong thời kì này đa dạng phức tạp, các giai cấp tầng lớp vừa hợp tác vừa

đấu tranh với nhau, thu nhập, ý thức chính trị của các giai cấp có sự khác nhau.

+ Trên lĩnh vực tư tưởng VH-XH : Chủ nghĩa Mac-Lê nin và nền văn hóa mới giữ vai trò chủ đạo trong đời sống XH,xong bên cạnh đó vẫn còn những tư tưởng cũ, lối sống cũ.

- Thực chất của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH : là thời kì diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp TB đã bị đánh bại và những thế lực chống phá CNXH với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

* Liên hệ với những đặc điểm cơ bản của nhà nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ :

+ Việt Nam quá độ từ XH thuộc địa nửa phong kiến trong đó sản xuất nhỏ tự cung tự cấp là nền kinh tế chủ yếu bỏ qua chế độ TBCN tiến thẳng lên CNXH.

+ Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh để lại nhiều hậu quả.

+ Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá công cuộc xây dựng CNXH và nền độc lập của nước ta.

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước ,lao động cần cù,sáng tạo và anh hùng trong đấu tranh,có ý thức tự lực tự cường để thực hiện việc xây dựng CNXH.

Câu 26 : Hãy làm rõ đặc trưng của nền văn hóa XHCN ?Liên hệ với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay chúng ta đang xây dựng ?

* Khái niệm văn hóa XHCN :là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân,do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân lao động,đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.

* Đặc trưng của nền văn hóa XHCN :

- Một là,hệ tư tưởng của giai cấp nhân(chủ nghĩa Mác-Leenin giữ vai trò cốt lõi,chủ đạo),quyết định phương hướng phát triển của nền văn hóa.Nền văn hóa XHCN phản ánh bản chất của giai cấp công nhân.

- Thứ hai,là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.Giai cấp công nhân,nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và là chủ thể hưởng thụ những thành tựu của nền văn hóa .Mục tiêu của nền văn hóa XHCN là hướng tới phục vụ nhân dân,của nhân dân và vì nhân dân.Mọi thành tựu của văn hóa trở thành tài sản của nhân dân.

- Thứ ba, là nền văn hóa được hình thành,phát triển một cách tự giác,đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng cộng sản,có sự quản lý của nhà nước XHCN.

* Liên hệ với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay chúng ta đang xây dựng :

- Yêu nước và tiến bộ ,mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và CNXH.

- Thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn,mục tiêu tất cả vì con người,vì hạnh phúc,tự do và phát triển của con người.

- Nền văn hóa thể hiện tinh thần dân chủ,xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với cộng đồng,giữa xã hội với tự nhiên và tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện,trong các phương tiện ,công cụ chuyển tải nội dung.

- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm : những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng và dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, đó là : lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-tổ quốc, đó là lòng nhân ái khoan dung trong tình nghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo với những đặc trưng, sắc thái, thể hiện cốt cách dân tộc Việt.

Câu 27 :Vì sao trong thời kỳ quá độ và trong CNXH tôn giáo vẫn tồn tại ?Liên hệ với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ?

* Khái niệm tôn giáo : Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.

* Trong tiến trình xây dựng CNXH và trong CNXH tôn giáo vẫn tồn tại do các nguyên nhân sau :

- Nguyên nhân nhận thức :

+ Trong tiến trình xây dựng CNXH và trong chế độ XHCN trình độ dân trí của một bộ phận còn hạn chế.

+ Nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được.

- Nguyên nhân tâm lý :Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loài người và ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dân.

- Nguyên nhân kinh tế :Trong chủ nghĩa xã hội nhất là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ còn tồn tại nền kinh nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.Con người chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên,may rủi.Điều đó đã làm cho con người có tâm lý thụ động cầu mong vào lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân chính trị-xã hội :

+ Trong các nguyên tắc tôn giáo có nhiều điểm còn phù hợp với CNXH,với chủ trương đường lối,với chính sách của nhà nước-XH.

+ Dưới CNXH,tôn giáo có khả năng tự biến đổi để thích nghi theo xu hướng « đồng hành cùng dân tộc »,sống « tốt đời,đẹp đạo », « sống phúc âm trong lòng dân tộc »...

+ Các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ mưu đồ chính trị của chúng.

