Tủ ATS kết hợp phân phối

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THIẾT KẾ LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP (Trang 26)

• Chức năng: trong trường hợp xảy ra sự cố như: mất pha, quá áp, mất

điện, mất trung tính,… thì tủ chuyển nguồn có chức năng chuyển tải nguồn sang nguồn điện dự phịng.

• Ứng dụng: khơng chỉ các khu công nghiệp, nhà xưởng, nhà máy sản

xuất mà các trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, cảng,… cũng đặc biệt cần có tủ điện chuyển đổi nguồn để nguồn điện được cung cấp liên tục, khơng gián đoạn.

➢ Tủ điện phịng cháy chữa cháy

Tủ điện cứu hỏa hay còn gọi là tủ điện điều khiển máy bơm chữa cháy thường được sử dụng nhiều trong hệ thống PCCC vì nó đảm bảo sự an tồn cũng như hiệu quả trong suốt quá trình vận hành máy bơm nước.

• Tủ điện điều khiển bơm chữa cháy được thiết kế có hai chế độ vận

hành:

- Chế độ bằng tay (MANUAL): Bật tắt bằng các nút nhấn ON/OFF ở cánh tủ. Chế độ này chạy khi chạy thử, kiểm tra bơm.

- Chế độ tự động (AUTO): Là chế độ hoạt động thường xuyên của tủ. Đầu tiên, tủ sẽ tự động vận hành bơm bù áp nếu như hệ thống phòng cháy chữa cháy bị rò rỉ nước. Thứ hai, khi báo cháy, tủ điện phòng cháy chữa cháy sẽ tự động vận hành bơm điện. Thứ ba, tủ điện tự động vận hành bơm xăng, mở vòi cứu hỏa. Cuối cùng, tủ điện này có cơ chế tự động sạc và thơng báo tình trạng ắc quy hiện tại cho người sử dụng.

• Ứng dụng: hiện nay việc PCCC trong các khu sản xuất, nhà kho hàng

hóa hay các khu chung cư, nhà cao tầng là hệ thống đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Việc thiết kế cơ sở hạ tầng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy khơng chỉ để bảo vệ tính mạng con người, tài sản mà còn là để hạn chế thiệt hại do sự cố hỏa hoạn gây ra.

➢ Tủ điện tổng MSB

Tủ điện tổng MSB (Main Distribution Switchboard) là tủ điện phân phối đầu vào cho tồn bộ hệ thống điện hạ thế của một cơng trình có chức năng đóng cắt ngắn mạch, bảo vệ hệ thống điện phụ tải khác trong một cơng trình. Do đó, đây là yếu tố quan trọng nhất trong mạng lưới phân phối điện hạ

thế. Các loại tủ điện MSB hiện nay của công ty có thể thiết kế, sản xuất theo yêu cầu toàn bộ dải sản phẩm tủ điện phân phối tổng từ 500A đến 6300A.

Hình 2.8: Tủ MSB 1000A

• Đặc điểm tủ điện MSB:

- Tủ điện phân phối tổng (MSB) được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện tổng MSB do được thiết kế module hoá, gồm nhiều ngăn, mỗi ngăn theo một chức năng riêng biệt như : ngăn chứa ACB hoặc MCCB tổng, ngăn chứa MCCB tải, ngăn chứa thanh đồng, ngăn đo đếm chống tổn thất…

- Tủ điện MSB có thể được thiết kế để kéo ra kéo vào được, để vận hành thuận lợi và an tồn nhất. Do đó có thể thay thế thiết bị nhanh chóng mà khơng cần phải ngắt nguồn điện.

• Cấu tạo tủ MSB:

- Vỏ tủ điện sơn tĩnh điện hoặc vỏ tủ thép không gỉ

- Thiết bị đóng cắt tổng MCCB hoặc ACB lên đến 6300A - Thiết bị bảo vệ quá dòng, chạm đất, quá áp thấp áp

- Thiết bị đo lường, giám sát điện năng (Theo yêu cầu khách hàng) có thể tích hợp được trong hệ thống BMS

- Hệ thống busbar đồng, phân phối đến các MCCB/ACB nhánh.

