Kiến thức của phụ huynh, người chăm sóc trẻ đạt mức 29,8% tổng số đối tượng có kiến thức đạt vào ngày đầu tiên vào viện, sau quá trình điều trị tại bệnh viện, số đối tượng có kiến thức đạt tăng lên gần 100%.
Tỷ lệ người chăm sóc bệnh nhi có thực hành đúng khi vào viện là 34%, tỷ lệ này khi bệnh nhi ra viện tăng lên là 97,7%, chỉ có 2,3% người chăm sóc trẻ vẫn chưa có thực hành đạt yêu cầu theo quan sát của nghiên cứu.
Các đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, nơi sinh sống và được tuyên truyền các kiến thức về bệnh có liên quan đến kiến thức cũng như thực hành của người chăm sóc bệnh nhi mắc sởi.
3. Có một sớ ́u tố tác động đến kiến thức và thực hành của người chăm sóc.
Nhóm đối tượng người chăm sóc trẻ có độ tuổi trên 30 tuổi có kiến thức đúng về bệnh sởi là 38,1% cao hơn gấp 1,55 lần so với nhóm có độ tuổi từ 30 trở xuống với 25,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nhóm đối tượng phụ huynh sống ở thành thị có tỷ lệ thực hành đúng là 38,6% cao hơn gấp 1,5 lần so với tỷ lệ 26,7% của nhóm sống ở nơng thơn, sự khác biệt là có ý nghĩa với p<0,05.
Nhóm đối tượng đã được nghe thơng tin về bệnh sởi có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn gấp 11,1 lần so với nhóm chưa từng được nghe, tỷ lệ thực hành đạt của nhóm có nghe thơng tin về bệnh cao gấp 4,2 lần so với nhóm cịn lại, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
KHUYẾN NGHỊ
Qua những kết quả thu được từ nghiên cứu này, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người dân về cách phòng chống bệnh sởi, nâng cao ý thức thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho con em khi đến tuổi.
2. Cần nâng cao hiểu biết cho người chăm sóc trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm, cách ly trẻ để khơng để bệnh lây lan và học được cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh đúng cách.