+ Những cuộc chiến tranh cục bộ,xung đột dân tộc,sắc tộc,khủng bố,bệnh tật,đói nghèo...là điều kiện thuận cho tôn giáo tồn tại.

- Nguyên nhân văn hóa :

+ Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân.Vì vậy,việc kế thừa,bảo tồn và phát huy văn hóa của nhân loại,trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.

+ Tín ngưỡng tôn giáo có liên quan đến tình cảm,tư tưởng của một bộ phận dân cư nên sự tồn tại của nó trong thời kỳ quá độ như một hiện tượng xã hội khách quan.

* Liên hệ với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay :

- Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng một mặt dựa trên quan điểm cơ bản của học thuyết Mac-LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng,tôn giáo ;mặc khác căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng,tôn giáo ở Việt Nam.Tư tưởng nhất quán xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của nhân dân,tinh thần đó được Đảng và Nhà nước ta thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã ghi rõ : « tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân ».

- Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người ,là một trong những quyền công dân ,quyền chính đáng của con người.Vì vậy,Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng,tôn giáo khác nhau,tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo, nào mong muốn cho người

dân theo tôn giáo được « phần hồn thong dong,phần xác ấm no ».

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống « tốt đời,đẹp đạo »,tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội,giữ vững ổn định về chính trị,trật tự và an toàn xã hội.

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ,chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước.

Câu 28 :Trình bày những đặc trưng của nền dân chủ XHCN ? Theo anh(chị) việc phát huy nền dân chủ trong trường đại học được thực hiện như thế nào?

* Dân chủ được hiểu với tư cách là quyền lực của nhân dân.

* Những đặc trưng của nền dân chủ XHCN :

- Một là,với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,dân chủ XHCN bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân.Nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính Đảng của nó.

- Hai là,dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.

- Ba là,trên cơ sở là sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội.

- Bốn là,nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là một nền dân chủ mang tính giai cấp,không dân chủ với bọn chống lại giai cấp nhân dân ,đi ngược lại lợi ích nhân dân.

* Việc phát huy nền dân chủ ở trường đại học được thực hiện :

+ Nhận thức đúng đắn chủ trương,đường lối,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của nhà trường :Đảng ủy-Ban Giám hiệu cần tổ chức Hội nghị nghiên cứu quán triệt Nghị quyết TW 6,TW 7...

+ Công khai các khoảng đóng góp của người học,việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu,chi,quyết toán theo quy định hiện hành.

+ Việc tổ chức các hình thức tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp đối với người phụ trách trong nhà trường nhằm nắm bắt được tâm tư,nguyện vọng của cán bộ,viên chức và của sinh viên.

+ Giải quyết các chế độ,quyền lợi,đời sống vật chất,tinh thần cho nhà giáo,cán bộ công chức,cho người học.

+ Việc giải quyết đơn thư khiếu nại,tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo.

+ Tạo điều kiện về mọi mặt để cán bộ viên chức tự học,bồi dưỡng,nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ,năng lực giảng dạy...đáp ứng nhu cầu đổi mới ngành,thực hiện tốt nhiệm vụ được giao ;qua đó giúp sinh viên tích cực học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình.

+ Cần có biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc,thực hành tiết kiệm,chống lãng phí,chống tham nhũng quan liêu,phiền hà,sách nhiễu nhân dân và sinh viên.

+ Thực hiện thi tuyển dụng,thi nâng ngạch công chức,nâng bậc lương ,thuyên chuyển,điều động,đề bạt,khen thưởng,kỷ luật đối với các cá nhân có thành tích tốt.

+ Dân chủ phải được thực hiện theo trên các nguyên tắc,phương pháp không thể dân chủ một cách bừa bãi.

Câu 29 :Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-LeNin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ?Liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay ?

* Dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người từ thấp đến cao :thị tộc,bộ lạc,bộ tộc và dân tộc.

* Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-LêNin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc :

+ Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc,không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ,ở trình độ phát triển cao hay thấp đều có trình độ ngang nhau.Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau,không một dân tộc nào được giữ đặt quyền đặt lợi về kinh tế,chính trị,văn hóa.

+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải thực hiện trong thực tế,trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế văn hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

+ Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc,mỗi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế,quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,chủ nghĩa Sô Vanh chống sự bóc lột của các nước tư bản đối với các nước chậm phát triển.

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN 2 (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w