- Kích thước: chiều cao từ 1000 – 2200mm, chiều rộng 400 - 1200mm, chiều sâu 300 – 1200mm. Thiết kế module cho hệ phân phối lớn.

• Ứng dụng tủ điện tổng MSB: Tủ điện phân phối tổng MSB được sử

dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ phân phối MSB thường được lắp đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB). Hiện nay, được sử dụng lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng cho các cơng trình cơng nghiệp như nhà máy, nhà xưởng công nghiệp, các trung tâm thương mại, cao ốc, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay.

2.5. Kết quả thực hiện cơng việc được giao trong q trình thực tập

Trong quá trình thực tập, em đã tìm hiểu và thực hiện được quy trình lắp ráp tủ điện cơng nghiệp của cơng ty bao gồm các bước sau đây:

• Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện

- Việc đọc hiểu bản vẽ là yếu tố hết sức quan trọng, khi đọc hiểu được bản vẽ thì mới biết được mục đích cơng việc cần làm cho mỗi tủ điện. Biết làm gì trước, làm gì sau cho hợp lý và hiệu quả công việc nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư tủ điện xem các thiết bị trên bản vẽ có thiếu thừa gì so với danh sách vật tư không. Phản hồi lại với người quản lý cấp trên, để có phương án nhập thêm vật tư hoặc chỉnh sửa thiết kế.

• Bước 2: Gia cơng, lắp thanh cái đồng

- Với các tủ điện phân phối có dịng định mức của át tổng nhỏ hơn 50A thì các át nhánh sẽ được kết nối với át tổng bằng dây dẫn,... Các tủ điện có dịng điện át tổng từ 100A trở lên thông thường sẽ được kết nối bằng thanh cái đồng.

- Phần lắp ráp thanh đồng và dây điện động lực là khâu vô cùng quan trọng. Nếu siết các điểm nối khơng chặt hay bóp cốt lỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng truyền và dẫn điện, lâu dài sẽ bị chập, cháy, hỏng thiết bị.

• Gia cơng thanh cái đồng theo bản vẽ sản xuất đồng gồm các bước sau:

- Bước 1: Cắt phơi đồng cho đúng kích thước và chiều dài phôi đồng. - Bước 2: Đột lỗ trên các thanh cái đồng theo bản vẽ

- Bước 3: Uốn thanh cái đồng

- Bước 4: Mạ thanh cái đồng để chống oxi hóa đồng và tăng khả năng dẫn điện, thông thường đồng mạ bằng thiếc. Tốt hơn thì mạ bằng niken. Cao cấp thì mạ bằng bạc

- Bước 5: Bọc co nhiệt PVC hoặc sơn epoxy để phân biệt màu.

Hình 2.9: Máy gia cơng thanh cái đồng

• Lắp thanh cái đồng:

- Lắp các thanh cái chính trước

- Siết chặt lại bulong và ecu (mỗi bộ bu lông, ecu gồm để bắt thanh cái đồng gồm: 1 bu lông + 2 long đen phẳng + 1 long đen vênh + 1 ecu).

- Kiểm tra lại các điểm xiết ốc và đánh dấu đã kiểm tra.

Hình 2.10: Lắp đặt thanh cái đồng

• Bước 3: Gá lắp thiết bị lên tủ điện

- Thiết bị để lắp tủ điện sẽ được bộ phận kho của công ty cung cấp.

- Vỏ tủ điện bên lắp ráp cơ khí sẽ chuyển sang xưởng điện để lắp thiết bị

điện và đấu nối.

Hình 2.11: Vỏ tủ điện sau khi được lắp ráp chuyển sang xưởng điện

• Sau khi được bộ phận kho cung cấp đủ vật tư, tiến hành gá lắp thiết bị:

- Lắp máng điện: máng điện cắt theo kích thước trên bản vẽ và bắn theo vị trí trên bản vẽ bố trí thiết bị. Ở panel thơng thường sẽ có lỗ đột dấu ở cơng

đoạn sản xuất vỏ tủ bằng máy CNC để lắp máng theo các đường dấu có sẵn, sẽ tiết kiệm thời gian cho việc gá lắp

- Lắp các thiết bị động lực: Các thiết bị động lực thường được gá lắp bằng bulong. Các điểm gá lắp sẽ được đột lỗ phù hợp để gá thiết bị

- Lắp các thiết bị điều khiển: Các thiết bị điều khiển thông thường là gá trên thanh ray cài. Ray cài được bắn vào panel tủ điện bằng vít tự khoan, hoặc đinh rút.

- Lắp thiết bị cánh tủ điện: đèn báo, nút nhấn, chuyển mạch, còi báo, HMI, đồng hồ Volt, Ampe, … Các thiết bị ở cánh tủ thông thường sẽ được đột trước lỗ gá lắp thiết bị. Tuy nhiên có các tủ điện dùng vỏ tủ có sẵn thì cần khoét lỗ bằng máy khoan có lắp đầu mũi khoét phi 22, 25, 30; dùng máy cắt để cắt các lỗ cắt hình vng hay chữ nhật.

- Lắp đặt vật tư khác: quạt gió, cơng tắc hành trình, đèn chiếu sáng tủ điện,…

• Bước 4: In ống lồng đầu cốt, dán tên nhãn thiết bị trong tủ

Để tiện cho công việc đấu nối diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, cần phải in ống lồng cho dây dẫn để ghi chú số thứ tự, quy cách dây dẫn. Ngồi ra việc này sẽ giúp cho q trình sửa chữa, bảo hành, bảo trì sau này được dễ dàng và thuận lợi hơn. Các lưu ý khi in ống lồng và nhãn thiết bị:

- Sử dụng kích cỡ ống lồng phù hợp với tiết diện dây - Sử dụng loại ống phù hợp: ống mềm, ống cứng vừa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lựa chọn chiều dài ống phù hợp với nội dung ghi trên ống - Lựa chọn size chữ và font chữ phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật - Lựa chọn màu nhãn dán phù hợp với màu sắc thiết bị

Hình 2.13: Ống lồng đầu cốt

• Bước 5: Đấu nối tủ điện công nghiệp

- Đấu nối dây giữa các thiết bị cần được kết nối một cách chính xác và khoa học.

- Có sự phân biệt rõ ràng giữa màu của các phase, có đầu số ghi cầu đấu chi tiết giúp việc sửa chữa và bảo trì sau này dễ dàng.

- Mạch điều khiển và mạch động lực cần đi xa nhau tránh hiện tượng bị nhiễu tín hiệu đối với các cảm biến.

- Đối với các dây đấu nối tín hiệu cần mua loại có vỏ bọc chống nhiễu tốt.

Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện (áp dụng cho dây đồng mềm Cu/PVC) Tiết diện dây dẫn

(mm2)

Dòng điện làm việc (A)

Thấp Cao 1.5 0 5 2.5 6 10 4.0 11 16 6.0 17 24 10 25 40 16 41 64 25 65 100 35 101 140

(Nguồn: Phịng Kỹ thuật Cơng ty TNHH tự động hóa và ...)

• Bước 6: Kiểm tra nguội tủ điện sau khi lắp ráp

Việc này nhằm hạn chế tối đa và triệt để các nhầm lẫn, sai sót rủi ro có thể xảy ra trong q trình đấu nối thiết bị. Từ đó khắc phục triệt để trước khi tiến hành đóng điện kiểm tra. Quy trình kiểm tra nguội tủ điện:

- Kiểm tra lắp ráp đấu nối phần động lực và điều khiển

- Kiểm tra thiết bị đóng cắt đã đấu đúng sơ đồ nguyên lý chưa

- Kiểm tra độ chặt của các điểm đấu nối cơ khí và điện, các điểm kết nối cần đánh dấu bằng bút dấu

- Kiểm tra nhãn mác thiết bị, kiểm tra và loại bỏ các dụng cụ còn để trong tủ điện

- Đo cách điện giữa các pha, giữa các pha với tiếp địa bằng đồng hồ vạn năng

- Tiến hành đo thơng mạch giữa các điểm có trong bản vẽ

• Bước 7: Cấp điện chạy thử không tải

- Sử dụng dây 4 lõi cho tủ 3 pha, và 2 lõi cho tủ 1 pha kết hợp CB chống giật để cấp điện chạy thử.

- Kiểm tra điện áp đầu vào đã ổn định chưa: 3 pha 4 dây điện áp dây trong khoảng 380-400VAC, điện áp pha trong khoảng 220-240VAC.

- Đo điện áp ngõ ra các bộ nguồn 24VDC, 48VDC.

- Kiểm tra cài đặt thông số kĩ thuật liên quan đến relay nhiệt, biến tần, PLC, timer.

- Kiểm tra chạy thử các chế độ theo đúng yêu cầu thiết kế.

• Bước 8: Vệ sinh tủ điện và đóng gói tủ điện

- Sau khi trải qua hết các công đoạn trên sẽ cần vệ sinh tủ điện bằng máy hút bụi. Đảm bảo tủ điện không bị mạt sắt hoặc bụi bẩn

- Tiến hành đóng gói tủ điện, các bộ phận dễ vỡ như màn hình cảm ứng, đồng hồ đo điện cần được bao bọc chống va đập trước khi vận chuyển đến khách hàng.

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau một thời gian thực tập tại Cơng ty TNHH tự động hóa và ..., em đã được công ty tạo điều kiện làm việc thực tế tại xưởng sản xuất. Trong quá trình thực tập em đã tiếp thu học hỏi được nhiều kiến thức mới:

Học được tác phong làm việc chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, các kĩ năng đảm bảo an toàn lao động khi làm việc trong môi trường công nghiệp. Học được kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần đồn kết giữa các thành viên trong công ty.

Nắm bắt và hiểu được quy trình lắp đặt một tủ điện công nghiệp, biết được nguyên lí hoạt động của các thiết bị điện, dùng trong tủ điện công nghiệp.

Tiếp cận các thiết bị điều khiển tự động hóa, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa vào thực tế.

Học được các quy tắc trong sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị điện, tự động hóa.

3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra

Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn tại nơi thực tập: Những kiến thức trên sách vở đôi khi khá trừu tượng đối với em và trong quá trình học em chưa thể hiểu hết được, đó là kiến thức trên sách. Chỉ có áp dụng vào thực tế, mắt thấy, tai nghe và được giảng giải, có như vậy thì thì em mới hiểu, mới nhớ lâu, đó là kiến thức của mình. Việc thực tập sẽ giúp em đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu và khơng cịn bỡ ngỡ khi đi xin việc sau khi ra trường.

Khi đi thực tập là em đã bước chân vào một môi trường làm việc thật sự. Thông qua sự giao tiếp với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng em sẽ dần hoàn thiện kỹ năng mềm của chính bản thân.

3.3. Ảnh hưởng của mức độ tự động hóa đến sản xuất của cơng ty

Nhờ việc áp dụng nhiều máy móc tự động mà cơng ty đã đạt được thành công trong hoạt động sản xuất các sản phẩm của mình. Qua đó cho ta thấy vai trò vơ cùng to lớn của mức độ tự động hóa trong sản xuất của cơng ty: giúp tăng năng suất qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ trên thị trường. Tạo sự linh hoạt tối đa trong sản xuất do máy móc tự động có thể lập trình để làm việc. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nhân cơng, giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi xuống mức tối thiểu.

3.4. Sự cần thiết đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp nơi thực tập nơi thực tập

Đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp giúp ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho doanh nghiệp cả về doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời giúp khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài thường nản lịng khi khơng có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đủ mạnh ở nước sở tại, họ khơng có động lực để sáng tạo và cũng không muốn đem công nghệ mới hoặc nghiên cứu phát triển cơng nghệ ở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật cơng nghệ.

3.5. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của doanh nghiệp

Trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển, thì việc áp dụng các tiến bộ đó vào sản xuất là một điều kiện tất yếu. Vì vậy, cần sắp xếp lực lượng lao động hợp lí trong cơng ty, tích cực tổ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THIẾT KẾ LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP (Trang 26)